LS Trần Ngọc Liễng - Vì Tổ quốc, sẵn sàng từ bỏ danh vọng

Luật sư – Nhân sĩ Trần Ngọc Liễng (pháp danh: Tỳ Kheo Thích Kiến Huyền) sinh năm 1923, tại xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long, nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQTPHCM vừa từ trần lúc 13 giờ 30 ngày 10-9-2011. Linh cữu của ông quàn tại Thiền viện Thường Chiếu, ấp 1, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sáng nay ông được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Đồng Nai.

Sinh ra trong một gia đình trí thức tại xã Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long, Trần Ngọc Liễng sớm tham gia Thanh niên Tiền phong thời kỳ khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại Sài Gòn. Năm 1950, ông tập sự luật sư và đến năm 1954 thì hợp tác với văn phòng Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Lâm Sanh. Năm 1965, ông được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa bổ nhiệm làm Ủy viên xã hội Chính phủ. Nhận thức được dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ và chính sách cai trị hà khắc, bản chất tay sai của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ nên ông đã từ nhiệm vào năm 1966.

Hòa cùng phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông trở thành một trong những trí thức tiêu biểu đấu tranh cho hòa bình, độc lập, tự chủ của dân tộc, tự do ngôn luận báo chí, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ của các giới tại Sài Gòn lúc bấy giờ. Đặc biệt, với uy tín của mình, tháng 6-1969, Lực lượng quốc gia tiến bộ được thành lập, đã đề cử ông làm Chủ tịch. Đây là tổ chức đấu tranh công khai cho hòa bình, chống Mỹ xâm lược Việt Nam, tập hợp đông đảo lực lượng trí thức Sài Gòn, các vị tư sản dân tộc tham gia.

Năm 1974, ông là Chủ tịch Tổ chức Mặt trận nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris để liên kết các tổ chức yêu nước, tiến bộ, những nghị sĩ dân biểu đối lập của chính quyền Sài Gòn, vạch trần âm mưu phá hoại Hiệp định Paris của Mỹ, ngụy. Phong trào này đã được sự ủng hộ của nhân dân trong nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Ngôi nhà của ông ở tại 212 Điện Biên Phủ là nơi hội họp của các tổ chức tiến bộ nên thường xuyên bị chính quyền bao vây, kiểm soát gắt gao.

Những hoạt động tích cực của Luật sư Trần Ngọc Liễng đã góp phần thổi bùng ngọn lửa đấu tranh vì độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc của nhân dân Sài Gòn - Gia Định, nhân dân miền Nam, cùng toàn Đảng, toàn dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc bằng thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30-4-1975. Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, luật sư đã vinh dự tham gia trong phái đoàn miền Nam dự Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc về mặt nhà nước vào tháng 11-1975.

Từ sau năm 30-4-1975 đến nay, ông tiếp tục tham gia hoạt động trong MTTQ VN, là Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM. Tháng 2-1977, ông được hiệp thương cử làm ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ VN. Hơn 36 năm tham gia trong MTTQ VN, ông đã góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ông còn là đại biểu HĐND TP (Trưởng ban Pháp chế HĐND TP năm 1978)… Với những cống hiến hết sức to lớn, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.

Luật sư Trần Ngọc Liễng là tấm gương tiêu biểu của một nhân sĩ trí thức yêu nước. Càng đẹp hơn khi ông là một trí thức uyên bác sẵn sàng từ bỏ địa vị, danh vọng để đứng về phía nhân dân, về phía Tổ quốc. Nhân cách ấy chính là nhân cách của kẻ sĩ, của người trí thức Nam bộ giàu lòng yêu nước, thương dân. 

LINH ĐAN

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội và phu nhân rời Hà Nội, lên đường tham dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân lên đường dự IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chiều 1-4, chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent; đồng thời thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến 8-4.

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Trước việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, người dân nêu băn khoăn về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là cấp xã sẽ được tổ chức ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Hoàng Văn Tú (ảnh), Học viện Cán bộ TPHCM, đã nêu một số khuyến nghị trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tại các đô thị lớn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 31-3. Ảnh: VIẾT CHUNG

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Ưu tiên trình Quốc hội quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền

Chiều 31-3, phát biểu kết luận phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ ưu tiên trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền.

50 năm thống nhất đất nước: Kiều bào chung tay đưa TPHCM và đất nước vươn xa

50 năm thống nhất đất nước: Kiều bào chung tay đưa TPHCM và đất nước vươn xa

50 năm sau ngày thống nhất, kiều bào tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của TPHCM và cả nước. Với hơn 6 triệu người trên toàn cầu, trong đó hơn 3 triệu người gắn bó mật thiết với thành phố mang tên Bác, những đóng góp về tri thức, kinh tế, khoa học - công nghệ ngày càng sâu rộng. TPHCM không ngừng mở rộng chính sách thu hút nguồn lực kiều bào, tạo điều kiện để họ đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31-3, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo".

Toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Brazil

Toàn văn Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Brazil

Tối 29-3, Bộ Ngoại giao phát thông cáo về Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Brazil nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva. Báo SGGP trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.

Chuyến thăm tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ: Kỳ vọng mở ra chương mới trong quan hệ hai nước

Chuyến thăm tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu Bỉ: Kỳ vọng mở ra chương mới trong quan hệ hai nước

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31-3 đến 4-4. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa của sự kiện này.