Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật phải là suối nguồn trong mát nuôi dưỡng tâm hồn con người

Ngày 12-12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật (LLPB VHNT) Trung ương tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc nhằm đánh giá đầy đủ, khoa học, khách quan, toàn diện về thực trạng LLPB VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, đổi mới và phát triển.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh, từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; coi văn hóa, văn nghệ là mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và văn nghệ sĩ là những chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, trong thời gian qua, đời sống văn nghệ chưa tương xứng với vị thế, tầm vóc và những đổi thay nhanh chóng của đất nước. Số lượng các tác phẩm lớn, có giá trị cao còn khiêm tốn; LLPB VHNT chưa bắt kịp với yêu cầu định hướng sáng tác, sáng tạo phục vụ nâng cao chất lượng của đời sống tinh thần và thực hiện các nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Những hạn chế, bất cập này cần phải được nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác, từ đó đề ra những quyết sách phù hợp, hiệu quả để khắc phục, điều chỉnh kịp thời.

c56e29a99ae832b66bf9-6228.jpg
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

LLPB VHNT phải làm nền tảng cho những sáng tác văn nghệ không chỉ là vũ khí đấu tranh chống cái xấu, cái ác, lạc hậu, mà còn là suối nguồn trong mát nuôi dưỡng tâm hồn con người bằng cái chân, thiện, mỹ; để chúng ta có nhiều hơn những tác phẩm văn học, nghệ thuật ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc, những tác phẩm chân thực, sinh động về con người Việt Nam có khát vọng, ý chí, bản lĩnh, trí tuệ trong thời kỳ đổi mới, góp phần xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

"LLPB VHNT mới phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm: nền văn hóa, văn nghệ mà chúng ta đang xây dựng là của nhân dân, nhân dân vừa là chủ thể sáng tạo, trao truyền, đồng thời cũng là chủ thể thụ hưởng những giá trị của nền văn hóa, văn nghệ ấy", đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nhận định.

Do vậy, yêu cầu đặt ra là công tác LLPB VHNT cần góp phần tích cực hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa, văn nghệ đối với phát triển; đặt văn hóa, văn nghệ đúng vị trí, thật sự xứng tầm trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa phát triển; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện thể chế, pháp luật, chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ và huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa, văn nghệ, con người.

d0bd6193dbd773892ac6-5282.jpg
PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương, hội thảo đã nhận được 103 tham luận của các nhà quản lý văn hóa, văn nghệ; các nhà lý luận, phê bình VHNT; các chuyên gia trong nước và quốc tế, văn nghệ sĩ...

Trên cơ sở nhìn nhận, đánh giá khách quan 50 năm văn hóa, văn nghệ Việt Nam từ sau 1975 đến nay, thêm một lần nữa chúng ta nhận thức rõ hơn sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước; sự đổi mới, kiên trì, linh hoạt của các cơ quan văn hóa, văn nghệ từ Trung ương đến địa phương; sự nỗ lực của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và văn nghệ sĩ trong nước và cả ở nước ngoài.

Đồng thời, từ việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, chúng ta cũng đúc rút được những bài học quý giá về việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác văn hóa, văn nghệ; thái độ ứng xử đúng đắn, có lý có tình đối với văn nghệ sĩ và tác phẩm của họ, nhất là những vấn đề mới, khó, có tính lịch sử cụ thể, tính cách tân tạo ra sự phân hóa và thách thức mỹ cảm của công chúng tiếp nhận; bài học về giải quyết các hiện tượng, sự việc xảy ra trong quá trình tìm tòi, sáng tạo và đánh giá nghệ thuật...

Hội thảo cũng nhận được nhiều nhận định thẳng thắn, xác đáng, những đề xuất mang tính thực tiễn cao nhằm hướng tới giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa, văn nghệ, nhất là công tác lý luận, phê bình văn nghệ giàu tính dân tộc, khoa học, tiên tiến, dân chủ, nhân văn.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Một cảnh trong The Wakey Show. Ảnh: NHK

The Wakey show - khơi dậy những rung cảm tốt đẹp

Bắt đầu từ ngày 31-3, The Wakey Show - chương trình giáo dục giải trí mới dành cho trẻ em của Đài NHK sẽ được phát sóng hàng ngày, vào lúc 7 giờ sáng, trên kênh NHK Educational TV của Đài Truyền hình NHK (Nhật Bản).

Lấp khoảng trống phim lịch sử

Lấp khoảng trống phim lịch sử

Ngày 4-4, dự án phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" sẽ ra mắt khán giả. Không chỉ là tác phẩm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên còn được kỳ vọng góp phần lấp khoảng trống trong dòng phim lịch sử, vốn khan hiếm nhiều năm qua.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Tiếng cồng vượt thác của âm nhạc cách mạng miền Nam

Vĩnh biệt nhạc sĩ Lư Nhất Vũ: Tiếng cồng vượt thác của âm nhạc cách mạng miền Nam

Tháng 11-1969, tại Hà Nội, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đang dự Hội nghị lý luận “Bàn về tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam” do Bộ Văn hóa và Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, thì nhận được tin: Ban Thống nhất Trung ương cho biết, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam đề nghị một số anh em nhạc sĩ chuẩn bị về chiến trường gấp.

Vui chơi với con, dạy con từ sớm để trẻ có cách ứng xử văn minh. Ảnh: XUÂN HẠ

Dạy trẻ cách ứng xử nơi công cộng

Tầm quan trọng của việc dạy dỗ con trẻ được ông bà xưa đúc kết: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Trong giáo dưỡng, cách hành xử, giao tiếp mà cha mẹ thực hiện hàng ngày ảnh hưởng đến 90% sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Đặc biệt, phương thức giáo dục sẽ quyết định tính cách, hành vi của con trong suốt cuộc đời.

Các nghệ sĩ Hồng Ánh, Thanh Thủy và Đình Toàn trong vở kịch "Cái gì vui vẻ thì mình ưu tiên"

Vở kịch "Cái gì vui vẻ thì mình ưu tiên"

Vào các ngày 13, 24 và 30-4, Nhà hát Idecaf sáng đèn vở diễn Cái gì vui vẻ thì mình ưu tiên (kịch bản - đạo diễn: Tâm Anh). Vở kịch kể về cuộc sống của người dân ở một cù lao miền Tây sông nước.

Đỗ Minh Điền trình bày tại một hội thảo về khảo cổ học tổ chức ở TP Huế

Đỗ Minh Điền: Theo dấu thời gian về Cố đô Huế

Đang công tác ở Bảo tàng Lịch sử TP Huế, có lẽ vì vậy mà tình yêu dành cho lịch sử, dành cho vùng đất Cố đô Huế của Đỗ Minh Điền (ảnh, sinh năm 1990) thật sâu nặng. Anh vừa ra mắt ấn phẩm "Huế và triều Nguyễn, theo dấu thời gian" do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành.

NSND Thanh Lam

NSND Thanh Lam: Tiếng hát như tiếng lòng và cuộc đời

"Bản thân tôi đã đi qua những giai đoạn cuộc sống với nhiều thách thức, buộc mình mạnh mẽ, vượt qua những giới hạn. Tôi nghĩ, những trải nghiệm cuộc sống là điều cần phải xảy ra. Hạnh phúc là tôi được sống thật với tâm hồn mình, với âm nhạc. Những gì thể hiện là những điều thật nhất của tôi", NSND Thanh Lam (ảnh) chia sẻ sau khi ra mắt album mới "Cuốn phim".

Văn học thiếu nhi: Hứa hẹn một năm bội thu

Văn học thiếu nhi: Hứa hẹn một năm bội thu

Càng gần đến thời điểm kết thúc nhận tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất, càng hé lộ nhiều bất ngờ về tác phẩm cũng như lực lượng tham dự. Sự vào cuộc của đông đảo tác giả trên khắp mọi miền đất nước đang hứa hẹn một “mùa vàng” bội thu của văn học thiếu nhi trong năm nay.

Quốc Đại truyền tải lòng tự hào dân tộc qua “Sắc màu Việt Nam”

Quốc Đại truyền tải lòng tự hào dân tộc qua “Sắc màu Việt Nam”

Tối 29-3, ca sĩ Quốc Đại chính thức ra mắt chương trình nghệ thuật chủ đề Sắc màu Việt Nam. Đây là dự án tâm huyết của Quốc Đại nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025); cũng là lời tri ân với TPHCM, nơi đã nuôi dưỡng giấc mơ âm nhạc của anh.

NSND Xuân Quan qua đời

NSND Xuân Quan qua đời

Sau 5 năm kiên cường chống chọi với căn bệnh ung thư vòm họng, NSND Xuân Quan đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 16 giờ 5 phút ngày 29-3 tại tư gia, hưởng thọ 64 tuổi.

Hành trình cinetour của phim tài liệu "Vượt sóng"

Hành trình cinetour của phim tài liệu "Vượt sóng"

Bộ phim tài liệu "Vượt sóng - Câu chuyện kể về thành phố 50 mùa hoa nở" không chỉ được trình chiếu trên sóng HTV mà còn là hành trình cinetour qua màn ảnh rộng để tiếp cận gần hơn với khán giả trẻ. 

Góp tấm lòng với văn chương phương Nam

Góp tấm lòng với văn chương phương Nam

Ngày 29-3, Khoa Văn học Trường ĐH KHXH và NV - ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức giao lưu giới thiệu ấn phẩm "Góp lời cho văn chương phương Nam" (NXB Đà Nẵng). Ấn phẩm có sự tham gia của GS Võ Văn Nhơn trong vai trò chủ biên, cùng 13 tác giả khác.

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời

Sau thời gian lâm trọng bệnh, dù được các y bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115 tận tình chữa trị, nhưng do tuổi cao sức yếu, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 29-3-2025, hưởng thọ 89 tuổi.

Những tư liệu quý về Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Nhiều tư liệu quý về Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu hai cuốn sách giá trị về Đại thắng mùa Xuân năm 1975: “Thư vào Nam” của Tổng Bí thư Lê Duẩn và “Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: Phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa”.

Tối 28-3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Chương trình Nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” tại Nhà hát Trưng Vương (TP Đà Nẵng)

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP Đà Nẵng (28-3-1930 - 28-3-2025) và 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29-3-1975 - 29-3-2025), kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), tối 28-3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.