Anh thuê một căn phòng trong một khu ổ chuột để dạy học và cung cấp nửa kí lô gạo mỗi ngày cho các bậc phụ huynh như là cách để khuyến khích họ cho con đến lớp học của anh.
Chỉ trong một thập niên, anh và cộng sự đã có một mạng lưới với 10 trường học trực tuyến và 3 trường học thường xuyên, với mục đích là trao cho hàng ngàn trẻ em ở những vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước Nam Á với 163 triệu dân này một nền giáo dục thông qua kỹ thuật và Internet. Với thành tựu đổi mới trong công tác giáo dục này, Quỹ JAAGO của anh vừa được Tổ chức Văn hóa - Giáo dục - Khoa học Liên hiệp quốc (UNESCO) tôn vinh với phần thưởng 25.000 USD.
Theo UNESCO, cho dù giáo dục tiểu học ở Bangladesh là miễn phí, nhưng chỉ có một nửa trẻ em ở các khu ổ chuột của đất nước này được đến trường, chiếm tỷ lệ 18%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của quốc gia.
Rakshand tâm sự: “Những gì chúng tôi làm không phải là ngành khoa học tên lửa, nhưng điều này không ai chịu làm. Đó là một hệ thống rất đơn giản”. Rakshand cho biết, các bài học đầu tiên được truyền tải qua ứng dụng Skype, nhưng giờ đây các giáo viên ở thủ đô Dhaka sử dụng như một phương tiện truyền hình tương tác để giới thiệu các hướng dẫn trực tiếp, phân tích các biểu đồ và gửi cho sinh viên ở những vùng xa xôi các video mang tính giáo dục.
Giáo dục chất lượng và hòa nhập cho tất cả mọi người là một trong 17 mục tiêu phát triển được các thành viên LHQ thông qua năm 2015, như một phần của chương trình nghị sự đầy hoài bão để có thể chấm dứt đói nghèo toàn cầu vào năm 2030. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn còn hàng triệu trẻ em và người lớn trên khắp thế giới có ít hoặc không có cơ hội tiếp cận với giáo dục do chiến tranh, nghèo đói và di dân.
Để giải quyết sự thiếu thốn này, cũng như Quỹ JAAGO của Rakshand, Kiron - một tổ chức phi chính phủ khuyến khích việc học cho những người tị nạn từ Syria, Iraq và Afghanistan có thể đổi mới cuộc đời. Họ cũng vừa được UNESCO trao phần thưởng như là một cách để tôn vinh việc làm đầy ý nghĩa này.
Có trụ sở tại Đức, tổ chức này đang điều hành một chương trình trực tuyến, mà theo đó cho phép người tị nạn đăng ký các khóa học kế toán, kỹ sư và các khóa học khác bằng cách đăng nhập qua điện thoại thông minh ở bất cứ đâu trên thế giới, ngay cả ở trại tị nạn và khu lán trại tạm trú. Hơn 2.000 sinh viên đã tham gia các khóa học với 27 trường đại học đối tác ở Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Jordan.
Markus Kressler, người đồng sáng lập Kiron cho biết, Kiron hiện nay đang tràn ngập các yêu cầu hỗ trợ từ các tình nguyện viên và các nhà khoa học, những người đang muốn cung cấp các dịch vụ học đại học trực tuyến.
Mặc dù thành công những dự án như vậy, nhưng kết nối Internet vẫn là một thách thức. Anh Rakshand cho biết, JAAGO đang xem xét đưa vào vận hành các lớp học trực tuyến ở Sierra Leone và Nepal, nhưng phải đối mặt với băng thông hạn chế ở đất nước này.