Trước nguy cơ lây lan trên diện rộng của các loại dịch bệnh như tả heo châu Phi, sán heo, lở mồm long móng trên gia súc, cúm gia cầm... đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thực phẩm, bữa ăn của các gia đình, trong đó đáng quan ngại là bữa ăn và sức khỏe của học sinh trong các trường học.
Để có những thông tin tư vấn tốt nhất về an toàn thực phẩm, cách phòng chống dịch bệnh liên quan đến ăn uống đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho con em mình, BáoSGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “An toàn thực phẩm trường học trước nguy cơ dịch bệnh”.
Tham gia buổi giao lưu có các chuyên gia đến từ Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục - Đào tạo, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TPHCM, Trung tâm dinh dưỡng TPHCM và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Buổi giao lưu diễn ra lúc 9 giờ sáng 22-3, trên Báo SGGP Online.
Tại buổi giao lưu trực tuyến, các chuyên gia, nhà quản lý đã giải đáp nhiều thắc mắc và tư vấn giải pháp để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ dịch bệnh hiện nay.
Khách mời
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban ATTP
Ông Trần Nguyên Thục, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM
BSCk1 Phan Thị Hiền Thu, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM
BS Thân Đức Dũng, Trưởng khoa Vi sinh, BV Nhi đồng Thành phố
Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y
Chi cục chăn nuôi thú y
Ông Trương Trung Thu, Phó phòng Khoa học công nghệ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Được biết, TPHCM đang thí điểm mô hình trường học đảm bảo tỷ lệ 100% thực phẩm xuất xứ an toàn, hiện mới được triển khai ở một số quận nội thành. Vậy trong năm học tới có nhân rộng toàn TP hay có thêm quy định quản lý nào hay không?
Hiện nay, một số trường tiểu học ở quận 1 có cho phụ huynh đăng ký vào trường tham quan bữa ăn của con nhưng sao có trường thực hiện, trường không thực hiện? Quy định của ngành thế nào hay trách nhiệm chỉ được giao hoàn toàn về cho hiệu trưởng? Khi có sự cố ngộ độc thực phẩm, ai sẽ là người chịu trách nhiệm và phụ huynh có quyền khiếu kiện nhà trường (trong trường hợp học sinh bị thiệt hại lớn về sức khỏe) hay không?
Để đảm bảo một suất ăn cho học sinh đảm bảo cả về mặt dinh dưỡng và ATTP, liệu có nên xây dựng một khung giá thành cho mỗi một suất ăn hay không?
Mấy ngày nay, theo dõi trên báo chí, tôi thấy Bộ GD-ĐT nói có chủ trương khuyến khích ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia quản lý chất lượng thực phẩm ở trường học nhưng thực tế việc này triển khai thế nào? Tôi có hai con đang học tiểu học nhưng chưa một lần được tham gia bữa ăn trưa ở trường cùng con. Vậy vai trò đồng giám sát của chúng tôi được quy định và thực hiện thế nào?
Nếu như bữa ăn trưa được các trường quan tâm, chăm chút thì bữa xế ở nhiều trường học hiện nay lại được tổ chức rất sơ sài, thậm chí đối phó theo kiểu mua bánh ngọt, kem, yaourt, xúc xích, pizza… cho học sinh ăn, vừa ít tiền vừa đỡ thời gian chế biến nhưng không có lợi cho sức khỏe học sinh. Vậy vấn đề kiểm soát chất lượng các loại thức ăn sẵn này thế nào? Ngành giáo dục có quy định gì về tỷ lệ giữa thức ăn sẵn với thức ăn tươi sống được nấu chín cho học sinh?
Việc ăn uống ngoài đường với những thực phẩm kém vệ sinh sẽ có những tác dụng xấu gì? Tôi và nhiều thực khách lại thấy thức ăn đường phố rất phong phú và ngon mắt
Cho tôi hỏi những loại thực phẩm tốt cho việc thức đêm? (Vì con của tôi hay thức khuya học bài)
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ ngộ độc thực phẩm cho học sinh nhưng nguyên nhân không phải do thức ăn chế biến trong trường mà do giáo viên hoặc học sinh mua vào trường ăn. Như vậy, phải chăng ý thức của cả hai lực lượng này chưa tốt? Có cách nào kiểm soát nguồn thực phẩm mua từ ngoài đem vào trường ăn? Khi học sinh bị ngộ độc từ thực phẩm giáo viên mua từ ngoài trường đem vào, giáo viên đó sẽ bị xử lý thế nào hoặc ai là người chịu trách nhiệm sức khỏe cho học sinh?
Tôi thấy gần trường con tôi có mấy xe bán cháo sườn, cháo dinh dưỡng lưu động. Những loại cháo này có thực sự dinh dưỡng không?
Cảm ơn câu hỏi của bạn!
Thực sự rất khó để kiểm chứng cháo dinh dưỡng, hay cháo sườn lưu động có đủ chất dinh dưỡng hay không. Trừ khi bạn được chứng kiến quy trình nấu cũng như những loại thực phẩm mà họ cho vào cháo.
Ngành giáo dục đã có quy định cấm bán nước ngọt có ga trong trường học nhưng mong Sở GD hãy làm một cuộc khảo sát sẽ thấy tất cả trường học hiện nay vẫn bán thức uống này. Vì sao quy định đã có mà không triển khai trong thực tế?
TP đang chủ trương giảm các loại bao ni lông, ống hút nhựa để bảo vệ môi trường nhưng căng tin trường học vẫn sử dụng đại trà. Ngành có những kế hoạch gì để giáo dục ý thức cho học sinh?
Bọn cháu rất thích ăn ốc, theo BS ăn ốc có tốt không và việc sơ chế các loại ốc hiện nay có an toàn cho thực khách hay không?
Hiện nay, tiền ăn và phí phục vụ bán trú của học sinh giữa các quận, huyện có khác nhau. Vậy kiểm soát thế nào để đảm bảo tính công khai, minh bạch, giá cả tương xứng chất lượng thực phẩm trong bữa ăn của học sinh?
Bảo đảm ATTP trong trường học phải được thực hiện xuyên suốt và liên tục để thật sự có tác dụng, làm sao để ngăn ngừa sai phạm, đề phòng và giảm thiểu ngộ độc thực phẩm, đặc biệt đối với các cháu trường mầm non.
Ban ATTP và Sở GD-ĐT đã phối hợp triển khai Kế hoạch bảo đảm ATTP tại tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn, với sự vào cuộc của UBND các quận, huyện theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Chúng tôi tập trung vào các nội dung chủ yếu như : 1) Tập huấn tuyên truyền kiến thức ATTP, hướng dẫn triển khai quy trình bảo đảm ATTP như bố trí bếp ăn, quy trình nhận và xử lý thực phẩm; 2) Huấn luyện quy trình xử lý ngộ độc thực phẩm; 3) Tăng cường công tác giám sát hậu kiểm, thanh tra xử lý vi phạm; 4) Cải thiện nguồn nguyên liệu thực phẩm an toàn, chất lượng, cụ thể phải là thực phẩm được cung cấp từ các cơ sở nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của TP, hoặc cơ sở đạt các chứng nhận HACCP, ISO 22000:2005, VietGAP, GlobalGAP...
Hầu hết trường học hiện nay đều có một hiệu phó phụ trách bán trú. Nhưng người này phải quản lý rất nhiều việc, chưa kể những buổi họp hành ở sở, ngành. Trách nhiệm kiểm soát nguồn thực phẩm chủ yếu thuộc về cấp dưỡng nhưng trình độ những người này chỉ trung cấp. Sở GD có biện pháp gì để nâng cao trình độ và ý thức cho đội ngũ này?
Cơ sở vật chất của nhiều trường học ở TPHCM hiện nay còn hạn chế nên phải đặt mua suất ăn sẵn cho học sinh. Ngoài việc chất lượng thực phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị cung cấp, học sinh còn phải đối mặt với nguy cơ thức ăn bị biến chất do quá trình vận chuyển và bảo quản, điều kiện hâm nóng, lưu trữ thức ăn còn nhiều hạn chế ở các trường học. Ông có ý kiến thế nào về vấn đề này?