Lợi ích kép khi phát triển xanh

Theo Bộ Công thương, chỉ cần mỗi doanh nghiệp (DN) sản xuất tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm thì cả nước tiết kiệm được hơn 1,4 tỷ kWh/ năm, tương đương tiết kiệm hơn 3.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy, chuyển đổi xanh trong hoạt động sản xuất không chỉ cải thiện chất lượng môi trường mà còn tiết kiệm khoản chi phí rất lớn cho chính DN.

Linh hoạt chuyển đổi xanh

Chia sẻ thực tế từ hoạt động chuyển đổi xanh trong sản xuất, đại diện Công ty Nestlé Việt Nam cho biết, công ty đã chuyển sang sử dụng năng lượng sinh khối từ bã cà phê, điện mặt trời; toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy được cải tiến theo hướng tự động hóa cao kết hợp ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị. Nhờ vậy, Công ty Nestlé Việt Nam đã tiết kiệm được 10 triệu kWh/năm, tương ứng giảm phát thải trung bình khoảng 13.000 tấn CO2/năm.

Đặc biệt, nguồn năng lượng từ sinh khối giúp thay thế 74,4% nguồn nguyên liệu làm chất đốt để vận hành lò hơi. Trong bối cảnh thương mại xanh lan tỏa trên toàn cầu, việc chuyển đổi xanh còn là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp có thể vượt qua rào cản kỹ thuật, đưa hàng hóa xâm nhập thị trường toàn cầu. Do vậy, DN sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chủ động đầu tư thay thế thiết bị công nghệ nhằm giảm hoặc thay thế nguồn năng lượng sử dụng, hướng đến tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối.

Đại diện Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân chia sẻ, vào năm 2020, công ty đã tiếp cận vay nguồn vốn tín dụng xanh từ Ngân hàng HSBC Việt Nam. Sau thời gian dài trải qua quy trình quản lý và phê duyệt tín dụng nghiêm ngặt về tài chính bền vững của HSBC và được kiểm soát bởi Ủy ban cho vay bền vững của HSBC tại châu Á - Thái Bình Dương, công ty đã được cung cấp nguồn vốn xanh với lãi suất ưu đãi. Ngay sau đó, Nhà máy nhựa tái chế Duy Tân giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư 60 triệu USD đã được khởi công và cho đến nay đã đi vào vận hành. Đây cũng là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ tái chế “Bottle to Bottle” (chai ra chai). “Chính việc chủ động định hướng chiến lược phát triển theo xu hướng xanh đã giúp các DN tiếp cận được nhiều nguồn vốn ưu đãi, từ đó tăng thêm nguồn lực cho DN để tái đầu tư các dự án tiếp theo”, đại diện Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân khẳng định.

d5c-3128.jpg
Công ty Nestlé Việt Nam ứng dụng công nghệ cao góp phần tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất

Trong khi đó, ở phạm vi quy mô hơn, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM để cùng thực hiện mục tiêu “Xây dựng và thúc đẩy triển khai các giải pháp xanh cho TPHCM”. Theo đó, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM hỗ trợ vốn để Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TPHCM đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực môi trường đô thị như: triển khai đầu tư các dự án xử lý, tái sinh, tái chế chất thải; đổi mới công nghệ và trang bị chuyên dùng phục vụ ngành vệ sinh; đầu tư nhà máy xử lý rác thải…

Đa dạng nguồn vốn ưu đãi

Sự chủ động chuyển đổi xanh của DN cộng với sự trợ lực vốn xanh từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước sẽ là động lực thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh của DN. Cao hơn là đưa Việt Nam tiến gần cam kết phát triển bền vững và đạt được Net Zero vào năm 2050. Qua ghi nhận, “cuộc đua” cung ứng tín dụng xanh cho DN chuyển đổi xanh đã thu hút được sự tham gia của nhiều định chế tài chính trong và ngoài nước.

Theo ông Chu Bá Thi, chuyên gia cao cấp về năng lượng thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, lợi ích từ việc phát triển xanh, trong đó có các hoạt động tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng là rất lớn. Để thúc đẩy phát triển xanh, các DN cần phải chủ động, quyết tâm hơn nữa, bởi nếu không có kế hoạch rõ ràng thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng “ngại” hợp tác.

Theo ông Chu Bá Thi, chuyên gia cao cấp về năng lượng thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, lợi ích từ việc phát triển xanh, trong đó có các hoạt động tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng là rất lớn. Để thúc đẩy phát triển xanh, các DN cần phải chủ động, quyết tâm hơn nữa, bởi nếu không có kế hoạch rõ ràng thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng “ngại” hợp tác.

Theo ông Chu Bá Thi, chuyên gia cao cấp về năng lượng thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, lợi ích từ việc phát triển xanh, trong đó có các hoạt động tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng là rất lớn. Để thúc đẩy phát triển xanh, các DN cần phải chủ động, quyết tâm hơn nữa, bởi nếu không có kế hoạch rõ ràng thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng “ngại” hợp tác

Theo ông Chu Bá Thi, chuyên gia cao cấp về năng lượng thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, lợi ích từ việc phát triển xanh, trong đó có các hoạt động tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng là rất lớn. Để thúc đẩy phát triển xanh, các DN cần phải chủ động, quyết tâm hơn nữa, bởi nếu không có kế hoạch rõ ràng thì các ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng “ngại” hợp tác

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) đã dành nguồn vốn khoảng 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ các DN trong và ngoài nước có nhu cầu chuyển đổi công nghệ, dây chuyền sản xuất nhằm giảm thiểu phát thải, tối ưu hóa năng lượng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng tung ra thị trường nhiều gói tín dụng xanh dành cho khối DN có nhu cầu vay để xanh hóa sản xuất…

Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, ông Trần Khánh, Giám đốc khối khách hàng DN, cho biết, thời gian qua, ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án liên quan đến tiết kiệm năng lượng như dự án thu hồi nhiệt dư của các nhà máy xi măng; dự án đầu tư điện mái nhà, hay các dự án điện sinh khối ở các nhà máy mía đường… Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công thương), cho biết, Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới đang phối hợp triển khai dự án “Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh (thuộc Liên hợp quốc) tài trợ với tổng kinh phí 11,3 triệu USD để hỗ trợ cho các DN.

Nếu DN khó khăn về việc thế chấp để vay ngân hàng thì có thể tiếp cận dự án và nhận được khoản bảo lãnh lên đến 50% giá trị nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp bao gồm các DN thực hiện dự án vốn vay để đầu tư, thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng; các ngân hàng thương mại tham gia dự án; các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương.

Thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững, Sở TN-MT TPHCM đã phối hợp các đơn vị chức năng triển khai nhiều giải pháp. Cụ thể, tuyên truyền, khuyến khích các DN đẩy mạnh sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, đầu tư công nghệ thân thiện môi trường phục vụ sản xuất, kinh doanh. Để hỗ trợ cho các đơn vị có nhu cầu vay vốn thực hiện phát triển xanh, chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi phương tiện thu gom rác, Quỹ Bảo vệ môi trường thành phố cũng đã triển khai hướng dẫn và hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi 4,27%/năm trong thời gian vay không quá 7 năm cho các đơn vị. Tính đến ngày 31-5-2023, Quỹ Bảo vệ môi trường thành phố đã duyệt vay cho 107 dự án với tổng số tiền hơn 118 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục