Để quản lý hoạt động của mạng xã hội, trong những năm qua, Việt Nam từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động internet nói chung và mạng xã hội nói riêng, bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Gần đây nhất là Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua, nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý ổn định về an ninh mạng theo hướng áp dụng các quy định của pháp luật một cách đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), mạng xã hội ở Việt Nam có thể phân thành hai loại là mạng xã hội do các doanh nghiệp trong nước cung cấp và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình như Facebook, Google, YouTube, Twitter, Microsoft...
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 270 mạng xã hội được cấp giấy phép hoạt động. Các mạng xã hội do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, đặc biệt là các trang đã được cấp phép hoạt động phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành. Số ít trường hợp để xảy ra sai phạm và nội dung vi phạm chủ yếu là cho thành viên chia sẻ, trao đổi các nội dung vi phạm về thuần phong mỹ tục, dung tục và phản cảm. Các mạng xã hội của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam được người Việt Nam lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay là Facebook và YouTube. Theo báo cáo của Google, Việt Nam là 1 trong nhóm 10 nước có lượng người dùng YouTube cao nhất trên thế giới.
Thời gian qua, các hành vi tiêu cực, như tung tin giả mạo, phát tán tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, phát ngôn gây thù ghét... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội nước ngoài do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn, tự do thông tin mà không phải chịu trách nhiệm nào. Việc quản lý mạng xã hội đã phức tạp, quản lý người dùng mạng xã hội còn phức tạp hơn, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), mạng xã hội ở Việt Nam có thể phân thành hai loại là mạng xã hội do các doanh nghiệp trong nước cung cấp và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình như Facebook, Google, YouTube, Twitter, Microsoft...
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 270 mạng xã hội được cấp giấy phép hoạt động. Các mạng xã hội do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp, đặc biệt là các trang đã được cấp phép hoạt động phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành. Số ít trường hợp để xảy ra sai phạm và nội dung vi phạm chủ yếu là cho thành viên chia sẻ, trao đổi các nội dung vi phạm về thuần phong mỹ tục, dung tục và phản cảm. Các mạng xã hội của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam được người Việt Nam lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay là Facebook và YouTube. Theo báo cáo của Google, Việt Nam là 1 trong nhóm 10 nước có lượng người dùng YouTube cao nhất trên thế giới.
Thời gian qua, các hành vi tiêu cực, như tung tin giả mạo, phát tán tin xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, phát ngôn gây thù ghét... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội nước ngoài do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn, tự do thông tin mà không phải chịu trách nhiệm nào. Việc quản lý mạng xã hội đã phức tạp, quản lý người dùng mạng xã hội còn phức tạp hơn, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Hiện nay, hầu hết các cơ quan, đơn vị đều có quy định nội bộ về việc cán bộ, nhân viên tham gia mạng xã hội. Tinh thần chung là pháp luật không cấm người dân, kể cả cán bộ, công chức tham gia mạng xã hội, nhưng phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng... Đây là hành lang pháp lý vững chắc để người dân có thể yên tâm buôn bán, kinh doanh hay hoạt động trên không gian mạng.
Tuy nhiên, việc thực thi luật pháp về mạng xã hội vẫn còn nhiều điều để bàn. Mới đây, tại Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Cần Thơ đã yêu cầu Quận ủy Cái Răng chỉ đạo Đảng ủy các phường thu hồi văn bản yêu cầu đảng viên kê khai tài khoản khi tham gia mạng xã hội (Zalo, Facebook…). Theo Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, tinh thần chung của Ban Tuyên giáo chỉ yêu cầu đấu tranh chống các quan điểm sai trái, nhắc nhở đảng viên lên mạng không làm những việc sai chủ trương, quy định, nhưng quận Cái Răng lại yêu cầu đảng viên kê khai tài khoản mạng xã hội. Trước đó, nhiều đảng viên đang sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng ủy các phường trên địa bàn quận Cái Răng bị bắt kê khai việc sử dụng mạng xã hội, có nơi còn bắt kê khai cụ thể tham gia mạng nào và nickname đang sử dụng; hay như nhiều công chức, nhân viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước ở Huế phản ánh họ không thể đăng nhập vào mạng xã hội Facebook và nhiều trang web, trong đó có các dịch vụ từ Google như Gmail, Drive…
Theo đó, các trang web trên đều không thể truy cập được từ các máy tính để bàn ở cơ quan do địa phương này sử hệ thống mạng chuyên dùng CPNet tại cơ quan công sở để bảo mật thông tin, tránh tình trạng tấn công mạng. Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên- Huế là không cấm cán bộ, công chức truy cập vào mạng xã hội ở công sở. Tỉnh chỉ chặn việc truy cập vào mạng xã hội ở các máy tính để bàn chuyên sử dụng vào công việc hành chính. Nếu công chức muốn vào mạng xã hội ở công sở thì có thể truy cập bằng máy tính cá nhân hoặc điện thoại từ một đường truyền internet khác.
Từ thực tế trên, có thể thấy việc quản lý mạng xã hội của cán bộ, công chức còn khá nhiều lúng túng, và mỗi nơi triển khai một kiểu. Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, thiết nghĩ Nghị định hướng dẫn thi hành cần có quy định thống nhất, tạo hành lang pháp lý an toàn cho người sử dụng mạng xã hội nói chung và cán bộ, công chức nói riêng, tránh trường hợp bất cập trong quản lý như hiện nay!
Tuy nhiên, việc thực thi luật pháp về mạng xã hội vẫn còn nhiều điều để bàn. Mới đây, tại Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Cần Thơ đã yêu cầu Quận ủy Cái Răng chỉ đạo Đảng ủy các phường thu hồi văn bản yêu cầu đảng viên kê khai tài khoản khi tham gia mạng xã hội (Zalo, Facebook…). Theo Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ, tinh thần chung của Ban Tuyên giáo chỉ yêu cầu đấu tranh chống các quan điểm sai trái, nhắc nhở đảng viên lên mạng không làm những việc sai chủ trương, quy định, nhưng quận Cái Răng lại yêu cầu đảng viên kê khai tài khoản mạng xã hội. Trước đó, nhiều đảng viên đang sinh hoạt tại các chi bộ trực thuộc Đảng ủy các phường trên địa bàn quận Cái Răng bị bắt kê khai việc sử dụng mạng xã hội, có nơi còn bắt kê khai cụ thể tham gia mạng nào và nickname đang sử dụng; hay như nhiều công chức, nhân viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước ở Huế phản ánh họ không thể đăng nhập vào mạng xã hội Facebook và nhiều trang web, trong đó có các dịch vụ từ Google như Gmail, Drive…
Theo đó, các trang web trên đều không thể truy cập được từ các máy tính để bàn ở cơ quan do địa phương này sử hệ thống mạng chuyên dùng CPNet tại cơ quan công sở để bảo mật thông tin, tránh tình trạng tấn công mạng. Quan điểm của tỉnh Thừa Thiên- Huế là không cấm cán bộ, công chức truy cập vào mạng xã hội ở công sở. Tỉnh chỉ chặn việc truy cập vào mạng xã hội ở các máy tính để bàn chuyên sử dụng vào công việc hành chính. Nếu công chức muốn vào mạng xã hội ở công sở thì có thể truy cập bằng máy tính cá nhân hoặc điện thoại từ một đường truyền internet khác.
Từ thực tế trên, có thể thấy việc quản lý mạng xã hội của cán bộ, công chức còn khá nhiều lúng túng, và mỗi nơi triển khai một kiểu. Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, thiết nghĩ Nghị định hướng dẫn thi hành cần có quy định thống nhất, tạo hành lang pháp lý an toàn cho người sử dụng mạng xã hội nói chung và cán bộ, công chức nói riêng, tránh trường hợp bất cập trong quản lý như hiện nay!