“Bên cạnh một bộ phận cán bộ y tế tận tâm với nghề, thể hiện tinh thần hy sinh, gắn bó, ứng xử hài hòa tận tình chăm sóc người bệnh, nhất là xông pha trên tuyến đầu để chống dịch như thời gian qua, thì cũng còn không ít y, bác sĩ ngày càng rời xa mục đích cao cả và tôn chỉ như lời Bác Hồ dạy lương y như từ mẫu…”, ĐB Trần Quang Minh góp ý.
Trong số các nội dung cụ thể, ĐB đề xuất dự thảo luật quy định rõ hơn trong trường hợp nào các cơ sở y tế không công nhận hoặc sử dụng kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm, chiếu, chụp phim… tránh lãng phí và tạo gánh nặng cho người bệnh, gia đình người bệnh.
ĐB cũng lưu ý về chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện chính trị xã hội đặc biệt khó khăn; trách nhiệm của Nhà nước đối với việc đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế, dịch vụ khám, chữa bệnh để đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng đầy đủ quyền được khám, chữa bệnh.
Tuy nhiên, mô hình này hiện vẫn chưa phát triển mạnh, do chưa có cơ chế định giá; chưa thanh toán bảo hiểm y tế cho các dịch vụ trong mô hình hoạt động của bác sĩ gia đình; chưa xây dựng được quy chế phối hợp chuyển tuyến và trao đổi thông tin phù hợp giữa các phòng khám bác sĩ gia đình với hệ thống phòng khám chữa bệnh trong quá trình quản lý bệnh nhân; chưa được thanh toán bảo hiểm y tế; chưa xây dựng được mẫu bệnh án giấy thống nhất bệnh án điện tử của phòng khám bác sĩ gia đình.
“Ngành y tế cần có đánh giá, tổng kết cụ thể, xác định phạm vi, quy mô, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình và các điều kiện bảo đảm hoạt động như giá dịch vụ phòng khám, cơ chế chuyển tuyến, cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế. Đồng thời cần có những hỗ trợ về chính sách để nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình trên toàn quốc. Cân nhắc bổ sung một điều luật cụ thể về nội dung này vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)”, nữ ĐB kiến nghị.
Xã hội hoá cũng là vấn đề được ĐB Trần Khánh Thu (Thái Bình) quan tâm phân tích. Theo nữ ĐB, dự thảo Luật chưa thể chế được đầy đủ chủ trương xã hội hóa dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. ĐB chỉ rõ Điều 90 dự thảo Luật quy định về xã hội hóa còn chung chung, chưa bảo đảm sự bình đẳng giữa cơ sở ngoài công lập và công lập, chưa có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài công lập, đặc biệt là những vùng khó khăn.
Bên cạnh đó, ĐB Trần Khánh Thu lưu ý, các cơ sở y tế đã được trao quyền tự chủ, nhưng vẫn chưa được tự quyết định giá dịch vụ, trong khi khung định mức kinh tế kỹ thuật ban hành từ năm 2012 không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.