Kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 tại Mỹ, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu bước sang trang mới phức tạp hơn, đòi hỏi các nước và các tổ chức quốc tế liên tục sửa đổi các điều khoản trong luật chống khủng bố. Trong những năm qua, hàng loạt vụ khủng bố xảy ra tại châu Âu một lần nữa thúc đẩy các nước sửa đổi luật chống khủng bố.Nhiều công ước chống khủng bố Chủ nghĩa khủng bố đã được đưa vào chương trình nghị sự quốc tế từ năm 1934, khi Liên đoàn các quốc gia, tiền thân của Liên hiệp quốc (LHQ), bắt đầu xây dựng một công ước về ngăn ngừa và trừng phạt khủng bố. Mặc dù công ước cuối cùng đã được thông qua vào năm 1937 nhưng chưa bao giờ có hiệu lực. Ngày nay, có 15 công ước quốc tế chống khủng bố có hiệu lực dưới sự bảo trợ của LHQ và các cơ quan chuyên môn trực thuộc LHQ. Hơn nữa, ngày 8-9-2006, Đại hội đồng LHQ thông qua “Chiến lược chống khủng bố toàn cầu”. Công ước quốc tế chống khủng bố lần thứ 16, một công ước toàn diện về chủ nghĩa khủng bố quốc tế, hiện đang được đàm phán. Ngày 28-9-2001, Nghị quyết 1373 của Hội đồng Bảo an LHQ được thông qua theo Chương VII của Hiến chương LHQ. Trong số các điều khoản khác, Nghị quyết 1373 ủng hộ việc trao đổi thông tin chống khủng bố giữa các quốc gia thành viên và cải cách pháp luật chống khủng bố. Sau đó, LHQ thành lập Ủy ban Chống khủng bố để theo dõi việc nhà nước tuân thủ các điều khoản chống khủng bố của LHQ. Châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, khối Arab cũng có công ước riêng chống khủng bố. Công ước ASEAN về chống khủng bố ký ngày 13-1- 2007 tại Cebu, Philippines. Anh: Áp lực đổi mới luật thường xuyên
Cảnh sát Anh trong một cuộc diễn tập chống khủng bố
Tại Anh, nơi vừa xảy ra 3 vụ khủng bố trong 3 tháng liên tiếp, Chính phủ Anh đang đứng trước áp lực sửa đổi Đạo luật chống khủng bố có từ năm 2000. Trong lần sửa đổi vào năm 2005, đạo luật cho phép Bộ Nội vụ bắt những người nghi ngờ tham gia các tổ chức khủng bố. Đạo luật chống khủng bố sửa đổi năm 2006 đã tăng cường thời hạn tiền tạm giam đối với các nghi can khủng bố đến 28 ngày. Ban đầu, Chính phủ và Thủ tướng Tony Blair đề nghị thời hạn giam giữ lên đến 90 ngày, nhưng đã giảm xuống còn 28 ngày sau khi bỏ phiếu tại Hạ nghị viện, do các nghị sĩ Công đảng đối lập phản đối kịch liệt. Đạo luật chống khủng bố năm 2008 có một phần trong đó có thể gây tranh cãi, tăng giới hạn tiền tạm giam đối với nghi phạm khủng bố trong 42 ngày. Biện pháp này đã bị loại khỏi dự luật sau khi không được Hạ viện thông qua. Kể từ đó đến nay, hàng năm, nước Anh đều có bổ sung các điều khoản mới trong luật chống khủng bố.
Theo Thủ tướng Anh Theresa May, luật chống khủng bố mới sắp tới sẽ trao nhiều quyền hơn cho các lực lượng cảnh sát và an ninh cũng như tăng hình phạt với tội phạm khủng bố, kể cả tội ít nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nước Anh sẽ siết chặt các quy định về an ninh mạng và bài trừ tư tưởng cực đoan trong xã hội.Pháp: Luật mới cho phép hành động không cần báo trước Luật chống khủng bố mới của Pháp được áp dụng sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố ở Paris tháng 11-2015 làm 130 người chết. Luật mới cho phép các lực lượng an ninh theo dõi những kẻ tình nghi, thực hiện các cuộc lục soát nơi ở của họ mà không báo trước, hay quản thúc tại gia nghi phạm và cấm các cuộc tụ tập công cộng. Ngoài ra, kể từ khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 11-2015, nhà cầm quyền đã ban hành 155 nghị định ngăn cấm tụ tập đông người và áp đặt 639 biện pháp ngăn ngừa các cá nhân cụ thể tham gia vào các cuộc biểu tình.
Trong tháng 5, một loạt các biện pháp cũng được đưa ra để hạn chế các cuộc biểu tình sau cuộc bầu cử tổng thống. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nói rằng, mối đe dọa khủng bố vẫn rất cao sau khi mở rộng các biện pháp khẩn cấp lần thứ sáu. Cựu Tổng thống Francois Hollande từng tuyên bố rằng Pháp trong tình trạng “chiến tranh” và triển khai quân đội để tuần tra đường phố. Tuy nhiên, đã có một số ý kiến phản đối luật chống khủng bố mới cũng như các biện pháp áp dụng trong tình trạng khẩn cấp. Marco Perolini, nhà nghiên cứu của Tổ chức Ân xá quốc tế tại Pháp, nói rằng tình trạng khẩn cấp nhằm bảo vệ người Pháp khỏi mối đe dọa khủng bố thay vào đó được sử dụng để hạn chế quyền biểu tình hòa bình. Ông nói: “Do tình trạng khẩn cấp, hàng trăm nhà hoạt động, các nhà môi trường và các nhà vận động nhân quyền không được phép tham gia biểu tình”.
Nhật Bản: Cơ quan điều tra không được lạm quyền
Tại Nhật Bản, dự luật sửa đổi Luật trừng phạt tội phạm có tổ chức và kiểm soát tội phạm (tức là luật chống khủng bố sửa đổi) đã được Hạ viện thông qua hồi cuối tháng 5. Chính phủ giải thích rằng kế hoạch khủng bố hoặc các hành động chuẩn bị khủng bố có thể được đánh giá thông qua các bằng chứng khách quan như các hành động cá nhân của kẻ tình nghi. Trong số những vấn đề tranh cãi là việc quy kết các hành động chuẩn bị khủng bố và các hành vi khác sẽ làm thắt chặt việc giám sát người công dân bình thường. Thu thập các thông tin ban đầu được xem là cần thiết để phát hiện các tội ác khủng bố trong giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị.
Nhật Bản: Cơ quan điều tra không được lạm quyền
Tại Nhật Bản, dự luật sửa đổi Luật trừng phạt tội phạm có tổ chức và kiểm soát tội phạm (tức là luật chống khủng bố sửa đổi) đã được Hạ viện thông qua hồi cuối tháng 5. Chính phủ giải thích rằng kế hoạch khủng bố hoặc các hành động chuẩn bị khủng bố có thể được đánh giá thông qua các bằng chứng khách quan như các hành động cá nhân của kẻ tình nghi. Trong số những vấn đề tranh cãi là việc quy kết các hành động chuẩn bị khủng bố và các hành vi khác sẽ làm thắt chặt việc giám sát người công dân bình thường. Thu thập các thông tin ban đầu được xem là cần thiết để phát hiện các tội ác khủng bố trong giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị.
Tuy nhiên, điều này gây lo ngại ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của công dân. Đảng Dân chủ đối lập lên tiếng lo ngại dự luật này sẽ dẫn tới một xã hội bị giám sát. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản nói rằng các công dân bình thường không liên quan đến các nhóm hình sự, các tổ chức khủng bố và các tổ chức gangster sẽ không bị giám sát chặt chẽ. Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng ông sẽ làm việc để đảm bảo điều tra đúng người và người dân không nên lo ngại sau khi ban hành dự luật. Hiện dự luật còn chờ Thượng viện thông qua. Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) nói rằng dự luật phải sớm có hiệu lực như là một biện pháp chống khủng bố cần thiết trước khi Tokyo tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè 2020.
Theo một cuộc khảo sát của Kyodo News, tỷ lệ ủng hộ của công chúng đối với dự luật này là 42,6% trong tháng 1, tỷ lệ phản đối là 40,7%, số còn lại không có ý kiến. Cuộc khảo sát của truyền hình NHK nêu mục đích của dự luật là nhằm “ngăn ngừa các tội ác và khủng bố bằng các phương tiện có tổ chức” và tỷ lệ ủng hộ là 45%. Chỉ có 11% người trả lời của NHK phản đối dự luật.