Đó là nhận định của các ĐBQH khi thảo luận về sửa đổi Luật Du lịch chiều 29-5. Các ĐBQH đều mong sửa luật thì sẽ tạo cơ hội cho du lịch Việt Nam cất cánh trong thời gian tới.
Đô thị du lịch: Không khả thi?
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), về bảo đảm an toàn cho khách du lịch, một số ý kiến cho rằng, dự thảo luật do Chính phủ trình quy định “căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập lực lượng chuyên trách hỗ trợ, bảo vệ khách du lịch” dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, làm phát sinh biên chế, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. UBTVQH đã tiếp thu, không quy định nội dung này trong dự thảo luật. Về vấn đề đô thị du lịch, có ý kiến đề nghị giữ quy định như luật hiện hành về đô thị du lịch vì trên thực tiễn đã hình thành đô thị du lịch. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị không quy định đô thị du lịch trong dự thảo luật lần này. Do còn có ý kiến khác nhau, UBTVQH xin ý kiến đại biểu hai phương án. Một là không quy định về nội dung đô thị du lịch vì Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị không quy định về loại hình đô thị du lịch; việc quy định đô thị du lịch như một danh hiệu mà không kèm theo cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ thì không nên quy định trong văn bản luật. Hai là quy định về đô thị du lịch theo hướng xây dựng cụ thể các điều kiện công nhận, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch.
Thảo luận về vấn đề này, ĐB Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) và một số ĐBQH nêu ý kiến không quy định đô thị du lịch trong luật vì không khả thi. Chúng ta đã từng quy định nhưng không thực hiện được, vì phải cần rất nhiều cơ chế để thực hiện thành công. Tuy nhiên, ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) lại cho rằng quy định về đô thị du lịch là rất cần thiết, vì hiện tại đã có một số đô thị du lịch phát triển. Nếu không quy định trong luật thì sẽ không có chế định, quy hoạch để thực hiện. “Chúng ta quy định đô thị du lịch trong luật này nhằm mục đích gì? Nếu quy định thì phải có cơ chế, nguồn lực để thực hiện. Còn nếu không có thì không cần phải quy định trong luật”- ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) nói. ĐB Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho rằng ngay từ bây giờ cũng nên tính toán, tạo cơ hội để hình thành những đô thị du lịch trong tương lai.
Bắt buộc hay để tự nguyện?
Về đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú, UBTVQH cho biết, một số ý kiến cho rằng cần được thực hiện theo nguyên tắc bắt buộc để tạo thuận lợi cho công tác quản lý về chất lượng cơ sở lưu trú, tác động tích cực đến môi trường kinh doanh, góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín ngành du lịch; nhưng cũng lo ngại việc thực hiện theo nguyên tắc này còn mang nặng tính hành chính, can thiệp vào sự vận hành của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy luật thị trường. Một số ý kiến cho rằng, đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú cần được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng là nhu cầu, quyền lợi của doanh nghiệp. Việc đăng ký xếp hạng theo nguyên tắc tự nguyện thể hiện quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động kinh doanh được vận hành theo quy luật thị trường, giảm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc xếp hạng theo nguyên tắc này có thể gây khó khăn trong việc quản lý, thống kê, dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tự mạo nhận sao, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch.
Vì còn có ý kiến khác nhau, UBTVQH đã đề xuất 2 phương án xin ý kiến ĐBQH. Các ĐBQH thảo luận nhưng cũng chưa thống nhất ý kiến. Nhiều ĐBQH đồng tình bắt buộc xếp hạng các cơ sở lưu trú để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Đây cũng là ý kiến của ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh), ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TPHCM) vì cho rằng đó là cơ sở để du khách lựa chọn, trả lại đúng chất lượng cơ sở lưu trú trên thị trường, nhất là trong bối cảnh du khách đang phải đặt khách sạn qua mạng “bằng niềm tin” nhiều như hiện nay. Nhưng ĐB Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), ĐB Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) lại cho rằng đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch chỉ nên là tự nguyện.
Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), về bảo đảm an toàn cho khách du lịch, một số ý kiến cho rằng, dự thảo luật do Chính phủ trình quy định “căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập lực lượng chuyên trách hỗ trợ, bảo vệ khách du lịch” dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, làm phát sinh biên chế, tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước. UBTVQH đã tiếp thu, không quy định nội dung này trong dự thảo luật. Về vấn đề đô thị du lịch, có ý kiến đề nghị giữ quy định như luật hiện hành về đô thị du lịch vì trên thực tiễn đã hình thành đô thị du lịch. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị không quy định đô thị du lịch trong dự thảo luật lần này. Do còn có ý kiến khác nhau, UBTVQH xin ý kiến đại biểu hai phương án. Một là không quy định về nội dung đô thị du lịch vì Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị không quy định về loại hình đô thị du lịch; việc quy định đô thị du lịch như một danh hiệu mà không kèm theo cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ thì không nên quy định trong văn bản luật. Hai là quy định về đô thị du lịch theo hướng xây dựng cụ thể các điều kiện công nhận, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch.
Thảo luận về vấn đề này, ĐB Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) và một số ĐBQH nêu ý kiến không quy định đô thị du lịch trong luật vì không khả thi. Chúng ta đã từng quy định nhưng không thực hiện được, vì phải cần rất nhiều cơ chế để thực hiện thành công. Tuy nhiên, ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh) lại cho rằng quy định về đô thị du lịch là rất cần thiết, vì hiện tại đã có một số đô thị du lịch phát triển. Nếu không quy định trong luật thì sẽ không có chế định, quy hoạch để thực hiện. “Chúng ta quy định đô thị du lịch trong luật này nhằm mục đích gì? Nếu quy định thì phải có cơ chế, nguồn lực để thực hiện. Còn nếu không có thì không cần phải quy định trong luật”- ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) nói. ĐB Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) cho rằng ngay từ bây giờ cũng nên tính toán, tạo cơ hội để hình thành những đô thị du lịch trong tương lai.
Bắt buộc hay để tự nguyện?
Về đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú, UBTVQH cho biết, một số ý kiến cho rằng cần được thực hiện theo nguyên tắc bắt buộc để tạo thuận lợi cho công tác quản lý về chất lượng cơ sở lưu trú, tác động tích cực đến môi trường kinh doanh, góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín ngành du lịch; nhưng cũng lo ngại việc thực hiện theo nguyên tắc này còn mang nặng tính hành chính, can thiệp vào sự vận hành của hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy luật thị trường. Một số ý kiến cho rằng, đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú cần được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện. Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng là nhu cầu, quyền lợi của doanh nghiệp. Việc đăng ký xếp hạng theo nguyên tắc tự nguyện thể hiện quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; bảo đảm hoạt động kinh doanh được vận hành theo quy luật thị trường, giảm thủ tục hành chính. Tuy nhiên, việc xếp hạng theo nguyên tắc này có thể gây khó khăn trong việc quản lý, thống kê, dễ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tự mạo nhận sao, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách du lịch.
Vì còn có ý kiến khác nhau, UBTVQH đã đề xuất 2 phương án xin ý kiến ĐBQH. Các ĐBQH thảo luận nhưng cũng chưa thống nhất ý kiến. Nhiều ĐBQH đồng tình bắt buộc xếp hạng các cơ sở lưu trú để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách. Đây cũng là ý kiến của ĐB Trần Thị Hằng (Bắc Ninh), ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (TPHCM) vì cho rằng đó là cơ sở để du khách lựa chọn, trả lại đúng chất lượng cơ sở lưu trú trên thị trường, nhất là trong bối cảnh du khách đang phải đặt khách sạn qua mạng “bằng niềm tin” nhiều như hiện nay. Nhưng ĐB Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ), ĐB Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) lại cho rằng đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch chỉ nên là tự nguyện.