Nhiều tháng nay, cuộc sống sinh hoạt của gia đình ông T.V.T. cùng nhiều hộ dân sống tại khu phố 7, phường Đức Thắng, TP Phan Thiết bị đảo lộn vì khu vực này xuất hiện những nhà nuôi chim yến tự phát.
“Tôi chưa đề cập đến việc ô nhiễm môi trường, nhưng chỉ riêng chuyện họ lắp đặt hệ thống âm thanh để dẫn dụ chim yến cả ngày lẫn đêm, gây ra tiếng ồn, đã ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như chuyện sinh hoạt chung của các gia đình ở đây. Tôi đã ngoài 60 tuổi, nhà lại có cháu nội còn nhỏ, nên dù có đóng kín cửa thì tiếng ồn vẫn ập vào nhà, không thể nào ngủ được”, ông T. bức xúc. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay toàn TP Phan Thiết có khoảng gần 40 hộ nuôi chim yến, tổng số lượng đàn gần 40.000 con. Hiện hầu hết các cơ sở này đều phát triển tự phát, có hộ xây mới, có hộ cải tạo chính căn nhà của mình để nuôi.
Nằm cách TP Phan Thiết vài cây số, mấy năm trở lại đây, ở xã Hàm Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đâu đâu cũng thấy nhà yến mọc lên. Nhà yến giữa vườn thanh long, nhà yến cao vút giữa khu dân cư, đường liên xã. Rạng sáng rồi khi chiều về, âm thanh dẫn dụ chim yến phát ra huyên náo cả một vùng. Chỉ tay về 5 căn nhà yến nằm sát nhau, ông Nguyễn Quang (thôn 3, xã Hàm Liêm) lắc đầu ngao ngán: “Chỉ một khu đất nhỏ mà từng ấy nhà yến mọc chen chúc nhau. Tuần nào tôi cũng thấy nhiều người đến xã dùng âm thanh khảo sát mật độ của chim yến để xây nhà nuôi. Nếu cứ đà này chắc không lâu nữa nơi đây sẽ thành khu công nghiệp yến!”.
Tương tự, về xã Vũ Hòa (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) vào những buổi chiều, đứng ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể nhìn thấy những nhà nuôi chim yến cùng với tiếng loa ồn ào dẫn dụ chim về làm tổ. Theo UBND xã Vũ Hà, cuối năm 2017, xã mới chỉ có 31 hộ nuôi chim yến với 35 nhà yến, đến thời điểm này đã tăng lên 43 hộ/50 nhà nuôi yến. Hiện tại các nhà nuôi yến trên phần lớn nằm trong khu dân cư và chưa được quy hoạch phát triển nuôi yến. “Ngoài hệ lụy về ô nhiễm tiếng ồn, chất thải của loài chim này còn gây mùi hôi khó chịu cho các hộ dân sống gần. Những điều này nếu không được kiểm soát sẽ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân”, ông Nguyễn Văn Thanh, người dân địa phương lo lắng.
Ông Phạm Hữu Thủ, Chánh Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, cho biết đã có 380 hộ/408 cơ sở nuôi. Với giá bán 30-40 triệu đồng/kg tổ yến (đã qua sơ chế, sấy khô), nghề nuôi chim yến nói chung đã tạo điều kiện giúp người dân tăng thu nhập. Tuy nhiên, thực tế nghề này đã phát sinh nhiều phức tạp, liên quan đến vấn đề điều kiện vệ sinh thú y, ô nhiễm tiếng ồn. Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn. Theo quy định này, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép xây dựng, phát triển cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến ở các xã ở ngoại thành TP Phan Thiết và thị xã La Gi; không nằm trong quy hoạch khu dân cư, đất lúa, thủy lợi, du lịch; cách xa khu dân cư tập trung và phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đầu tư.
Nằm cách TP Phan Thiết vài cây số, mấy năm trở lại đây, ở xã Hàm Liêm (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đâu đâu cũng thấy nhà yến mọc lên. Nhà yến giữa vườn thanh long, nhà yến cao vút giữa khu dân cư, đường liên xã. Rạng sáng rồi khi chiều về, âm thanh dẫn dụ chim yến phát ra huyên náo cả một vùng. Chỉ tay về 5 căn nhà yến nằm sát nhau, ông Nguyễn Quang (thôn 3, xã Hàm Liêm) lắc đầu ngao ngán: “Chỉ một khu đất nhỏ mà từng ấy nhà yến mọc chen chúc nhau. Tuần nào tôi cũng thấy nhiều người đến xã dùng âm thanh khảo sát mật độ của chim yến để xây nhà nuôi. Nếu cứ đà này chắc không lâu nữa nơi đây sẽ thành khu công nghiệp yến!”.
Tương tự, về xã Vũ Hòa (huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) vào những buổi chiều, đứng ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể nhìn thấy những nhà nuôi chim yến cùng với tiếng loa ồn ào dẫn dụ chim về làm tổ. Theo UBND xã Vũ Hà, cuối năm 2017, xã mới chỉ có 31 hộ nuôi chim yến với 35 nhà yến, đến thời điểm này đã tăng lên 43 hộ/50 nhà nuôi yến. Hiện tại các nhà nuôi yến trên phần lớn nằm trong khu dân cư và chưa được quy hoạch phát triển nuôi yến. “Ngoài hệ lụy về ô nhiễm tiếng ồn, chất thải của loài chim này còn gây mùi hôi khó chịu cho các hộ dân sống gần. Những điều này nếu không được kiểm soát sẽ gây ra dịch bệnh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân”, ông Nguyễn Văn Thanh, người dân địa phương lo lắng.
Ông Phạm Hữu Thủ, Chánh Văn phòng Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, cho biết đã có 380 hộ/408 cơ sở nuôi. Với giá bán 30-40 triệu đồng/kg tổ yến (đã qua sơ chế, sấy khô), nghề nuôi chim yến nói chung đã tạo điều kiện giúp người dân tăng thu nhập. Tuy nhiên, thực tế nghề này đã phát sinh nhiều phức tạp, liên quan đến vấn đề điều kiện vệ sinh thú y, ô nhiễm tiếng ồn. Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn. Theo quy định này, các tổ chức, cá nhân chỉ được phép xây dựng, phát triển cơ sở dẫn dụ và gây nuôi chim yến ở các xã ở ngoại thành TP Phan Thiết và thị xã La Gi; không nằm trong quy hoạch khu dân cư, đất lúa, thủy lợi, du lịch; cách xa khu dân cư tập trung và phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đầu tư.