Theo tính toán, một năm cả nước có khoảng 700.000 lao động mới bổ sung vào thị trường nhưng cũng có hơn 200.000 lao động đã qua đào tạo thất nghiệp và xu hướng ngày càng tăng. Tình trạng sinh viên đại học học xong không có việc làm, đua nhau chạy xe ôm hoặc phải giấu bằng đại học khi nộp hồ sơ xin việc tại các vị trí dành cho lao động phổ thông, trung học dạy nghề lâu nay vẫn được nhắc đến như một bi kịch đau lòng!
Con số 215.000 sinh viên, cử nhân đại học thất nghiệp chỉ là phần nhỏ của bức tranh giáo dục và dạy nghề đầy bất cập hiện nay. Theo phản ánh của các ĐB Quốc hội, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã và đang phải làm trái ngành, trái nghề, thậm chí Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH cũng thừa nhận: nhiều sinh viên, học viên trường nghề, người lao động phải đào tạo lại khi được doanh nghiệp tuyển dụng. Sắp tới, Bộ LĐTB-XH còn có chủ trương thực hiện chương trình đào tạo lại cho các lao động không phù hợp. Trong đó, có thể chuyển một phần sinh viên, cử nhân thất nghiệp sang làm việc trong ngành du lịch hoặc các ngành không đòi hỏi có trình độ chuyên môn sâu.
Nhiều người cho rằng căn nguyên là do số lượng sinh viên “đầu ra” hiện nay quá nhiều, hệ lụy của việc các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh đầu vào thấp mọc lên như nấm. Trong khi đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn, phải cắt giảm nhân lực, phá sản. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân không hẳn do cung vượt cầu mà mấu chốt chính là nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo của chúng ta quá kém. Doanh nghiệp cần người giỏi, săn nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng sinh viên sau tốt nghiệp phần lớn không làm được việc, thiếu kỹ năng mềm, phải đào tạo lại do nhà trường không hoặc đào tạo không đến nơi đến chốn. Điều này minh chứng cho một nền giáo dục “suông”, xa rời thực tiễn và kém hiệu quả.
Trước đây, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy nghề và hướng nghiệp thuộc cả Bộ LĐTB-XH và Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT). Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2017, Bộ GD-ĐT đã bàn giao công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ LĐTB-XH với việc hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp, hồ sơ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Có quan điểm cho rằng các trường sư phạm, các trường đại học cũng là trường nghề, trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để gia nhập thị trường việc làm thì nên tập trung về một đầu mối quản lý là Bộ LĐTB-XH để bộ này chịu trách nhiệm về chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; còn Bộ GD-ĐT chỉ nên quản lý hệ thống giáo dục từ trường mầm non lên trung học phổ thông.
Vấn đề ở chỗ, khi chuyển về một đầu mối đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp thống nhất, phải thực sự thay đổi nội dung, giáo trình một cách căn bản để chất lượng nguồn nhân lực thực sự lột xác. Nếu vẫn áp dụng kiểu “dạy nghề cho có”, “lý thuyết suông” như hiện nay, trường dạy nghề mà không đủ cơ sở vật chất cho sinh viên thực tập, chỉ đào tạo cái nhà trường có, không bắt nhịp đúng nhu cầu của doanh nghiệp… thì cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”.
Trả lời chất vấn của các ĐB Quốc hội, ông Đào Ngọc Dung cam kết giải pháp trước mắt là sẽ tập trung tìm cách giải quyết việc làm cho 215.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp, đồng thời tập trung đào tạo, đào tạo lại cho người lao động đang làm việc có nguy cơ mất việc. Tuy nhiên, để có giải pháp đột phá, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải chuyển sang hướng mới là kết nối với doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp phải đồng hành, đào tạo cái mà doanh nghiệp cần. Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH, năm 2018, bộ đã thí điểm được 10 trường liên kết với 15 tập đoàn, đào tạo theo đơn đặt hàng khoảng 150.000 lao động. Mục tiêu đặt ra là hướng chuyển sang đào tạo gắn với thị trường.
Muốn như vậy, phải nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động. Nếu không làm tốt dự báo, sẽ lặp lại tình trạng đào tạo “cái nhà trường có trong khi doanh nghiệp chẳng có nhu cầu”. Tổ chức hướng nghiệp và phân luồng lao động là yêu cầu quan trọng, vận động thanh niên tự tìm kiếm việc làm, không coi việc vào đại học là con đường duy nhất. Đây chính là lối thoát cho vấn nạn học xong không có việc làm, phải làm trái nghề, phải đào tạo lại như hiện nay. Đã tìm ra giải pháp thì phải bắt tay làm. Dư luận đang chờ đợi lời hứa của bộ trưởng sẽ được thực hiện thế nào.
Trước đây, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy nghề và hướng nghiệp thuộc cả Bộ LĐTB-XH và Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT). Tuy nhiên, từ ngày 1-1-2017, Bộ GD-ĐT đã bàn giao công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho Bộ LĐTB-XH với việc hơn 500 trường cao đẳng, trung cấp, hồ sơ quản lý giáo dục nghề nghiệp. Có quan điểm cho rằng các trường sư phạm, các trường đại học cũng là trường nghề, trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động để gia nhập thị trường việc làm thì nên tập trung về một đầu mối quản lý là Bộ LĐTB-XH để bộ này chịu trách nhiệm về chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; còn Bộ GD-ĐT chỉ nên quản lý hệ thống giáo dục từ trường mầm non lên trung học phổ thông.
Vấn đề ở chỗ, khi chuyển về một đầu mối đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp thống nhất, phải thực sự thay đổi nội dung, giáo trình một cách căn bản để chất lượng nguồn nhân lực thực sự lột xác. Nếu vẫn áp dụng kiểu “dạy nghề cho có”, “lý thuyết suông” như hiện nay, trường dạy nghề mà không đủ cơ sở vật chất cho sinh viên thực tập, chỉ đào tạo cái nhà trường có, không bắt nhịp đúng nhu cầu của doanh nghiệp… thì cũng chỉ là “bình mới rượu cũ”.
Trả lời chất vấn của các ĐB Quốc hội, ông Đào Ngọc Dung cam kết giải pháp trước mắt là sẽ tập trung tìm cách giải quyết việc làm cho 215.000 sinh viên tốt nghiệp đại học đang thất nghiệp, đồng thời tập trung đào tạo, đào tạo lại cho người lao động đang làm việc có nguy cơ mất việc. Tuy nhiên, để có giải pháp đột phá, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải chuyển sang hướng mới là kết nối với doanh nghiệp. Nhà trường và doanh nghiệp phải đồng hành, đào tạo cái mà doanh nghiệp cần. Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH, năm 2018, bộ đã thí điểm được 10 trường liên kết với 15 tập đoàn, đào tạo theo đơn đặt hàng khoảng 150.000 lao động. Mục tiêu đặt ra là hướng chuyển sang đào tạo gắn với thị trường.
Muốn như vậy, phải nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động. Nếu không làm tốt dự báo, sẽ lặp lại tình trạng đào tạo “cái nhà trường có trong khi doanh nghiệp chẳng có nhu cầu”. Tổ chức hướng nghiệp và phân luồng lao động là yêu cầu quan trọng, vận động thanh niên tự tìm kiếm việc làm, không coi việc vào đại học là con đường duy nhất. Đây chính là lối thoát cho vấn nạn học xong không có việc làm, phải làm trái nghề, phải đào tạo lại như hiện nay. Đã tìm ra giải pháp thì phải bắt tay làm. Dư luận đang chờ đợi lời hứa của bộ trưởng sẽ được thực hiện thế nào.