Theo đó, L’Oréal đưa ra các chỉ tiêu: Đến năm 2025, tất cả các nhà máy, cơ sở làm việc của L’Oréal trên toàn cầu sẽ đạt mức trung hòa carbon bằng cách cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng và sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Đến năm 2030, 100% nhựa được sử dụng cho bao bì sản phẩm của L’Oréal sẽ đến từ nguồn nhựa tái chế hoặc nhựa sinh học. Đến năm 2030, L’Oréal sẽ giảm khoảng 50% lượng khí nhà kính thải ra môi trường trên từng thành phẩm, so với mức khí thải của năm 2016.
Để giúp hơn 1,5 tỷ khách hàng của L’Oréal đi theo hướng tiêu dùng xanh bền vững, L’Oréal đã phát triển cơ chế nhãn sản phẩm với các thông tin về ảnh hưởng xã hội và môi trường của sản phẩm, được đánh giá theo thang từ A đến E (thang A là sản phẩm tốt nhất cho môi trường), được công nhận bởi các chuyên gia khoa học và kiểm soát bởi đội ngũ kiểm toán độc lập của Bureau Veritas Certification. Cơ chế nhãn sản phẩm này sẽ bắt đầu với thương hiệu Garnier và lần lượt được triển khai cho tất cả các thương hiệu, các loại sản phẩm ở các thị trường trên toàn cầu.
Ngoài ra, để đóng góp vào việc giải quyết những thách thức trên toàn cầu cho các vấn đề xã hội và môi trường, một quỹ từ thiện trị giá 150 triệu EUR đã được L’Oréal lập ra. Trong đó, 100 triệu EUR được dành cho việc đầu tư cải tạo các ảnh hưởng nhằm giải quyết thách thức về môi trường, gồm 50 triệu EUR cho hoạt động cải tạo môi trường biển bị hư hại, các dự án phục hồi hệ sinh thái rừng và 50 triệu EUR dành tài trợ cho các dự án liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn.
Tất cả những mục tiêu kể trên nằm trong kế hoạch phát triển bền vững mới trên toàn cầu mang tên “L’Oréal for the Future” (L’Oréal cho tương lai) vừa được L’Oréal công bố gần đây.