Trong đó, các địa phương có nguy cơ sạt lở cao cần đặc biệt chú ý như: tỉnh Lai Châu: các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ, Than Uyên; tỉnh Điện Biên: huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Ảng; tỉnh Sơn La: huyện Mường La, Yên Châu; tỉnh Lào Cai: Bát Xát, Sa Pa, Bảo Thắng, Văn Bàn; tỉnh Hà Giang: huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Vị Xuyên.
Nguy cơ xảy ra sạt lở đất cao là do những ngày qua khu vực này mưa nhiều, lũ các sông lên cao, đã đạt đỉnh và đang xuống.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái đã đạt đỉnh ở mức 31,28m lúc 10 giờ ngày 18-8 (trên báo động 2 là 0,28m) và đang xuống nhanh; trên sông Lô tại Tuyên Quang đã đạt đỉnh ở mức 21,02 m lúc 23 giờ ngày 18-8 (dưới báo động 1 là 0,98m) và đang xuống nhanh; hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội đang lên nhanh.
Lúc 7 giờ ngày 19-8 mực nước trên các sông: sông Thao tại Yên Bái là 30,18 m (trên báo động 1 là 0,18m); sông Lô tại Tuyên Quang là 20,74 m (dưới báo động 1 là 1,26m); sông Chảy tại Bảo Yên là 70,61m (dưới báo động 1 là 0,39m); hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội 6,8m (dưới báo động 1 là 2,7m).
Dự báo trong 12 giờ tới, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái sẽ xuống mức 29,60 m (dưới báo động 1 là 0,40m); nước trên sông Lô tại Tuyên Quang sẽ xuống mức 19,90 m (dưới là 2,1m).
Trong 24 giờ tới mực nước trên sông Thao tại Yên Bái sẽ xuống mức 29,10 m (dưới mức báo động 1 là 0,90m); nước trên sông Lô tại Tuyên Quang sẽ xuống mức 19,60 m (dưới báo động 1 là 2,40m)