Hội thảo “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức đã diễn ra ngày 28-4 tại Hà Nội. Một lần nữa, vấn đề làm thế nào để báo chí tham gia hiệu quả nhất vào công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng lại được đặt ra.
Nhiều khía cạnh về vai trò, phương pháp đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng của báo chí đã được mổ xẻ. PGS-TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng, để phát huy hiệu quả báo chí chống tham nhũng và bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong đấu tranh chống tham nhũng thì ngoài sự hỗ trợ của Mặt trận, Hội Nhà báo, không thể không nói đến vai trò của giới luật sư. “Từ vụ Đồng Tâm mới đây cũng như nhiều vụ việc trong thời gian qua cho thấy, sự phối hợp của báo giới và giới luật sư ngày càng gia tăng và hiệu quả. Thế nhưng, sự kết hợp này đang chủ yếu thông qua mạng xã hội, tức là chưa có sự kết nối tự giác, chặt chẽ trên phạm vi lớn hơn, hệ thống hơn. Hội Nhà báo, Mặt trận cần tổ chức, kết nối lực lượng, khơi dậy ý chí và thúc đẩy thái độ trách nhiệm của báo giới và giới luật sư trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực”, ông Dững nêu vấn đề.
Ở khía cạnh những người làm báo, nhà báo Phùng Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong nêu thực tế kết quả đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng của báo chí chưa như mong muốn bởi vẫn còn đó những rào cản, trở ngại, nhất là hành lang pháp lý bảo vệ chưa vững chắc nên bộ phận người làm báo vẫn còn tâm lý dè dặt, e ngại khi tiến hành điều tra, viết bài phản ánh về tham nhũng, tiêu cực. Nhiều nhà báo chỉ vì mạnh mẽ trong chống tham nhũng, tiêu cực mà bị “trù dập”, bị cô lập, “cô đơn”… Nhiều vụ việc nhà báo đi điều tra, tác nghiệp đã bị các đối tượng dọa nạt, cản trở, thậm chí hành hung. Tuy nhiên do không phải là người thi hành công vụ nên những vụ việc trên chỉ bị xử lý hành chính. “Khi xảy ra các vụ việc hành hung báo chí, đề nghị các cơ quan, tổ chức đơn vị như MTTQ, Hội Nhà báo, cơ quan chủ quản báo chí, Bộ TT-TT, Ban Tuyên giáo… cần chủ động vào cuộc để bảo vệ nhà báo và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối tượng vi phạm”, nhà báo Phùng Sưởng đề xuất.
Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương đánh giá, báo chí với nỗ lực của mình hỗ trợ rất lớn cho cuộc đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy báo chí cũng tạo áp lực không cần thiết cho hoạt động tố tụng, nhất là phán quyết của tòa án. Nhiều vụ án đang điều tra nhưng báo chí dẫn lời các luật sư gần như đã thay tòa để định tội. Điều đó là không khách quan, gây bất lợi cho niềm tin vào công lý của dân.
Luật sư Phan Trung Hoài chia sẻ, trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, các nhà báo đứng trước những thách thức rất lớn. Các nhà báo phải biết sử dụng công cụ pháp luật. Bên cạnh kỹ năng đạo đức, nhà báo phải có kiến thức pháp luật. Cần xây dựng cơ chế phối hợp bồi dưỡng kiến thức cho nhà báo.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 3 năm qua, MTTQ Việt Nam đã triển khai các chương trình giám sát, phản biện với nhiều vấn đề nhân dân quan tâm. Nhưng cái khó của Mặt trận là giám sát nhưng không chế tài. Tương tự, báo chí có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các điển hình, tấm gương tốt, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nhưng những phát hiện này vẫn chưa thực sự có chế tài. “Chính vì vậy, Mặt trận cùng phối hợp với báo chí để những vấn đề báo chí nêu phải chuyển thành hành động của Đảng, chính quyền để chế tài những sai phạm này”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề. Mặt trận sẽ cùng với báo chí chọn ra một số vấn đề cụ thể để đi đến cùng của vụ việc.
Nhiều khía cạnh về vai trò, phương pháp đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng của báo chí đã được mổ xẻ. PGS-TS Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng, để phát huy hiệu quả báo chí chống tham nhũng và bảo vệ nhà báo tác nghiệp trong đấu tranh chống tham nhũng thì ngoài sự hỗ trợ của Mặt trận, Hội Nhà báo, không thể không nói đến vai trò của giới luật sư. “Từ vụ Đồng Tâm mới đây cũng như nhiều vụ việc trong thời gian qua cho thấy, sự phối hợp của báo giới và giới luật sư ngày càng gia tăng và hiệu quả. Thế nhưng, sự kết hợp này đang chủ yếu thông qua mạng xã hội, tức là chưa có sự kết nối tự giác, chặt chẽ trên phạm vi lớn hơn, hệ thống hơn. Hội Nhà báo, Mặt trận cần tổ chức, kết nối lực lượng, khơi dậy ý chí và thúc đẩy thái độ trách nhiệm của báo giới và giới luật sư trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực”, ông Dững nêu vấn đề.
Ở khía cạnh những người làm báo, nhà báo Phùng Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong nêu thực tế kết quả đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng của báo chí chưa như mong muốn bởi vẫn còn đó những rào cản, trở ngại, nhất là hành lang pháp lý bảo vệ chưa vững chắc nên bộ phận người làm báo vẫn còn tâm lý dè dặt, e ngại khi tiến hành điều tra, viết bài phản ánh về tham nhũng, tiêu cực. Nhiều nhà báo chỉ vì mạnh mẽ trong chống tham nhũng, tiêu cực mà bị “trù dập”, bị cô lập, “cô đơn”… Nhiều vụ việc nhà báo đi điều tra, tác nghiệp đã bị các đối tượng dọa nạt, cản trở, thậm chí hành hung. Tuy nhiên do không phải là người thi hành công vụ nên những vụ việc trên chỉ bị xử lý hành chính. “Khi xảy ra các vụ việc hành hung báo chí, đề nghị các cơ quan, tổ chức đơn vị như MTTQ, Hội Nhà báo, cơ quan chủ quản báo chí, Bộ TT-TT, Ban Tuyên giáo… cần chủ động vào cuộc để bảo vệ nhà báo và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối tượng vi phạm”, nhà báo Phùng Sưởng đề xuất.
Trung tướng Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương đánh giá, báo chí với nỗ lực của mình hỗ trợ rất lớn cho cuộc đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy báo chí cũng tạo áp lực không cần thiết cho hoạt động tố tụng, nhất là phán quyết của tòa án. Nhiều vụ án đang điều tra nhưng báo chí dẫn lời các luật sư gần như đã thay tòa để định tội. Điều đó là không khách quan, gây bất lợi cho niềm tin vào công lý của dân.
Luật sư Phan Trung Hoài chia sẻ, trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, các nhà báo đứng trước những thách thức rất lớn. Các nhà báo phải biết sử dụng công cụ pháp luật. Bên cạnh kỹ năng đạo đức, nhà báo phải có kiến thức pháp luật. Cần xây dựng cơ chế phối hợp bồi dưỡng kiến thức cho nhà báo.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam 3 năm qua, MTTQ Việt Nam đã triển khai các chương trình giám sát, phản biện với nhiều vấn đề nhân dân quan tâm. Nhưng cái khó của Mặt trận là giám sát nhưng không chế tài. Tương tự, báo chí có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các điển hình, tấm gương tốt, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí nhưng những phát hiện này vẫn chưa thực sự có chế tài. “Chính vì vậy, Mặt trận cùng phối hợp với báo chí để những vấn đề báo chí nêu phải chuyển thành hành động của Đảng, chính quyền để chế tài những sai phạm này”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề. Mặt trận sẽ cùng với báo chí chọn ra một số vấn đề cụ thể để đi đến cùng của vụ việc.