Nhiều nước sẽ phải gánh chịu tình trạng suy thoái do dịch bệnh dài hơn so với các nước khác và thực tế này sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề bất bình đẳng khi những nước nghèo nhất lại trở thành nạn nhân chịu nhiều tổn thương nhất từ khủng hoảng.
Bà Reinhart cho biết thêm, lần đầu tiên trong 20 năm qua, tỷ lệ người nghèo đói toàn cầu sẽ tăng sau cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19.
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo, nếu đại dịch nằm trong tầm kiểm soát, nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 5% trong năm 2021.
Tuy nhiên, trong trường hợp dịch bệnh tái bùng phát khiến chính phủ các nước buộc tái áp đặt các lệnh hạn chế, tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2021 có thể sụt giảm 2%-3% so với mức dự báo.