Với chủ đề Ngày thế giới không khói thuốc lá năm 2018 là “Thuốc lá và bệnh tim mạch”, đại diện Bộ Y tế, Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam… đã đưa đến những thông số đáng giật mình, khi tỷ lệ gây bệnh và tử vong của các bệnh như tim mạch, tắc nghẽn phổi mạn tính, xơ vữa động mạch… phần lớn nguyên nhân từ tác hại của thuốc lá. Nạn dịch thuốc lá toàn cầu hiện đang giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm. Thuốc lá đã gây ra bệnh tật và khiến cho khoảng 40.000 người tại Việt Nam tử vong mỗi năm.
Cùng hưởng ứng với những hành động của Việt Nam về Ngày Thế giới không thuốc lá, ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết: Theo thống kê, hiện tỷ lệ hút thuốc lá của nam giới trưởng thành tại Việt Nam chiếm khoảng 45%. Với những quyết sách của Chính phủ Việt Nam cũng như các bộ, ngành liên quan, đang phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành tại Việt Nam giảm xuống còn 39%.
Để đạt được chỉ tiêu nêu trên, các ngành chức năng cần quy định cụ thể về môi trường không khói thuốc; tăng thuế đối với thuốc lá cao hơn nữa; đẩy mạnh tuyên truyền đến đông đảo quần chúng nhân dân biết tác hại to lớn của thuốc lá… Bên cạnh đó, kêu gọi cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị có quy định về cấm hút thuốc cũng như có biện pháp quản lý đối với người hút thuốc, nhất là nơi công cộng. Tổ chức Y tế thế giới cam kết luôn đồng hành cùng với Việt Nam trong nỗ lực điều giảm tỷ lệ hút thuốc đến mức thấp nhất.
Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Mỗi năm người Việt Nam chi khoảng 31.000 tỷ đồng cho việc mua thuốc lá.
Cùng hưởng ứng với những hành động của Việt Nam về Ngày Thế giới không thuốc lá, ông Kidong Park, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết: Theo thống kê, hiện tỷ lệ hút thuốc lá của nam giới trưởng thành tại Việt Nam chiếm khoảng 45%. Với những quyết sách của Chính phủ Việt Nam cũng như các bộ, ngành liên quan, đang phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành tại Việt Nam giảm xuống còn 39%.
Để đạt được chỉ tiêu nêu trên, các ngành chức năng cần quy định cụ thể về môi trường không khói thuốc; tăng thuế đối với thuốc lá cao hơn nữa; đẩy mạnh tuyên truyền đến đông đảo quần chúng nhân dân biết tác hại to lớn của thuốc lá… Bên cạnh đó, kêu gọi cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị có quy định về cấm hút thuốc cũng như có biện pháp quản lý đối với người hút thuốc, nhất là nơi công cộng. Tổ chức Y tế thế giới cam kết luôn đồng hành cùng với Việt Nam trong nỗ lực điều giảm tỷ lệ hút thuốc đến mức thấp nhất.
Theo điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá (GATS 2015), Việt Nam nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Mỗi năm người Việt Nam chi khoảng 31.000 tỷ đồng cho việc mua thuốc lá.