Theo thống kê của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc, cũng trong thời gian này, 7.093 đối tượng có hành vi tiếp tay cho hoạt động xả thải gây ô nhiễm đã bị bắt, tăng 161% so với năm ngoái. Con số này có lẽ vẫn chưa dừng lại ở đó vì Trung Quốc đang đẩy mạnh các kế hoạch đẩy lùi ô nhiễm.
1,8 triệu người Trung Quốc đã chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm trong năm 2015 (số liệu được trích dẫn từ báo cáo của các nhà khoa học thế giới) đã nêu lên thực trạng đáng báo động về chất lượng môi trường bị giảm sút ở nước này. Nhìn rõ được hậu quả nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường, sau nhiều thập niên chạy theo con số tăng trưởng mà không có hành động đáng kể trong việc đẩy lùi ô nhiễm, Chính phủ Trung Quốc đã dần nghiêm túc trong việc thực thi luật môi trường. Trung Quốc hiện đã bước vào năm thứ 3 của kế hoạch chống ô nhiễm. Trong năm 2016, nước này đã từ chối 11 dự án trị giá khoảng 14 tỷ USD do những lo ngại về môi trường. Việc giám sát, kiểm tra khắt khe, xử phạt nặng từ Bộ Bảo vệ môi trường đã tạo áp lực lớn lên chính quyền và doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp. Chính phủ nước này còn khuyến khích người dân thông báo ngành chức năng khi phát hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm nhằm tránh trường hợp các quan chức địa phương cố tình bao che cho các hành vi vi phạm.
Tháng 6 năm nay, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật Phòng chống và Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước (sửa đổi) với những quy định khắt khe hơn về chế độ trách nhiệm và công tác giám sát của chính quyền các cấp, đồng thời xử phạt nặng tay hơn đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường nước. Chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2018, luật quy định chính quyền từ cấp huyện trở lên phải công bố rộng rãi thông tin với người dân về chất lượng nước uống, ít nhất là một lần trong mỗi quý. Những cá nhân và đơn vị xây dựng đường ống xả thải tại các khu vực có nguồn nước uống được bảo vệ sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 1 triệu NDT (152.000 USD). Luật mới cũng hướng dẫn chính quyền các địa phương xây dựng các cơ sở xử lý nước và rác thải tại khu vực nông thôn, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn đối với hoạt động sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
Từ hàng loạt hành động mạnh tay để bảo vệ môi trường của Trung Quốc, giới chuyên gia nhận định nước này đã sẵn sàng chấp nhận để tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm cho mục tiêu phát triển bền vững. Các chính sách về vấn đề môi trường của nước này cũng đã cho thấy cải thiện môi trường sống là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh. Song song với nhiều giải pháp quyết liệt như kiên quyết đóng cửa các nhà máy ô nhiễm, Chính phủ Trung Quốc cũng đang thực hiện lộ trình giảm lượng khí carbon, khuyến khích phương tiện đi lại bằng năng lượng sạch, đẩy mạnh kế hoạch sản xuất ô tô điện. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, những nỗ lực lớn của Chính phủ Trung Quốc đã giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm nhưng để giải quyết một vấn đề lớn tồn tại trong nhiều năm thì cần có thêm thời gian.
1,8 triệu người Trung Quốc đã chết vì các bệnh liên quan đến ô nhiễm trong năm 2015 (số liệu được trích dẫn từ báo cáo của các nhà khoa học thế giới) đã nêu lên thực trạng đáng báo động về chất lượng môi trường bị giảm sút ở nước này. Nhìn rõ được hậu quả nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường, sau nhiều thập niên chạy theo con số tăng trưởng mà không có hành động đáng kể trong việc đẩy lùi ô nhiễm, Chính phủ Trung Quốc đã dần nghiêm túc trong việc thực thi luật môi trường. Trung Quốc hiện đã bước vào năm thứ 3 của kế hoạch chống ô nhiễm. Trong năm 2016, nước này đã từ chối 11 dự án trị giá khoảng 14 tỷ USD do những lo ngại về môi trường. Việc giám sát, kiểm tra khắt khe, xử phạt nặng từ Bộ Bảo vệ môi trường đã tạo áp lực lớn lên chính quyền và doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp. Chính phủ nước này còn khuyến khích người dân thông báo ngành chức năng khi phát hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm nhằm tránh trường hợp các quan chức địa phương cố tình bao che cho các hành vi vi phạm.
Tháng 6 năm nay, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Luật Phòng chống và Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước (sửa đổi) với những quy định khắt khe hơn về chế độ trách nhiệm và công tác giám sát của chính quyền các cấp, đồng thời xử phạt nặng tay hơn đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường nước. Chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2018, luật quy định chính quyền từ cấp huyện trở lên phải công bố rộng rãi thông tin với người dân về chất lượng nước uống, ít nhất là một lần trong mỗi quý. Những cá nhân và đơn vị xây dựng đường ống xả thải tại các khu vực có nguồn nước uống được bảo vệ sẽ phải đối mặt với mức phạt lên đến 1 triệu NDT (152.000 USD). Luật mới cũng hướng dẫn chính quyền các địa phương xây dựng các cơ sở xử lý nước và rác thải tại khu vực nông thôn, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn đối với hoạt động sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
Từ hàng loạt hành động mạnh tay để bảo vệ môi trường của Trung Quốc, giới chuyên gia nhận định nước này đã sẵn sàng chấp nhận để tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm cho mục tiêu phát triển bền vững. Các chính sách về vấn đề môi trường của nước này cũng đã cho thấy cải thiện môi trường sống là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh. Song song với nhiều giải pháp quyết liệt như kiên quyết đóng cửa các nhà máy ô nhiễm, Chính phủ Trung Quốc cũng đang thực hiện lộ trình giảm lượng khí carbon, khuyến khích phương tiện đi lại bằng năng lượng sạch, đẩy mạnh kế hoạch sản xuất ô tô điện. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, những nỗ lực lớn của Chính phủ Trung Quốc đã giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm nhưng để giải quyết một vấn đề lớn tồn tại trong nhiều năm thì cần có thêm thời gian.