Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, bão số 2 đã làm 4 người chết, 5 người mất tích, 19 người bị thương. Ngoài ra làm chìm 53 tàu cá; sập đổ và tốc mái hơn 4.000 ngôi nhà; ngập úng gần 50.000ha lúa và hoa màu; làm sạt lở nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ…
Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương tập trung tìm kiếm những nạn nhân còn đang mất tích và khẩn trương triển khai việc hỗ trợ nhân dân phục hồi thiệt hại sau mưa bão lũ.
Tại cuộc họp, Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho biết, 10 trong số 13 thuyền viên tàu vận tải VTB 26 bị chìm tại đảo Ngư trên vùng biển của tỉnh Nghệ An đã được tìm thấy. Hiện các lực lượng đang huy động 18 tàu cùng địa phương để tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân còn lại.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vấn đề cần rút ra sau cơn bão số 2 là vẫn còn tâm lý chủ quan trong việc di dời, neo đậu tàu thuyền tránh bão khi tổ chức phòng chống bão, dẫn đến để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người và phương tiện.
Tại cuộc họp, Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho biết, 10 trong số 13 thuyền viên tàu vận tải VTB 26 bị chìm tại đảo Ngư trên vùng biển của tỉnh Nghệ An đã được tìm thấy. Hiện các lực lượng đang huy động 18 tàu cùng địa phương để tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân còn lại.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vấn đề cần rút ra sau cơn bão số 2 là vẫn còn tâm lý chủ quan trong việc di dời, neo đậu tàu thuyền tránh bão khi tổ chức phòng chống bão, dẫn đến để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người và phương tiện.
Các địa phương phải rút kinh nghiệm về quản lý, tổ chức sắp xếp tàu thuyền cập bờ một cách hợp lý, khi người và phương tiện cập bờ phải kiên quyết đưa người lên bờ và cư trú tại nơi an toàn. Đồng thời phải quyết liệt hơn trong quản lý các phương tiện vãng lai, không để xảy ra trường hợp đáng tiếc như vụ chìm tàu vận tải VTB 26.
Tại Nam bộ, thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ ngày 15 đến 18-7, ở trung lưu sông Mê Công đã xuất hiện mưa vừa và mưa to; tổng lượng mưa đo được phổ biến từ 80 - 150mm. Do mưa lớn, mực nước ở trung và hạ lưu sông Mê Công đang lên. Vì vậy mực nước đầu nguồn sông Cửu Long cũng đang lên theo, mực nước cao nhất ngày 17-7, trên sông Tiền tại trạm Tân Châu là 1,99m, trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,81m. Dự báo trong những ngày tới, do lũ thượng nguồn về kết hợp kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh. Từ ngày 24 đến 27-7, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng lên mức 2,7 - 3m còn trên sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 2,4 - 2,6m. Nguy cơ xảy ra ngập lụt ở một số vùng trũng thấp, vùng ven sông, ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Tại Nam bộ, thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ ngày 15 đến 18-7, ở trung lưu sông Mê Công đã xuất hiện mưa vừa và mưa to; tổng lượng mưa đo được phổ biến từ 80 - 150mm. Do mưa lớn, mực nước ở trung và hạ lưu sông Mê Công đang lên. Vì vậy mực nước đầu nguồn sông Cửu Long cũng đang lên theo, mực nước cao nhất ngày 17-7, trên sông Tiền tại trạm Tân Châu là 1,99m, trên sông Hậu tại Châu Đốc là 1,81m. Dự báo trong những ngày tới, do lũ thượng nguồn về kết hợp kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên nhanh. Từ ngày 24 đến 27-7, mực nước cao nhất ngày trên sông Tiền tại Tân Châu có khả năng lên mức 2,7 - 3m còn trên sông Hậu tại Châu Đốc lên mức 2,4 - 2,6m. Nguy cơ xảy ra ngập lụt ở một số vùng trũng thấp, vùng ven sông, ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.