Thợ rừng đi săn
Tờ mờ sáng, chúng tôi theo chân anh Phùng Minh Tuấn (33 tuổi, ngụ xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) cùng 2 người thợ săn mật ong rừng khác với đồ nghề lỉnh kỉnh lên xe máy tiến vào rừng. Vượt qua hàng chục cây số đường rừng, trong đó có những đoạn trơn trợt như thoa mỡ, cả nhóm đến khu rừng có nhiều cây cối rậm rạp và cũng còn vài bước chân là đến đất Campuchia. Xa xa lẫn trong sương mù vẫn nghe được tiếng vỗ cánh phành phạch của những chú gà rừng cất tiếng gáy ngân vang đầy uy lực. Anh Tuấn quay sang nói: “Tùy mùa mưa đến sớm hay muộn mà “mùa ong rộ” đến sớm hay trễ. Thường thì cao điểm vào mùa khô khoảng tháng 3-4, đến mùa mưa ong bị ướt không bay đi hút mật được và tổ cũng bị phá do mưa dông, gió lốc… Dạo này, thợ săn nhiều quá nên ong chọn những khu vực biên giới ít người qua lại để làm tổ. Mấy ngày trước, theo dõi có một đàn ong rừng về hướng này”. Lội bộ qua nhiều bụi lau lách, anh Tuấn bỗng phát hiện trên 1 cây gỗ rừng cao vút, có một tổ ong. Cả nhóm dừng lại, anh Tuấn mặc thêm chiếc áo gió, đội chiếc mũ vải có gắn tấm lưới bảo vệ mặt và vùng đầu. Nhanh như cắt, đôi tay rắn chắc bám vào thân cây gỗ rồi dùng chân đạp mạnh vào thân, anh Tuấn trèo lên ngọn cây nơi có tổ ong. Sau một hồi “ngắm nghía”, anh Tuấn quay xuống bảo: “Ong mới về nên chừa lại, dành hôm sau” rồi mau chóng tụt xuống. Cũng may, hôm nay bầy ong đi vắng nên không có con nào “đánh” và do chưa gây tiếng động nên bầy ong chưa kéo về.
Hơn 7 giờ sáng, từng tia nắng ban mai chiếu xuống khiến cả vạt rừng biên viễn bừng sáng. Tiếp tục men theo con suối, anh Tuấn mừng rỡ: “Đúng vị trí này rồi, bầy ong hôm trước tôi theo dõi, chỉ làm tổ quanh đây”. Vượt qua những phiến đá lởm chởm, bắt đầu nghe có âm thanh của loài ong đang hòa trong tiếng “nhạc rừng” của muôn loài. Đi được vài phút, cả nhóm phát hiện một tổ ong to như cái mâm lớn treo lủng lẳng trên nhánh cổ thụ. Lập tức anh Tuấn với chiếc thùng nhựa và con dao trong tay, nhanh chóng trèo lên để cắt tổ ong rừng. “Tổ ong khoái, lần này trúng mánh. Nhưng tổ ong lớn quá, không thể cắt trên cây cao được. Tung dây thừng lên đây cho tôi”, anh Tuấn thông báo. Anh Tuấn cắt nhánh cây có tổ ong đang bám vào, rồi dùng sợi dây thừng cột chặt, từ từ thả xuống. Bất thình lình, đàn ong với hàng ngàn con nghe động, bay vù vù tấn công xối xả lên toàn thân người thợ rừng. Do đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên chúng chỉ cắn được vài chỗ ở bàn chân của anh Tuấn. Bước tiếp theo, cả nhóm bẻ củi khô bọc trong lá tươi, đốt lửa hun khói để bầy ong hoảng sợ bay đi nơi khác; phần việc sau đó là cắt bầu mật của tổ ong bỏ vào thùng nhựa. Trong lúc cắt bầu mật, những thợ rừng cũng không quên để lại “tàn tổ ong”, rồi tiếp tục trèo lên cây dọn sạch, để vào chỗ cũ. Theo các thợ rừng, khoảng 20 ngày sau quay lại có thể thu thêm được đợt mật ong nữa.
Sóng sánh mật rừng
Nhìn những giọt mật vàng sóng sánh và đặc quánh, anh Tuấn cho biết: “Tại khu vực Tây Nguyên, sản phẩm mật ong phổ biến là mật ong hoa cà phê hay hoa điều. Ở khu vực Bình Phước, có sản phẩm mật ong hoa cao su, hoa điều. Mỗi khu vực trồng loại hoa nào phổ biến thì sẽ cho ra sản phẩm tương tự. Còn mật ong rừng thì không có đặc điểm này, vì bầy ong sống tự nhiên, hút nhụy từ tất cả các loại hoa trên đường đi kiếm ăn. Do vậy, mật ong rừng là tổng hòa của tất cả loại hoa nên sẽ không có màu sắc hay mùi thơm đặc trưng, do đó rất quý hiếm”. Hoàn tất công việc, thu gom vật dụng xong, cả nhóm đưa chiến lợi phẩm về nhà một khách hàng đã đặt trước. Phải để nguyên bầu mật bán mới có giá. Mùa này giá mật cực đại 800.000/lít, cả ngày nhóm thợ rừng bán được 9 lít mật thu được 7,2 triệu đồng, chia nhau. Cùng đi có anh Nguyễn Văn Hiếu (37 tuổi, ngụ xã Thiện Hưng) đã làm nghề này được 5 năm nay, cho biết: “Chim trời cá nước mà, hên thì gặp được nhiều, xui thì đi vài ngày cũng về tay không. Có khi cả tháng chẳng kiếm được một tổ, khi thì đi một lát gặp tổ lớn kiếm tới 3-4 triệu mỗi ngày, có tháng thu nhập vài chục triệu là thường”. Theo anh Hiếu, những lúc đàn ong không về, các nhóm thợ rừng trong vùng phải lặn lội khắp các khu rừng, lô cao su, từng vạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước; khi sang cả Tây Ninh để săn tìm ong mật. “Không ít chuyến đi kéo dài hàng tháng trời vẫn không có kết quả. Nghề này giống như “mò kim đáy bể” và còn trông chờ vào vận may nữa”, anh Hiếu cười nói.
Theo anh Quách Văn Năng (28 tuổi, ngụ xã Thiện Hưng), săn mật ong trong rừng thì cứ lần theo các bàu nước, bởi ong thường đến các nơi này để lấy nước. Sau khi phát hiện, cứ dùng xe máy chạy theo hướng bay của đàn ong cho đến khi gặp vị trí chúng xây tổ. Bằng cách này, thợ rừng sẽ không sợ lạc mất dấu hay quên vị trí. Cũng theo anh Năng, hiện nay trên thị trường mật thật, giả lẫn lộn nên người tiêu dùng phải thận trọng khi mua bán mật. “Khi nếm thử, mật giả có mùi nhạt, có cảm giác hơi vướng cổ khi nuốt. Mật ong nguyên chất có vị ngọt đậm, mùi thơm đậm nhưng không ngấy. Dùng đũa lấy một ít mật ong kéo thành sợi, sợi kéo dài rồi đứt, sau đó mật co lại thành cục tròn là loại tốt. Nhỏ mật ong lên giấy, mật nguyên chất thấm vào giấy rất chậm, còn mật ong pha chế thấm rất nhanh”.
Hiểm nguy rình rập
Theo những thợ săn mật ong rừng, ong có nhiều loại như: ong ruồi, ong khoái, ong vú, ong long… Tổ lớn to như cái mâm, nhỏ thì như cái mũ cối. Trong đó, mật ong vú - loài ong nhỏ hơn cả con ruồi là tốt nhất; còn loài ong khoái dữ tợn nhất, thường làm tổ theo hướng ánh mặt trời chiếu xuống và sẵn sàng tấn công bất thình lình. Nghề săn mật ong rừng tiềm ẩn những rủi ro, hiểm nguy rình rập.
Thợ săn mật bị chích vào người vài chục mũi, hàng trăm mũi là chuyện bình thường, có người không chịu được nọc độc của ong nên hạ huyết áp phải nhập viện cấp cứu. Ngoài ra, do phải thường xuyên leo trèo thân cây cao, nhiều người té ngã dẫn tới chấn thương. Việc đốt lửa đuổi ong rừng trong mùa khô cũng vô cùng nguy hiểm vì mồi lửa bị rớt sẽ khiến cả vạt rừng bùng cháy. Thợ săn mật ong rừng đi theo nhóm, khi hơ lửa bắt mật sẽ phân công người canh chừng để dập tắt tàn lửa phòng cháy lan sang rừng. Với những người thợ săn mật ong rừng thì đó dường như là một nỗi đam mê khó bỏ mỗi khi rong ruổi trong những cánh rừng xanh và phải chấp nhận rủi ro khi đã chọn nghề này để mưu sinh.
Tờ mờ sáng, chúng tôi theo chân anh Phùng Minh Tuấn (33 tuổi, ngụ xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) cùng 2 người thợ săn mật ong rừng khác với đồ nghề lỉnh kỉnh lên xe máy tiến vào rừng. Vượt qua hàng chục cây số đường rừng, trong đó có những đoạn trơn trợt như thoa mỡ, cả nhóm đến khu rừng có nhiều cây cối rậm rạp và cũng còn vài bước chân là đến đất Campuchia. Xa xa lẫn trong sương mù vẫn nghe được tiếng vỗ cánh phành phạch của những chú gà rừng cất tiếng gáy ngân vang đầy uy lực. Anh Tuấn quay sang nói: “Tùy mùa mưa đến sớm hay muộn mà “mùa ong rộ” đến sớm hay trễ. Thường thì cao điểm vào mùa khô khoảng tháng 3-4, đến mùa mưa ong bị ướt không bay đi hút mật được và tổ cũng bị phá do mưa dông, gió lốc… Dạo này, thợ săn nhiều quá nên ong chọn những khu vực biên giới ít người qua lại để làm tổ. Mấy ngày trước, theo dõi có một đàn ong rừng về hướng này”. Lội bộ qua nhiều bụi lau lách, anh Tuấn bỗng phát hiện trên 1 cây gỗ rừng cao vút, có một tổ ong. Cả nhóm dừng lại, anh Tuấn mặc thêm chiếc áo gió, đội chiếc mũ vải có gắn tấm lưới bảo vệ mặt và vùng đầu. Nhanh như cắt, đôi tay rắn chắc bám vào thân cây gỗ rồi dùng chân đạp mạnh vào thân, anh Tuấn trèo lên ngọn cây nơi có tổ ong. Sau một hồi “ngắm nghía”, anh Tuấn quay xuống bảo: “Ong mới về nên chừa lại, dành hôm sau” rồi mau chóng tụt xuống. Cũng may, hôm nay bầy ong đi vắng nên không có con nào “đánh” và do chưa gây tiếng động nên bầy ong chưa kéo về.
Hơn 7 giờ sáng, từng tia nắng ban mai chiếu xuống khiến cả vạt rừng biên viễn bừng sáng. Tiếp tục men theo con suối, anh Tuấn mừng rỡ: “Đúng vị trí này rồi, bầy ong hôm trước tôi theo dõi, chỉ làm tổ quanh đây”. Vượt qua những phiến đá lởm chởm, bắt đầu nghe có âm thanh của loài ong đang hòa trong tiếng “nhạc rừng” của muôn loài. Đi được vài phút, cả nhóm phát hiện một tổ ong to như cái mâm lớn treo lủng lẳng trên nhánh cổ thụ. Lập tức anh Tuấn với chiếc thùng nhựa và con dao trong tay, nhanh chóng trèo lên để cắt tổ ong rừng. “Tổ ong khoái, lần này trúng mánh. Nhưng tổ ong lớn quá, không thể cắt trên cây cao được. Tung dây thừng lên đây cho tôi”, anh Tuấn thông báo. Anh Tuấn cắt nhánh cây có tổ ong đang bám vào, rồi dùng sợi dây thừng cột chặt, từ từ thả xuống. Bất thình lình, đàn ong với hàng ngàn con nghe động, bay vù vù tấn công xối xả lên toàn thân người thợ rừng. Do đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên chúng chỉ cắn được vài chỗ ở bàn chân của anh Tuấn. Bước tiếp theo, cả nhóm bẻ củi khô bọc trong lá tươi, đốt lửa hun khói để bầy ong hoảng sợ bay đi nơi khác; phần việc sau đó là cắt bầu mật của tổ ong bỏ vào thùng nhựa. Trong lúc cắt bầu mật, những thợ rừng cũng không quên để lại “tàn tổ ong”, rồi tiếp tục trèo lên cây dọn sạch, để vào chỗ cũ. Theo các thợ rừng, khoảng 20 ngày sau quay lại có thể thu thêm được đợt mật ong nữa.
Sóng sánh mật rừng
Nhìn những giọt mật vàng sóng sánh và đặc quánh, anh Tuấn cho biết: “Tại khu vực Tây Nguyên, sản phẩm mật ong phổ biến là mật ong hoa cà phê hay hoa điều. Ở khu vực Bình Phước, có sản phẩm mật ong hoa cao su, hoa điều. Mỗi khu vực trồng loại hoa nào phổ biến thì sẽ cho ra sản phẩm tương tự. Còn mật ong rừng thì không có đặc điểm này, vì bầy ong sống tự nhiên, hút nhụy từ tất cả các loại hoa trên đường đi kiếm ăn. Do vậy, mật ong rừng là tổng hòa của tất cả loại hoa nên sẽ không có màu sắc hay mùi thơm đặc trưng, do đó rất quý hiếm”. Hoàn tất công việc, thu gom vật dụng xong, cả nhóm đưa chiến lợi phẩm về nhà một khách hàng đã đặt trước. Phải để nguyên bầu mật bán mới có giá. Mùa này giá mật cực đại 800.000/lít, cả ngày nhóm thợ rừng bán được 9 lít mật thu được 7,2 triệu đồng, chia nhau. Cùng đi có anh Nguyễn Văn Hiếu (37 tuổi, ngụ xã Thiện Hưng) đã làm nghề này được 5 năm nay, cho biết: “Chim trời cá nước mà, hên thì gặp được nhiều, xui thì đi vài ngày cũng về tay không. Có khi cả tháng chẳng kiếm được một tổ, khi thì đi một lát gặp tổ lớn kiếm tới 3-4 triệu mỗi ngày, có tháng thu nhập vài chục triệu là thường”. Theo anh Hiếu, những lúc đàn ong không về, các nhóm thợ rừng trong vùng phải lặn lội khắp các khu rừng, lô cao su, từng vạt điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước; khi sang cả Tây Ninh để săn tìm ong mật. “Không ít chuyến đi kéo dài hàng tháng trời vẫn không có kết quả. Nghề này giống như “mò kim đáy bể” và còn trông chờ vào vận may nữa”, anh Hiếu cười nói.
Theo anh Quách Văn Năng (28 tuổi, ngụ xã Thiện Hưng), săn mật ong trong rừng thì cứ lần theo các bàu nước, bởi ong thường đến các nơi này để lấy nước. Sau khi phát hiện, cứ dùng xe máy chạy theo hướng bay của đàn ong cho đến khi gặp vị trí chúng xây tổ. Bằng cách này, thợ rừng sẽ không sợ lạc mất dấu hay quên vị trí. Cũng theo anh Năng, hiện nay trên thị trường mật thật, giả lẫn lộn nên người tiêu dùng phải thận trọng khi mua bán mật. “Khi nếm thử, mật giả có mùi nhạt, có cảm giác hơi vướng cổ khi nuốt. Mật ong nguyên chất có vị ngọt đậm, mùi thơm đậm nhưng không ngấy. Dùng đũa lấy một ít mật ong kéo thành sợi, sợi kéo dài rồi đứt, sau đó mật co lại thành cục tròn là loại tốt. Nhỏ mật ong lên giấy, mật nguyên chất thấm vào giấy rất chậm, còn mật ong pha chế thấm rất nhanh”.
Hiểm nguy rình rập
Theo những thợ săn mật ong rừng, ong có nhiều loại như: ong ruồi, ong khoái, ong vú, ong long… Tổ lớn to như cái mâm, nhỏ thì như cái mũ cối. Trong đó, mật ong vú - loài ong nhỏ hơn cả con ruồi là tốt nhất; còn loài ong khoái dữ tợn nhất, thường làm tổ theo hướng ánh mặt trời chiếu xuống và sẵn sàng tấn công bất thình lình. Nghề săn mật ong rừng tiềm ẩn những rủi ro, hiểm nguy rình rập.
Thợ săn mật bị chích vào người vài chục mũi, hàng trăm mũi là chuyện bình thường, có người không chịu được nọc độc của ong nên hạ huyết áp phải nhập viện cấp cứu. Ngoài ra, do phải thường xuyên leo trèo thân cây cao, nhiều người té ngã dẫn tới chấn thương. Việc đốt lửa đuổi ong rừng trong mùa khô cũng vô cùng nguy hiểm vì mồi lửa bị rớt sẽ khiến cả vạt rừng bùng cháy. Thợ săn mật ong rừng đi theo nhóm, khi hơ lửa bắt mật sẽ phân công người canh chừng để dập tắt tàn lửa phòng cháy lan sang rừng. Với những người thợ săn mật ong rừng thì đó dường như là một nỗi đam mê khó bỏ mỗi khi rong ruổi trong những cánh rừng xanh và phải chấp nhận rủi ro khi đã chọn nghề này để mưu sinh.