Miễn kiểm tra đối với 9 nhóm thực phẩm theo Nghị định 15/CP: Còn nhiều vướng mắc

Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm do Chính phủ ban hành đã có hiệu lực từ ngày 2-2-2018.
Với nghị định này, dự kiến có khoảng 95% lô hàng thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành. Thời gian kiểm tra thông thường cũng được rút ngắn từ 7 ngày còn 3 ngày. Thời gian kiểm tra chặt được rút ngắn từ 10 ngày còn 7 ngày. Điều này giúp tiết kiệm được khoảng 7 triệu ngày công và khoảng 3.000 tỷ đồng, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, sau thời gian ngắn triển khai nghị định trên đã phát sinh một số vấn đề không ổn. 
Miễn kiểm tra đối với 9 nhóm thực phẩm theo Nghị định 15/CP: Còn nhiều vướng mắc ảnh 1                                        Thịt bò nhập khẩu bán tại AEON. Ảnh: THÀNH TRÍ
 Chỉ kiểm tra tối đa 5% tổng số hồ sơ nhập khẩu
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trước đây 100% mặt hàng thực phẩm nhập khẩu khi thông quan đều phải kiểm tra chuyên ngành, thì nay mở rộng diện không cần kiểm tra. Chẳng hạn, các sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; sản phẩm tạm nhập để bán tại các cửa hàng miễn thuế; hay sản phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công nội bộ trong cơ sở…
Nhưng với nội dung của Nghị định 15, việc kiểm tra về an toàn thực phẩm (ATTP) nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức, với phương thức kiểm tra giảm, chỉ kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
Phương pháp kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây: lô hàng đã được xác nhận đạt yêu cầu về ATTP bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra ATTP mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; DN có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường; được sản xuất tại cơ sở có áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
Còn kiểm tra thông thường áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định. Phương thức kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây: lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó; lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có); có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương, UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, Nghị định 15 quy định các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bao gồm sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyển đi; thực phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế; sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao; sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân liên quan; thực phẩm nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm; sản phẩm, nguyên liệu nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân và không tiêu thụ tại thị trường trong nước; sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế và hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo tính toán, nếu triển khai đúng tinh thần của Nghị định 15, có 95% lô hàng thực phẩm nhập khẩu sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành. Điều này giúp các cơ quan quản lý cũng như DN tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí.  
Miễn nhưng vẫn vướng!
Theo Cục Hải quan TPHCM, ngay sau khi Nghị định 15 được ban hành, Cục Hải quan TPHCM đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị hải quan trực thuộc nghiên cứu, phổ biến những quy định mới về kiểm tra ATTP đến toàn bộ cán bộ công chức tại đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại các cửa khẩu đã phát sinh vướng mắc. 
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định các sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu, nhưng lại không quy định rõ khi làm thủ tục hải quan, DN phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan bản sao (hoặc bản chính) “Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm”. 
Cơ quan này cho rằng, nếu không quy định rõ điều này thì khi thực hiện sẽ không thống nhất và gặp phản ứng của DN. Mặt khác, hiện hải quan chưa có cơ sở dữ liệu về những sản phẩm đã được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Trong khi đó, theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP, tất cả đối tượng kiểm tra đều phải công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp với quy định ATTP và đăng ký bản công bố này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục ATTP và được cơ quan này tiếp nhận (đóng dấu tiếp nhận trên bản hồ sơ công bố). Những hồ sơ công bố này vẫn có giá trị sử dụng nếu còn hiệu lực theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. 
Mới đây, trong công văn của Bộ Tài chính gửi các bộ: Tư pháp, Y tế, Công thương, NN-PTNT đề nghị làm rõ quy định tại khoản 2 Điều 13, Nghị định 15. Cụ thể, sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu trong định mức miễn thuế hay không giới hạn về định mức được miễn kiểm tra ATTP. 
Theo Bộ Tài chính, để tránh bị lợi dụng và phù hợp với quy định trước đây tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP cũng như quy định về miễn một số nội dung ghi nhãn bắt buộc tại Điều 25 Nghị định 15, cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn kiểm tra nhà nước về ATTP đối với sản phẩm mang theo người nhập cảnh trong định mức miễn thuế theo quy định của Chính phủ.
Liên quan đến khoản 3 Điều 13 Nghị định 15, quy định sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu, Bộ Tài chính cho rằng, quy định này hẹp hơn so với quy định trước đây tại Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP (quy định việc miễn kiểm tra nhà nước về ATTP không phân biệt đối tượng ưu đãi miễn trừ là tổ chức hay cá nhân). Đồng thời, quy định này không phù hợp với thực tế phát sinh trong trường hợp các cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sự quán) nhập khẩu hàng hóa để phục vụ hoạt động của cơ quan.
Như vậy, những trường hợp này có xem như được miễn kiểm tra theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 15 hay không? Nếu chấp nhận miễn kiểm tra thì không phù hợp với Điều 6 của chính nghị định này vì chỉ các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm mới cần phải đăng ký công bố sản phẩm với cơ quan chức năng và như thế chỉ có những sản phẩm này mới được miễn kiểm tra theo khoản 1 Điều 13.   
Trước tình hình này, để tạo thuận lợi cho DN, Cục Hải quan TPHCM đề xuất, DN nộp cho cơ quan hải quan bản giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (có xác nhận của DN) để được miễn kiểm tra nhà nước về ATTP nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 15. Trường hợp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì DN không phải nộp bản giấy cho hải quan.
Đồng thời, chấp nhận miễn kiểm tra đối với các sản phẩm theo Điều 6 Nghị định 15 nhưng hồ sơ công bố đã được Cục ATTP tiếp nhận theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP còn hiệu lực.  
Về quy định áp dụng phương thức kiểm tra giảm, Cục Hải quan TPHCM đề xuất các cơ quan chức năng sớm hướng dẫn xác định đối tượng thuộc loại kiểm tra giảm. Đồng thời, cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, mẫu giấy chứng nhận quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 Nghị định 15 để cơ quan này có cơ sở đối chiếu, kiểm tra trong quá trình thực thi. 
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, sẽ không khả thi nếu kiểm tra ATTP đối với thực phẩm trưng bày tại hội chợ, triển lãm, bởi vì số lượng nhập khẩu ít, nhiều chủng loại (có trường hợp nhập khẩu hàng trăm loại khác nhau) và là những hàng hóa chưa có chuẩn kiểm tra; việc kiểm tra sẽ gặp khó khăn, mất nhiều thời gian và chủ yếu mang tính cảm quan.
Theo các cơ quan chức năng, để Nghị định 15 đi vào cuộc sống, cần sớm ban hành văn bản hướng cụ thể, chi tiết hơn để tiết kiệm thời gian và tránh phiền hà cho DN.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng

Từ 2-4, TPHCM triển khai bình ổn giá nhiều mặt hàng

Ngày 1-4, Sở Tài chính TPHCM công bố giá bán các mặt hàng thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường năm 2022 và Tết Quý mão 2023, chính thức áp dụng từ ngày mai 2-4. Ngoài một số mặt hàng (trứng gia cầm, thịt gia cầm…) tăng giá bán, thì nhóm hàng gạo, thịt heo, đường… vẫn giữ mức giá bán như cũ so với chương trình bình ổn thị trường năm 2021.

Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định

Giá thực phẩm tại ĐBSCL ổn định

Trong nhiều tuần trở lại đây, giá cả các loại thực phẩm như thịt heo, cá, gia cầm… tại các tỉnh khu vực ĐBSCL như Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang… vẫn giữ ổn định, chưa bị tác động nhiều từ giá xăng dầu.
Nhờ liên kết, đầu tư máy móc, nhiều công ty của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể sản xuất ra sản phẩm chế biến sâu từ cao su

Phát triển nền nông nghiệp bền vững

Tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông nghiệp trong 5 năm ước đạt 2,62%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trên 190 tỷ USD, riêng năm 2020 đạt hơn 41 tỷ USD. Để trở thành cường quốc xuất khẩu nông nghiệp, thời gian tới, Bộ NN-PTNT tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt nhằm thúc đẩy phát triển, cơ cấu lại ngành từ tổ chức lại sản xuất theo chuỗi và cơ cấu lại sản xuất, tập trung phát triển công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty APT, TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Đăng ký số FDA: Chìa khóa để xuất khẩu thực phẩm vào Mỹ

Việt Nam xếp thứ 6 trên thế giới và thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc và Nhật Bản) về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ trong năm 2020. Nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu phục hồi, sẽ mở ra tiềm năng lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.  
TPHCM mở rộng quy mô giao dịch thương mại điện tử

TPHCM mở rộng quy mô giao dịch thương mại điện tử

Quyết định số 4328 của UBND TPHCM về phê duyệt Đề án Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng năm đến 2030 cho thấy, mục tiêu tổng quát là tập trung phát triển thương mại di động (mobile commerce) và mở rộng quy mô giao dịch TMĐT trong thị trường nội địa. Giai đoạn 2026 - 2030, TP cần tập trung nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp TMĐT Việt Nam (trên địa bàn) mở rộng quy mô kinh doanh ra thị trường quốc tế.
Công nghệ mới tiếp sức mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Công nghệ mới tiếp sức mạnh mẽ cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số là một trong những xu hướng phát triển chung của hầu hết các doanh nghiệp (DN) trên thế giới trong thời đại công nghệ 4.0. Tại Việt Nam, công nghệ số đã được nhiều DN đưa vào hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. 
Giảm phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Giảm phí logistics, tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang nhiều quốc gia, trung bình mỗi năm đạt hơn 3 tỷ USD. Thế nhưng, nông sản Việt chưa phát huy được thế mạnh để cạnh tranh với nhiều quốc gia khác do chi phí logistics còn cao. Để giảm chi phí, mỗi vùng sản xuất cần xây dựng trung tâm logistics để tăng năng lực cạnh tranh, nâng chất lượng sản phẩm.
Xây dựng vùng nguyên liệu nông sản minh bạch

Xây dựng vùng nguyên liệu nông sản minh bạch

Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT) vừa tiến hành đại hội nhiệm kỳ II (2021-2026). Đại hội đã bầu Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh giữ chức Chủ tịch AFT và các Phó chủ tịch gồm Tiến sĩ Trần Thị Dung, ông Nguyễn Văn Thứ (CEO Công ty CP GC Food), ông Nguyễn Tuấn Khởi (Chủ tịch Công ty Doanh nghiệp xã hội Food Share).
Bệ đỡ cho hàng Việt

Bệ đỡ cho hàng Việt

Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ phê duyệt. 
Người tiêu dùng mua thủy sản khuyến mãi tại một siêu thị ở TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021

Bộ Công thương vừa ban hành kế hoạch tổ chức “Tháng khuyến mãi tập trung quốc gia 2021 - Vietnam Grand Sale 2021” nhằm kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng bước khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.