Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý

Các chuyên gia, nhà giáo dục, bác sĩ đã giải đáp, tư vấn trực tuyến với chủ đề “Cùng vượt qua khủng hoảng tâm lý” do Báo SGGP tổ chức, diễn ra từ 9 giờ đến 11 giờ ngày 2-6.
Quang cảnh buổi giao lưu sáng 2-6. Ảnh: CAO THĂNG

Những câu chuyện về khủng hoảng tâm lý, trầm cảm đã không còn là cá biệt, xảy ra ở mọi lứa tuổi, môi trường sống... Đặc biệt, liên tục thời gian gần đây, trên các mạng xã hội cũng như các phương tiện thông tin xuất hiện nhiều vụ việc đau lòng liên quan đến trầm cảm như vì không chịu nổi áp lực học hành, công việc, chuyện tình cảm... Làm thế nào để phát hiện, đồng hành và giúp con trẻ, người thân, bạn bè vượt qua được những khủng hoảng này?

Tất cả sẽ được các chuyên gia, nhà giáo dục, bác sĩ giải đáp, tư vấn trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Cùng vượt qua khủng hoảng tâm lý” do Báo SGGP tổ chức, diễn ra từ 9 giờ đến 11 giờ ngày 2-6.

Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 2 Các khách mời chụp hình lưu niệm sau buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG

Tham gia buổi giao lưu trực tuyến có các khách mời: TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM); Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý; Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM; Th.S Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM).

>> Phỏng vấn Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

>> Phỏng vấn Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân,
Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
>> Phỏng vấn Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý

Khách mời

TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)

TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)

Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý

Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý

Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Ngọc Thoại, Nhà Bè
Thưa cô, học dở có phải là cái tội và điều khiến bạn bè không muốn chơi với mình hay không? Thực tế nhiều người học bình thường nhưng khi ra đời lại rất thành công. Chúng ta cần nhìn vấn đề này như thế nào?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Rất chia sẻ với em! Em có góc nhìn rất đa chiều, việc học dở hay học giỏi là do bản thân mỗi người nhìn nhận. Có thể đối với em cho là dở nhưng với người khác là đã tốt đã giỏi rồi. Đó là lượng giá mà các em đặt ra cho bản thân để làm động lực cho việc học của mình.

Theo cô, học là để giúp mình có kiến thức, kỹ năng để mình vận dụng trong thực tế, đừng quá áp lực với bản thân em nhé, học để có kiến thức hơn là tự tạo áp lực cho mình.

Lý Công Quốc, 49 tuổi, Đồng Nai
Gia đình tôi có con 20 tuổi, sau khi bạn gái qua đời vì Covid-19 cháu trở nên cáu gắt, hay nói nhảm và quên nhiều thứ. Tôi định đưa cháu đi khám nhưng cháu nói không có bệnh gì hết nên không đi. Vậy tôi phải xử lý như thế nào? Hoặc có thể mời bác sĩ đến nhà khám để điều trị hay không?
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Chào bạn!
Xin chia sẻ với con trai bạn và chia sẻ cùng gia đình bạn, thực sự con cái như vậy khiến cha mẹ không thể nào yên tâm được. 
Thông thường thì những người có những vấn đề về nhận thức, tình cảm và hành vi (gọi chung là các vấn đề tâm lý) thì họ rất khó để nhận diện vấn đề của họ và họ không thừa nhận, đây cũng chính là cơ chế CHỐI BỎ (cơ chế tự vệ của tâm lý, thể hiện việc con người ta ngó lơ tình huống thực tế để né tránh lo âu) trong tâm lý mỗi người. 
Gia đình có thể trao đổi cùng con về việc mất đi người bạn gái, nói thẳng để con nhìn nhận thực tế, chỉ khi nhìn nhận thực tế thì vấn đề mới sớm được giải quyết. Gia đình cũng có thể mời chuyên gia tâm lý đến hỗ trợ con, nhưng để con không bị áp lực là MÌNH ĐANG BỊ TÂM LÝ VÀ ĐANG ĐƯỢC CHỮA TRỊ bằng cách gia đình thỏa thuận với các chuyên gia tâm lý về mức phí, về vấn đề, và chuyên gia tâm lý sẽ đến nhà (hoặc gia đình đưa con đến điểm hẹn gặp chuyên gia tâm lý), xem như một buổi gặp tình cờ, và cùng trò chuyện cùng cháu. Sau đó, các chuyên gia sẽ căn cứ vào đó để hỗ trợ ở những buổi tiếp theo, xem như là con làm quen một người bạn mới và được người bạn đó đồng hành, điều này khiến con dễ chấp nhận vấn đề hơn. 
Chúc con sớm trở lại trạng thái bình thường, gia đình sẽ lại có con trai của tuổi 20 đầy nhiệt huyết.
Thân chào gia đình.
Võ Thị Mai, 38 tuổi, phụ huynh ở quận Tân Phú
Tôi thấy mỗi lần có một vụ học sinh đánh nhau thì đối tượng bị kiểm điểm, xử phạt chỉ là học sinh, không thấy ai nói đến sự lơ là trong việc quản lý của đội ngũ giáo viên, giám thị. Vậy tôi muốn hỏi ai là người chịu trách nhiệm khi xảy ra các vụ bạo lực học đường?
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Bạo lực học đường là một vấn đề không mới, có nguy cơ xảy ra không chỉ ở các cơ sở giáo dục công lập mà ở cả các cơ sở giáo dục ngoài công lập, quốc tế. Không chỉ xảy ra ở các đô thị lớn mà ở cả các tỉnh, khu vực nông thôn.

Một sự việc học sinh đánh nhau xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân và là trách nhiệm của nhiều bên, trong đó có nhà trường và gia đình. Chính vì vậy, quý phụ huynh và thầy cô giáo cần có sự phối hợp, chia sẻ với nhau trong quá trình quản lý, giáo dục học sinh và giải quyết sự cố xảy ra. Trong mọi tình huống cần bình tĩnh, tìm hiểu thấu đáo sự việc và cùng nhau thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh tốt nhất, nhanh chóng giúp các em vượt qua vấn đề và ít ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập, rèn luyện của học sinh nhất có thể.

 

Nguyễn Minh Châu, 35 tuổi, Quận 12
Cho tôi hỏi, nếu người có biểu hiện về trầm cảm sau dịch Covid-19 thì nên liên hệ những địa chỉ nào để được tư vấn?
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
Đầu tiên, tôi rất cảm ơn câu hỏi của bạn, vì khi đã bắt đầu đặt câu hỏi, bạn đã vượt qua định kiến và những khó khăn nội tại của mình. Tôi mong rằng, những điều tôi chia sẻ có thể giúp bạn lựa chọn cách thức và con đường tốt nhất. 
- Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rằng trầm cảm là một rối loạn tâm thần, nghĩa là khi đã gọi là trầm cảm thì người bệnh phải được khám xét, đánh giá và chẩn đoán bởi các chuyên gia đủ năng lực (bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chuyên gia tâm lý lâm sàng/ thường phải là người có trình độ tiến sĩ chuyên ngành và thực hành lâu năm). Vì thế, việc đầu tiên tôi khuyên bạn khi có các dấu hiệu ban đầu, dù là trầm cảm hay không thì cũng nên gặp các chuyên gia như trên để đánh giá kỹ lưỡng và chẩn đoán chính xác trước khi có chiến lược và phác đồ điều trị. 
- Thứ hai, tại Việt Nam hiện nay, dường như các tỉnh đều có các bệnh viện tâm thần, nếu bạn ở TPHCM bạn có thể đến Bệnh viện Tâm thần TPHCM để các bác sĩ và nhà tâm lý khám và chẩn đoán, tư vấn chương trình điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến phòng khám tâm thần của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, hoặc Bệnh viện Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Pháp - Việt... Các nơi đó đều có các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý lâm sàng hỗ trợ bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các chuyên gia tâm lý hoặc phòng khám của các bác sĩ tâm thần gần nhất để liên hệ đặt lịch trước. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ về năng lực của người cung cấp dịch vụ đánh giá và chẩn đoán, nhất là bằng cấp, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn cũng như giấy phép, chứng chỉ hành nghề. 
- Thứ ba, tôi cho rằng, ngoài việc tìm kiếm các dịch vụ điều trị sức khỏe tâm thần, bản thân bạn cũng cần có các chiến lược cá nhân để cải thiện tình trạng của mình. Việc đầu tiên nên làm là bạn cần ngắt các kết nối làm mình căng thẳng (ví dụ, nơi làm việc khiến mình căng thẳng thì xin nghỉ phép một thời gian để ổn định trước), đồng thời tập trung vào việc khám phá và tìm kiếm những khó khăn nội tại của mình, những nguồn lực mà mình có, điều gì làm cho mình khủng hoảng. Như vậy bạn sẽ có một " phác đồ" giúp mình cân bằng hơn khi đối diện khủng hoảng bản thân. Tôi đã từng làm việc với một thân chủ, cô ấy cứ khăng khăng là mình trầm cảm, nhưng khi làm việc tôi nhận thấy cô ấy chỉ đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh, phải học ngày đêm để đạt chứng chỉ đi Đức và những kỳ vọng bên trong thái quá. Sau khi cân bằng lại và dành thời gian tập lối sống tích cực, cô ấy trở lại sự cân bằng và an lạc hơn. Bạn cũng cần xây dựng lối sống cũng như rèn luyện thể chất, tập các chương trình giúp gia tăng cảm xúc tích cực như thiền chánh niệm, kết nối xã hội nhiều hơn và làm một việc gì có ý nghĩa, giá trị. Tôi cho rằng, chỉ có chúng ta mới giúp được chúng ta vượt qua những trở ngại, chuyên gia chỉ là người đồng hành và hỗ trợ khi cần thiết. 
Chúc bạn tìm được con đường an lạc và cảm nhận sự hạnh phúc hơn nhé.
Thanh Liêm, 40 tuổi, Củ Chi
Thưa cô, thời cô đi học có phải học từ sáng đến tối, học thêm hay không? Hiện nay nhiều phụ huynh bắt con học kín hết cả tuần không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Học như vậy liệu có bổ ích hay không?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Rất chia sẻ với phụ huynh về việc học tập của con. Tôi nghĩ mỗi thời điểm là một tình hình, thời của tôi đi học có thể cũng có áp lực nhưng tôi nghĩ không nhiều như hiện nay. Tôi nghĩ áp lực này do nhiều phía chẳng hạn phụ huynh mong đợi, kỳ vọng về con mình, bản thân các em thích học để có kết quả cao, chương trình học hiện nay nhiều nội dung hơn so với thời của tôi chẳng hạn. Nhưng tôi nghĩ do quan điểm của mỗi gia đình nữa, gia đình tôi không tạo áp lực cho tôi, để cho bản thân tôi phát triển bình thường.

Theo quan điểm cá nhân tôi, phụ huynh cũng nên hướng cho con phân bổ thời gian hợp lý, cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi tái tạo sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng, động viên con là chủ yếu.

Bên cạnh đó, nhà trường ngoài việc dạy học thì cần giáo dục và phát triển toàn diện các em thông qua nhiều sân chơi, nhiều hoạt động trải nghiệm… tôi nghĩ sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Hoàng Nam, Tân Bình, TPHCM
Xin Th.S. Phan Thị Cẩm Giang cho biết nhu cầu về nhân lực chuyên gia tâm lý?
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Cảm ơn bạn về câu hỏi liên quan đến nhu cầu nhân lực ngành Tâm lý, cũng là đầu ra ngành tâm lý trong bối cảnh hiện nay và tương lai. Vì vậy, nhân lực chuyên gia tâm lý là rất cần và luôn cần, và việc theo học để trở thành chuyên gia tâm lý được xem là ngành của thời đại.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Một thống kê cho thấy có đến 6% dân số tại TPHCM bị bệnh trầm cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8 - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.

Mới đây nhất, WHO công bố một báo cáo ngày 2-3-2022, trong năm đầu tiên của đại dịch Covid-19, tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25% - đây cũng chỉ được xem là phần nổi của tảng băng chìm, vì vậy, sức khỏe tâm thần cần được quan tâm nhiều hơn. Cũng theo kết quả thống kê từ WHO, đối tượng bị ảnh hưởng các vấn đề tâm lý nhiều nhất là phụ nữ và thanh niên.

Tại Việt Nam, một khảo sát tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 TPHCM vào năm 2021 ghi nhận 53,3% bệnh nhân điều trị tại đây bị rối loạn lo âu, 20% trầm cảm và 16,7% stress. Đặc biệt, những ca từng thở HFNC (oxy lưu lượng cao), bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ hoặc thở máy, tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ rối loạn lo âu lên tới 66,7%. Những trường hợp này không thể tự khỏi, mà cần sự đồng hành từ các chuyên gia tham vấn, trị liệu tâm lý.

TS.Steven Halford cũng cho biết thêm: “Tại Việt Nam khoảng 60% bệnh nhân bị vấn đề sức khỏe tinh thần điều trị ngoại trú thì chỉ có khoảng 20% trong số họ được điều trị và can thiệp tâm lý. Bệnh tật về mặt sức khỏe tinh thần là một vấn đề cần lưu ý và cần được cung cấp điều trị một cách thỏa đáng, tuy nhiên điều đó vẫn chưa thật sự phát triển. Theo ước tính của WHO thì tại Việt Nam cứ 1,7 triệu người thì mới có một nhà tâm lý được huấn luyện”.

Sự phát triển của xã hội kéo theo nhiều áp lực tác động đến cảm xúc, hành vi của con người. Với những thống kê cơ bản về thực trạng các vấn đề tâm lý trong xã hội hiện đại toàn cầu cũng như tại Việt Nam đã được trao đổi như trên; Hơn nữa, trong bối cảnh hậu Covid-19, ngành Tâm lý học chuyên ngành Tham vấn, trị liệu càng là một ngành tiềm năng, mang đậm tính nhân văn, trở thành ngành học của thời đại trong nỗ lực hỗ trợ con người trở lại cuộc sống bình thường, xây dựng và bình thường cuộc sống bền vững.

Chia sẻ từ ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết, nhu cầu nhân lực ngành tâm lý học trong thời gian tới rất lớn. Riêng TPHCM cần đến hàng ngàn người mỗi năm. Trong đó, có những công việc kết hợp giữa ngành tâm lý học với khoa học xã hội, pháp luật, giáo dục như tư vấn học đường, tâm lý xã hội, tâm lý điều trị bệnh lý…

Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, vào nhu cầu xã hội, tiềm năng từ ngành, các bạn trẻ đang có mong muốn trở thành một chuyên gia tư vấn tâm lý trong tương lai thì hãy mạnh dạn và tự tin hơn để quyết chọn ngành tâm lý học để thực hiện được ước mơ và góp phần hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho xã hội.

Bạn đã có thể yên tâm về nhu cầu nhân lực và lĩnh vực hoạt động của ngành tâm lý, của chuyên gia tâm lý rồi nhé!
Thân chào bạn, chúc bạn sức khỏe!
Huỳnh, TPHCM
Chào bác sĩ, tôi từng được một BS giới thiệu đi tư vấn tâm lý, nhưng khi tôi làm việc thì chuyên gia đưa rất nhiều giải pháp và bắt tôi chọn lựa. Khi tôi không làm được thì cho rằng tôi không cố gắng, hiện tại tôi không biết tìm nơi phù hợp ở đâu. Bác sĩ có thể giới thiệu một nơi mới giúp tôi được không?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Về cơ sở chăm sóc sức khỏe tinh thần tại TPHCM, khối công lập có thể bao gồm các bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Tâm thần như Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ngoài ra, các cơ sở tư nhân, các trung tâm tham vấn và trị liệu tâm lý hội tụ các chuyên gia đầu ngành như Touching Soul Center, Việt An, phòng tham vấn tâm lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn... cũng là những địa điểm có thể tham khảo.

Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 15 Các khách mời chụp hình lưu niệm sau buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG
Võ Đông Trường, 42 tuổi, phụ huynh ở quận 3
Tôi có dịp trao đổi với giáo viên tâm lý ở trường con tôi đang học. Qua nói chuyện, tôi thấy rất tội nghiệp các thầy, cô giáo vì chủ yếu tư vấn bằng kinh nghiệm, tự học hỏi cách giải quyết trên mạng internet. Tôi muốn biết cơ quan quản lý đã có những biện pháp gì để các thầy cô không đơn độc trong nhiệm vụ này?
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Một nhân sự chuyên trách, có chuyên môn sâu về tư vấn tâm lý để tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng và trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác tư vấn trong nhà trường là đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên, theo các quy định hiện nay thì không phải nhà trường nào cũng có được nhân sự như vậy.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đang nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù trình lãnh đạo thành phố để sau này mỗi nhà trường có thể có nhân sự chuyên trách, có chuyên  môn sâu thực thiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh.

Song song đó, chúng tôi cũng có kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của các thầy cô đang kiêm nhiệm công tác tư vấn học đường trong các nhà trường.

 

Liên Hoa, HN
Em sống với mẹ và mẹ em thường xuyên la mắng, bạo lực tinh thần. Em không có kinh phí chuyển ra ngoài sống riêng. Em rất sợ hãi. Em phải làm sao ạ. Em có tâm sự với mẹ nhưng không hiệu quả.
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Chào em, cô chia sẻ cùng em những vấn đề em đang gặp phải, cũng có nhiều bạn trẻ như em không tìm được sự hòa hợp trong mối quan hệ với cha mẹ, họ phải chịu những áp lực tinh thần. Đây được xem là xâm hại/ bạo lực tinh thần ở trẻ. Tuy nhiên, đầu tiên cô muốn em tin chắc rằng, người cha/ mẹ nào cũng thương yêu con của mình, tuy nhiên họ không biết thể hiện tình yêu của họ mà thôi.
Sự lo lắng và sợ hãi đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của em, cô rất thông cảm. Nhưng giờ em hãy lấy giấy bút ra, trả lời cho cô một số câu hỏi:
- Những điểm tốt ở mẹ em mà em nhìn thấy?
- Tính cách của mẹ em thế nào? Nóng nảy hay không? Mẹ thường la mắng em, bạo lực tinh thần em, nhưng với người khác thì mẹ cư xử thế nào?
- Những khó khăn mẹ em đang gặp phải?
- Những khó khăn trong quá khứ mẹ em phải trải qua?
- Những ưu tư, lo lắng của mẹ em hiện nay?
- Em hiện tại đang làm gì?
- Cách cư xử của em với mẹ thế nào?
Khi em trả lời được hết những câu hỏi của cô một cách khách quan nhất, em sẽ nhìn thấy được lý do. Mỗi người có một quá khứ có thể không tốt đẹp, và họ đã lấy quá khứ đó để đối xử với hiện tại. Điều này là sai, nhưng chúng ta có thể thông cảm được, vì họ cũng chỉ là nạn nhân. Cũng có thể hiện tại của em có nhiều điều khiến mẹ rất lo lắng cho tương lai của em? Hoặc hiện tại mẹ quá nhiều áp lực cuộc sống. Em có thể quan tâm và chia sẻ với mẹ nhiều hơn để giảm thiểu vấn đề này. Như em đã nói, em đã tâm sự với mẹ nhưng không thay đổi được tình hình. Vậy là em đã có sự tác động đến mẹ để mẹ hiểu suy nghĩ và cảm xúc của em. Nhưng em cũng cần hiểu rằng, để thay đổi suy nghĩ và hành vi của một con người là hoàn toàn khó, mất rất nhiều thời gian. Việc em tâm sự cùng mẹ cũng vậy. Không thể một sớm một chiều mà thay đổi được em ạ, và nếu mỗi buổi trao đổi chúng ta cứ tập trung vào điểm xấu của họ (chẳng hạn sự la mắng, xúc phạm của mẹ) thì sẽ khiến buổi trao đổi thêm khó khăn và căng thẳng thêm. Vì thế, em có thể bắt đầu bằng việc trao đổi những vấn đề trong cuộc sống, hỏi xem mẹ có khó khăn gì mà em có thể hỗ trợ không? Hỏi xem mẹ có đang lo lắng gì liên quan đến em không? Hoặc mẹ muốn em quan tâm ở những lĩnh vực nào? Và việc quan tâm đến mẹ như vậy không chỉ một buổi hai buổi, mà cần nhiều thời gian, thực hiện xuyên suốt mỗi ngày em ạ.
Hy vọng mối quan hệ giữa mẹ con em sẽ sớm được cải thiện. Chúc em bình an!
Nguyễn Minh Trang, 36 tuổi, phụ huynh ở quận 1
Ngành giáo dục đã có chủ trương thành lập phòng tư vấn tâm lý học đường từ nhiều năm qua nhưng vì sao đến nay chất lượng hoạt động vẫn không hiệu quả? Năm học nào cũng xảy ra các trường hợp học sinh đánh nhau, bị stress vì áp lực học hành, thi cử? Vậy đâu là hướng ra để khắc phục tình trạng này?
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Xin khẳng định ngay là công tác tư vấn tâm lý học đường đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng, cá nhân – bộ phận trong và ngoài nhà trường chứ không chỉ là việc thành lập và hoạt động của phòng tư vấn.

Công tác tư vấn tâm lý học đường thời gian qua cũng đã có những đóng góp quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt là việc giáo dục, hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh tránh hoặc giải quyết các khó khăn về tâm sinh lý lứa tuổi.

Tuy nhiên, trước các yêu cầu và thực tế giáo dục hiện nay, đặc biệt là ở một đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi chúng ta cần phải làm nhiều hơn, quyết liệt hơn để đồng hành, hỗ trợ học sinh trong quá trình rèn luyện, trưởng thành.

Mỗi nhà trường cần xây dựng và thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh với sự tham gia của toàn thể thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường cần xây dựng được lực lượng thầy cô được bồi dưỡng, có chuyên môn về tư vấn tâm lý và huy động sự phối hợp của các lực lượng khác bên ngoài nhà trường cùng tham gia. Một nhân sự chuyên trách, có chuyên môn sâu về tư vấn tâm lý để tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng và trực tiếp tổ chức thực hiện các công tác tư vấn trong nhà trường là đặc biệt cần thiết.

 

Hà Duy Ân, 57 tuổi, Bình Phước
Hiện các chương trình hỗ trợ người bị ảnh hưởng tinh thần có đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội hay không. Những người làm công tác này là làm miễn phí? Thu nhập của họ ra sao?
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
Cảm ơn câu hỏi của bác, và tôi cho rằng đây là câu hỏi rất thực tiển trong bối cảnh hiện nay. Để trả lời câu hỏi này, tôi xin chia sẻ củng bác và quý độc giả một vài thông tin nhu sau: 
- Thứ nhất, ngành cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần ở Việt Nam từ trước đến nay rất hạn chế và còn nhiều bất cập. Việc bất cập cả về mô hình dịch vụ, chính sách cho sức khỏe tâm thần, thiếu nguồn lực nhân sự và cả nhận thức của cộng đồng, xã hội về lĩnh vực này. Vì thế, trong rất nhiều năm chúng ta không quan tâm đến sức khỏe tâm thần và xã hội của chính chúng ta, dù rằng WHO (1948) đã định nghĩa không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần. Chia sẻ ý này với bác để thấy rằng, trước giờ vấn đề sức khỏe tâm thần của chúng ta chưa được quan tâm đúng mức, và khi đại dịch nổ ra, vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân gia tăng thì bộc lộ những thiếu hụt này một cách rõ nét hơn. 
Trong đại dịch xảy ra, ngành y tế tập trung chủ yếu vào việc chống dịch để ổn định lại tình hình dịch bệnh. Chính vì thế, lẽ dĩ nhiên cũng ít chú ý đến các vấn đề sức khỏe tâm thần cộng đồng, hơn thế, như tôi trao đổi ở trên, tại Việt Nam chưa có các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng hiểu quả, nguồn nhân lực y tế và sức khỏe tâm thần còn hạn chế. Vì vậy, lẽ dĩ nhiên các tổ chức nhà nước không thể đáp ứng hết được nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần của nhân dân trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 vừa qua. 
Trong thời điểm như vậy thì rất may có nhiều chương trình phi lợi nhuận xuất hiện, chủ yếu của các trường đại học, các chuyên gia và các tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức xã hội. Tôi có thể xin chia sẻ một vài chương trình tại diễn đàn này như Dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch/ Center for Mental Health Care của TS Lê Minh Công và Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức, chương trình Quán trọ online của TS Nguyễn Thị Thanh Tú và cộng sự, dự án đường dây nóng Vì ngày mai của TS Đặng Hoàng Giang, chương trình tư vấn tâm lý ban đầu của Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam, dự án PsyCare của Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, hoặc một chương trình dài hơi, bao phủ là Vắc xin tinh thần của Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG - HCM... các chương trình/ dự án này, như tôi trao đổi từ ban đầu chủ yếu là các chương trình mang tính tự phát, và dựa vào tinh thần dấn thân, phụng sự của các trường đại học hoặc các chuyên gia (trừ chương trình Vắc xin tinh thần của Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HCM là được UBND TP Hồ Chí Minh đồng ý chủ trương, nhưng nguồn lực chủ yếu do trường tự triển khai). 
- Về chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, thực sự đây là một điểm yếu ở Việt Nam. Tỷ lệ bác sĩ tâm thần trên 1000 dân hiện nay chỉ dưới 1, tỷ lệ các chuyên gia tâm lý lâm sàng hay công tác xã hội lâm sàng lại còn thấp hơn nữa, thậm chí chưa có cơ chế pháp lý để vận hành các dịch vụ của lĩnh vực ngành nghề này. Tuy nhiên, trong bối cảnh của đại dịch, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần cũng đã dấn thân và dành hết sức mình trong việc phụng sự sức khỏe tâm thần của cộng đồng, nhiều anh chị vào làm việc trực tiếp tại các bệnh viện dã chiến để hỗ trợ nhân viên y tế hay bệnh nhân Covid-19, nhiều anh chị cung cấp dịch vụ khám, điều trị tâm thần thông qua hình thức từ xa (telehealth) và toàn bộ các dịch vụ của họ, theo tôi biết đều là miễn phí cho đến hiện nay. Đây là một điều đáng nghi nhận và tôi nghĩ rằng, sau đại dịch, ngành sức khỏe tâm thần còn phải làm nhiều việc hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng của xã hội, người dân. 
Lẽ tất nhiên, trong bối cảnh bình thường, các nhà cung cấp dịch vụ cần phải thu phí để có thể duy trì cuộc sống cũng như nghề nghiệp của họ. Nhưng ngành nghề này thường không phải là một ngành có thu nhập quá cao so với mặt bằng thu nhập của các ngành nghề khác trong xã hội. 
Trân trọng cảm ơn câu hỏi của bác.
Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 20 Nhà báo Nguyễn Nhật, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo Sài Gòn Giải Phóng tặng hoa cho các khách mời tham gia giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG
Quang Huy, TP Thủ Đức
Hiện nay, học sinh nhất là lứa tuổi THPT bị chi phối rất nhiều từ thông tin trên các trang mạng xã hội dẫn đến việc có một bộ phận không nhỏ các em lứa tuổi này có suy nghĩ thiếu tích cực trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với bạn bè. Từ đó, dẫn tới những hành động thiếu kiểm soát, dễ dẫn đến hành vi bạo lực nếu bạn mình không nghe theo ý của một ai trong nhóm... Hệ lụy là xúc phạm, bạo lực với bạn. Nhà trường sẽ có những giải pháp nào để các em nhận thức được những hành vi không đúng để các em yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập, quan hệ bạn bè?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Tôi rất chia sẻ với phụ huynh! Đúng là ở độ tuổi này, các em đang ở lứa tuổi người lớn cũng chưa thực sự là người lớn nên có nhiều thay đổi về tâm lý nhất là các em rất thích chứng tỏ mình. Nên có những hành động và ứng xử đôi khi còn thiếu kiềm chế.

Vì vậy nhà trường luôn trang bị cho các em các kiến thức, kỹ năng và tập cho các em cách ứng xử có văn hóa trong trường học để biết tiết chế và kiềm chế cảm xúc, biết cách biến mâu thuẫn thành những hành động và việc làm tốt đẹp hơn, nhà trường chúng tôi thường xuyên nêu gương cho các em nhiều hơn là nhắc nhở, phê bình các em.

Nguyễn Quốc Cường, 53 tuổi, Quận 7
Những người bị khủng hoảng về tinh thần có thể bình thường trở lại được hay không. Nhà có người bị tình trạng này thì các thành viên khác nên ứng xử như thế nào?
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn đã hướng mọi người biết quan tâm đến các thành viên khác trong gia đình khi có một thành viên bị khủng hoảng tinh thần.
Trước tiên, tôi muốn chúng ta chắc chắn tình trạng khủng hoảng tinh thần ở người nhà: đã đúng là khủng hoảng tinh thần hay không? Có những dấu hiệu nào cho thấy người đó bị khủng hoảng tinh thần? Người đó đã được đi khám chưa? Và khủng hoảng ở mức nào?
Khủng hoảng tinh thần được hiểu là sự thay đổi về mặt suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một người kiến họ có nguy cơ tự gây hại cho bản thân hoặc người khác. Người bị khủng hoảng tinh thần thường không được ổn định, hay có suy nghĩ tiêu cực, tâm trạng luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Các dấu hiệu của khủng hoảng sức khỏe tinh thần thường gặp như: Không có khả năng thực hiện các công việc hàng ngày, tắm rửa, mặc quần áo, v.v. thay đổi tâm trạng nhanh chóng, tăng kích động, hành vi chấp nhận rủi ro / mất kiểm soát, hành vi ngược đãi bản thân hoặc người khác (làm đau bản thân, bỏ bê bản thân), cách ly khỏi trường học, nơi làm việc, gia đình và bạn bè, mất liên lạc với những người xung quanh và hoang tưởng.
Như một căn bệnh về mặt thể lý, việc một người bị khủng hoảng tinh thần có thể trở lại bình thưởng hay không thì vẫn cần biết được người đó bị ở mức nào. Nếu ở mức nặng thì thật sự khó để trở lại trạng thái ban đầu, vì tâm lý gắn liền với não bộ và các giác quan. Khi bình thường, não bộ thu nhận và xử lý các thông tin liên quan đến nhận thức (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ, cảm xúc, ý chí, tình cảm....) nhưng khi đã bị tổn thương về mặt tâm lý (chẳng hạn một cú shock lớn) thì các liên hệ thần kinh trước đó bị xóa đi, những ký ức đẹp, những vấn đề tích cực bị xóa nhòa, chỉ còn trước mặt họ là vấn đề tổn thương, thì việc việc trở lại bình thường sẽ khó khăn hơn. Còn ở mức nhẹ thì khả năng trở lại bình thường sẽ sớm hơn.
Nhà có người bị khủng hoảng về tinh thần thì các thành viên khác nên hỗ trợ người nhà thăm khám, được sử dụng những liệu pháp tâm lý và y học phù hợp, được quan tâm từ các thành viên trong gia đình như đưa người nhà đến những nơi ấn tượng với người nhà trước đó, gợi nhớ người nhà với những sự kiện trước đây người nhà rất quan tâm... thì người nhà sẽ sớm trở lại bình thường.
Điều tôi mong muốn ở đây, là các thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm đến những thay đổi của các thành viên trong gia đình, để có sự can thiệp sớm nhất có thể, khi đó sẽ giảm tải những vấn đề xấu hơn cho gia đình và cho xã hội.

Để những gia đình có người nhà bị khủng hoảng tin thần, tôi mong muốn chúng ta hoàn toàn tin rằng, người nhà sẽ sớm trở lại bình thường nếu được quan tâm, hỗ trợ.

Chúc bạn bình an!
Phạm Thị Hồng, Bình Thạnh
Tôi nghe nói đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần cũng như tâm thần của người dân. Cụ thể là gì thưa bác sĩ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Những ảnh hưởng do đại dịch đem lại có thể là sự xáo trộn trong sinh hoạt, vấn đề công việc, thu nhập... dẫn tới lo lắng bất an cho nhiều người trong xã hội. Nhiều trường hợp có sẵn những khó khăn về mặt sức khỏe tinh thần trước đó, đại dịch sẽ đóng vai trò như "giọt nước tràn ly" làm cho khả năng đương đầu, khả năng phục hồi của một người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
ĐInh Thị Loan, 34
Xin bác sĩ cho biết, dấu hiệu của người trầm cảm sắp tự tử. Tôi có em gái mắc trầm cảm và đang lo sợ em nghĩ dại.
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Những suy nghĩ về cái chết thụ động thường sẽ xuất hiện đầu tiên (nếu ngủ một giấc không thức dậy luôn thì tốt biết mấy, nếu mình biến mất thì mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn).
Những kế hoạch, chuẩn bị cho sự ra đi của mình (để lại di chúc, thu dọn công việc, đồ đạc, đi du lịch, chăm sóc vẻ bề ngoài của bản thân, hoàn tất những việc cần làm...). Cũng có thể là những kế hoạch cho cái chết của mình (lên kế hoạch thực hiện, thời gian, địa điểm).
Tất cả những người có trầm cảm đều nên được hỗ trợ cả về thuốc và tâm lý, những chuyên gia sẽ giúp đánh giá chính xác hơn và đưa ra những hỗ trợ phù hợp nhất.
Chúc chị và gia đình luôn an yên!
L.T.N, giáo viên ở quận 12
Mọi người nói nhiều về học sinh bị khủng hoảng tâm lý nhưng quên rằng thầy, cô giáo cũng dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Giáo dục ngày nay là chỉ cần giáo viên đánh hay la mắng học sinh sẽ bị phụ huynh khiếu nại lên ban giám hiệu, thậm chí Sở GD-ĐT TP. Vậy chúng tôi phải làm sao khi ngay chính bản thân còn khó tránh nguy cơ bị khủng hoảng?
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Xin chia sẻ với toàn thể quý thầy cô, với yêu cầu – đòi hỏi và thực tế hiện nay của giáo dục thì bản thân quý thầy cô cũng có nguy cơ rơi vào tình huống “khủng hoảng”.

Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi chúng ta đều phải không ngừng tu dưỡng, học tập và rèn luyện để ngày càng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Qua đó, bản thân mỗi thầy cô chúng ta sẽ bản lĩnh, vững vàng hơn để không rơi vào tình huống khủng hoảng hoặc có thể đối diện và vượt qua tình huống khủng hoảng của bản thân mình.

Bên cạnh đó, lãnh đạo các nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần quan tâm, hỗ trợ và đồng hành cùng giáo viên, đặc biệt là trong tình huống khủng hoảng.

Ngoài ra, các nhà trường cần chú trọng xây dựng và thực hiện tốt Quy tắc ửng xử trong nhà trường, Quy định về đạo đức nhà giáo,… cũng sẽ góp phần hạn chế, không để xảy ra tình huống thầy cô rơi vào khủng hoảng.
Thuý Quỳnh, 31 tuổi, ngụ Quận 7, TPHCM
Bạo lực học đường cũng là nguyên nhân gây rối loạn tâm lý đối với học sinh, hiện nay mạng xã hội lại có nhiều video và người livestream nhưng ngôn ngữ rất phản cảm, các bé nghe thấy sẽ học theo. Vậy, về phía nhà trường, chúng ta nên làm gì và hướng dẫn, định hướng các bé ra sao?
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
Đầu tiên, tôi rất hiểu và chia sẻ với nỗi niềm và suy tư của chị về bạo lực học đường hiện nay, nhất là khi chúng ta đang có con cái trong độ tuổi đến trường. 
Đúng là bạo lực học đường hiện nay là một thực tế và ngày càng gia tăng cả về số lượng vụ bạo lực, cũng như tính chất của các vụ bạo lực học đường. Bạo lực học đường không chỉ là các vụ đánh nhau tay chân thông thường như thế hệ trước, mà còn là bạo lực bằng các phương tiện nguy hiểm như dao, kiếm, thậm chí là súng tự chế. Nhiều vụ bạo lực học đường âm ỉ hơn có thể là bằng miệt thị lời nói/ cơ thể, bằng cách tấn công của cả nhóm bạn với nạn nhân, hoặc thậm chí là xâm hại tình dục và mở rộng hơn có thể là bạo lực trên mạng xã hội. Nói điều này để cho thấy rằng con cái chúng ta đang ngày càng phải đối diện với rất nhiều nguy cơ và khủng hoảng từ bên ngoài. Vì thế, các bậc cha mẹ cần yêu thương và thấu hiểu các con nhiều hơn. Chúng ta cần hiểu rằng, các con chỉ có cha mẹ là nơi có thể bộc lộ, và cảm thấy an toàn cho cảm xúc và những khó khăn của mình. Nếu cha mẹ không thể làm chức năng đó, trẻ sẽ tham gia vào các nhóm, cộng đồng khác nhau (trong đó có mạng xã hội) và nơi đó thì các nguy cơ luôn sẵn có để có thể tấn công các em. Tôi cho rằng, việc hàng ngày lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu, đồng cảm của cha mẹ sẽ là cách thức tốt nhất giúp con có thể bộc lộ và chúng ta có thể giúp con phòng ngừa các khó khăn, trong đó có bạo lực học đường. Đồng thời, cha mẹ và gia đình cũng luôn ý thức trong việc giáo dục trẻ các năng lực cảm xúc - xã hội (EQ) và các kỹ năng ứng phó với bạo lực, khi trẻ đã có các năng lực, " nội lực" này rồi thì dù có gặp khó khăn nào, trẻ cũng sẽ có cách thức để ứng phó với nó. 
Trở lại câu hỏi của chị, đúng là mạng xã hội nói riêng hay internet nói chung có một ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên. Đã có những nghiên cứu đề nghị tình trạng nghiện internet (trong đó có tình trạng nghiện mạng xã hội), và có nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc lạm dụng internet/ mạng xã hội có mối tương quan với các khó khăn tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên. Ví dụ, một cháu bé luôn cảm thấy tự ti, nhút nhát và đánh giá thấp về bản thân (khó khăn tâm lý) thường có xu hướng sử dụng mạng xã hội hay trò chơi đóng vai trực tuyến nhiều hơn như cách thức bộc lộ khó khăn của bản thân, hoặc được thể hiện sự " mạnh mẽ" của cá nhân thông qua các nhân vật anh hùng trong trò chơi (yếu tố mạnh). Chính vì thế, internet nói chung, mạng xã hội nói riêng hay trò chơi trực tuyến có ít nhiều tác động tiêu cực đến cá nhân (trong đó có trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng ảnh hưởng không ít đến người trưởng thành). Mặc dù vậy, chúng ta lại không thể không sống với internet vì đó là một tiến bộ của loài người, đó là sự kết nối vạn vật và không nói quá khi bất cứ ai giờ làm gì cũng phải truy cập vào internet để tìm kiếm thông tin, giao tiếp, quảng cáo/ truyền thông... Do đó, cái chính vẫn là làm sao cho mỗi chúng ta, trong đó có học sinh có năng lực sống khỏe mạnh, tích cực trên mạng xã hội hay internet. 
Về phía nhà trường, tôi cho rằng mỗi giáo viên phải là một nhà "tư vấn tâm lý", vì chỉ khi làm được điều này thầy cô mới hàng ngày giúp các em chia sẻ được nhưng khó khăn của mình để chúng ta kịp thời hỗ trợ. Hơn thế, khi các thầy cô có hiểu biết về tâm lý và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, điều này giúp các em thấy an toàn ở trường học, thấy mình có giá trị và tự tin, thấy được thuộc về trường học và như vậy, những khó khăn của học sinh sẽ được phòng ngừa từ xa. Thứ nữa, nhà trường cần phải xây dựng các chương trình giáo dục giá trị sống, và các năng lực cảm xúc - xã hội (EQ) thay vì chỉ dạy các em kiến thức khô khan, điều này giúp các em có "vaccine" có thể chống đỡ được những tác động từ bên ngoài, kể cả sau này khi các em trưởng thành. Điều hơn nữa là cần xây dựng nhà trường an toàn, hạnh phúc, tôi biết điều này là khó trong bối cảnh ở Việt Nam, nhưng nếu không bắt đầu thì không thể có con đường và các em học sinh của chúng ta lại vẫn mãi lạc vào thế giới khủng hoảng niềm tin và giá trị theo đuổi. Để giải quyết được những giải pháp chiến lược ấy, lẽ dĩ nhiên cần phải có một chuyên viên tâm lý trường học đúng nghĩa như một nhạc trưởng để kết nối toàn bộ các hoạt động/ dịch vụ tâm lý trong trường học, như vậy mới căn cơ và bền vững. 
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn câu hỏi của chị, điều này giúp gợi mở rất nhiều cho ngành giáo dục nói chung, tâm lý trường học nói riêng ở Việt Nam chúng ta. Chúc chị nhiều sức khỏe và hạnh phúc. 
Mỹ Mỹ, Bình Chánh
Thưa bác sĩ Tân, tôi nghĩ là tôi bị trầm cảm sau một thời gian dài bị stress. Trước đó, tôi gặp một số khó khăn trong công việc, tình cảm trục trặc. Bản tính lại hay lo nên tôi bị stress. Nhiều lúc lo lắng quá (dù không có nguyên nhân gì quá lớn), tôi thấy tay mình như run lên, khó thở...Nhưng sau đó thì lại hết. Đây có phải là bệnh lý trầm cảm không thưa bác sĩ? Làm sao để khắc phục?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Có thể những biểu hiện này là của Rối loạn lo âu lan tỏa, bạn có thể đến khám ở các cơ sở chuyên khoa để được đánh giá và được chăm sóc phù hợp.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và an yên!
Lã Văn An, 45 tuổi, Bình Dương
Trong cuộc sống hiện nay có quá nhiều áp lực như công việc, học hành, kinh tế… Vậy làm sao để chúng ta có được sự cân bằng và tránh những áp lực, căng thẳng?
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Cảm ơn bạn đã câu hỏi hướng đến việc tự giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân. Để có được sự cân bằng và tránh những áp lực, căng thẳng, theo tôi chúng ta cần:
- Có kĩ năng tự nhận thức các vấn đề của bản thân: Mình đang có những gì, điều này sẽ khiến mình cảm thấy thêm tự tin, đây chính là nguồn lực của mình. Cũng cần nhìn nhận xem mình đang gặp phải những khó khăn, trở ngại gì? Những khó khăn và trở ngại đó có thể vượt qua không? Nếu không thể vượt qua, chúng ta có ai bên cạnh để hỗ trợ? 
- Tiếp theo, chúng ta cần xây dựng một "tài khoản ngân hàng các mối quan hệ" luôn sẵn sàng hỗ trợ chúng ta. Đó không phải là tiền, mà chính là các mối quan hệ tích cực. Các mối quan hệ này sẽ là điểm tựa về mặt tinh thần khi chúng ta gặp những căng thẳng. Họ sẽ lắng nghe, trao đổi và nếu có thể, họ sẽ có những hướng giải quyết để anh tham khảo.
- Quen biết và gặp gỡ những con người có suy nghĩ, hành động tích cực sẽ giúp chúng ta nhìn sự việc qua lăng kính tích cực hơn. Cuộc sống vốn dĩ đã rất nhiều vấn đề, nếu chúng ta vẫn phải gặp gỡ và giao tiếp với những người có suy nghĩ tiêu cực sẽ làm chúng ta thêm căng thẳng và thụt lùi.
- Cũng cần hình thành những kỹ năng như quản lý chi tiêu (để giảm bớt căng thẳng trong vấn đề tiền bạc), kỹ năng vượt qua khủng hoảng (để tự mình vượt qua), kỹ năng tạo áp lực và vượt qua áp lực, kỹ năng quản lý thời gian (để không căng thẳng khi đến thời hạn của mỗi công việc)... Các kỹ năng này anh có thể tự học miễn phí, hoặc tham gia các khóa học do các cơ sở đào tạo có chuyên môn. Hoặc anh cũng có thể tìm kiếm từ những người có kinh nghiệm, những chuyên gia tâm lý - kỹ năng luôn sẵn sàng hỗ trợ anh.
Chúc bạn luôn cân bằng được các vấn đề trong cuộc sống!
Hoa Hồng, Nghệ An
Công việc của tôi cần giao tiếp liên tục nhưng trước khi giao tiếp tôi luôn căng thẳng cả ngày không tập trung làm việc khác. Tôi rất sợ giao tiếp dù mình giao tiếp không có vấn đề. Bs chẩn đoán tôi bị rối loạn lo âu lan tỏa. Tôi phải làm sao để cải thiện sự lo lắng này?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Rối loạn lo âu lan tỏa có một phần nguyên nhân là sự thiếu hụt chất Serotonin ở hệ thần kinh. Việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu giúp gia tăng Serotonin là điều cần thiết trong lúc này. Liệu trình điều trị thường khoảng 1 năm liên tục, các đáp ứng cải thiện sẽ xuất hiện sau khoảng 2-4 tuần dùng thuốc.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và an yên!
Nguyen Nam Anh
Trong năm qua, tôi bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch, cuộc sống ngày càng khó khăn, tôi lo lắng rất nhiều và ngủ rất ít vào mỗi đêm, Liệu có ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe tinh thần không thưa bác sĩ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tình trạng giấc ngủ liên kết chặt chẽ với sức khỏe tinh thần. Nếu việc khó ngủ, mất ngủ diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể cần phải được thăm khám đầy đủ, xác định nguyên nhân và lựa chọn hướng can thiệp cho phù hợp. Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của những rối loạn về sức khỏe tinh thần (như trầm cảm, lo âu).
Khi những điều này gây ra những xáo trộn trong cuộc sống hoặc gây đau khổ, có lẽ cần đến sự hỗ trợ từ các Bác sĩ Tâm thần hoặc Nhà trị liệu tâm lý lâm sàng. Những chuyên gia này sẽ đưa ra nhận định chính xác cho trường hợp của bạn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và an yên!
Trần Văn Thịnh, 34 tuổi, giáo viên ở quận 10
Học sinh đánh nhau có một phần trách nhiệm của thầy, cô giáo. Nhưng khi phụ huynh hành xử không đúng mực với giáo viên thì ai là người bảo vệ chúng tôi, tránh nguy cơ chính giáo viên là những người bị khủng hoảng?
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Khi xảy ra các "tình huống" học sinh đánh nhau, nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận và sớm giải quyết sự việc để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tích cực của tình huống đến việc học tập, rèn luyện của học sinh và giảng dạy của thầy cô giáo. Trong đó có việc đảm bảo an toàn cho học sinh, thầy cô giáo.

Để hạn chế những tình huống mà ngay cả giáo viên cũng có nguy cơ bị “mất an toàn” thì trong quy chế hoạt động của mỗi nhà trường cần có những quy định cụ thể về quy trình giải quyết các tình huống xảy ra với học sinh quy định rõ trách nhiệm, cách ứng xử của mỗi cá nhân, bộ phận liên quan. Các quy trình này không chỉ được thông tin đến học sinh mà cần phải được thông tin và sự thống nhất của cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học. Khi tình huống xảy ra, lãnh đạo nhà trường trực tiếp thụ lý và huy động sự tham gia của các cá nhân, bộ phận liên quan sớm tìm hiểu, xác minh và giải quyết tình huống; trong trường hợp cần thiết thì đề nghị các cơ quan chức năng của địa phương hỗ trợ, phối hợp.

 

Nguyễn Minh Sơn, 38 tuổi, phụ huynh ở quận 3
Thời gian gần đây, liên tục xảy ra các vụ học sinh đánh nhau, có các biểu hiện của bệnh trầm cảm do áp lực học hành và những mâu thuẫn trường lớp không giải quyết được. Là một phụ huynh có hai con đang học bậc THCS, cũng là lứa tuổi dậy thì, tôi rất lo lắng về việc làm sao nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phát hiện sớm các dấu hiệu bất ổn về tâm lý của học sinh? Khi phát hiện dấu hiệu bất ổn về tâm lý, trường sẽ làm gì để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra những vụ việc đau lòng?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Tôi rất chia sẻ với sự lo lắng của phụ huynh! Những biểu hiện bất thường về mặt tâm lý ở học sinh hiện nay có rất nhiều nguyên nhân. Có những biểu hiện mà nhà trường, phụ huynh có thể thấy được trực tiếp do các em bộc lộ ra, nhưng cũng có những trường hợp khi xảy ra sự việc rồi chúng ta mới biết.

Trong trường học, cùng với việc giáo dục, trang bị kiến thức cho các em thì việc chăm sóc các em đóng vai trò quan trọng. Với sự chăm sóc đó, yếu tố quan sát, lắng nghe, chia sẻ sẽ giúp chúng ta phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của học sinh. Cùng với BGH, CB, GV, NV, học sinh, thầy cô GVCN đóng vai trò rất quan trọng vì thầy cô là người sâu sát và gần gũi học sinh sẽ dễ phát hiện những biểu hiện bất thường về tâm lý từ các em, từ đó sẽ phối hợp giữa các bộ phận với nhau trong nhà trường và cả phụ huynh để trợ giúp các em vượt qua khủng hoảng. Việc kết nối trao đổi thông tin giữa nhà trường và phụ huynh, theo tôi, rất cần thiết và quan trọng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường gia đình – nhà trường – xã hội là yếu tố mấu chốt để chúng ta phát hiện, tiếp cận, tham vấn, trợ giúp cho các em và cũng hạn chế được điều không mong muốn xảy ra.

Thu Giang, Tân Bình, 26 tuổi
Em không thích chia sẻ, tâm sự với bạn bè. Ngoài tập thể thao thì em có thể làm gì để tốt cho tinh thần ạ? Xin cảm ơn!
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Bạn có thể thực hiện các hoạt động để tự chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mình như trau dồi chuyên môn hoặc kỹ năng làm việc (đây là một chủ đề thường xuyên không được nhắc đến), khi nâng cao năng lực làm việc cũng có thể nâng cao được hình ảnh bản thân mình, khiến bản thân cảm thấy đủ đầy hơn.
Ngoài ra những hoạt động mang tính bồi dưỡng tinh thần như có một thú cưng, đi dạo, đọc sách, xem một bộ phim, dành thời gian cho thiên nhiên (ngắm bình minh, hoàng hôn, trồng cây...) cũng là một cách. Yoga và thiền (đặc biệt là mindfulness - chánh niệm) cũng được nghiên cứu như là những cách chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt. 
Khánh Ngọc, 45 tuổi, ngụ tại TPHCM
Tôi có con gái 10 tuổi, bé đã đi khám và được chẩn đoán bị trầm cảm. Mỗi tuần tôi đều phải đưa con gái đi khám 1 lần, vậy khi ở nhà, tôi có thể hỗ trợ bé nhanh khỏi bệnh bằng cách nào ạ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Những lo lắng của phụ huynh là hoàn toàn chính đáng. Có những lúc chỉ cần sự hiện diện và đồng hành của phụ huynh là đủ đối với trẻ.
Phụ huynh có thể tham khảo thêm các lớp học về kỹ năng làm cha mẹ (parenting) hoặc chính bản thân mình cũng có thể tham gia trị liệu tâm lý cá nhân để giúp gia tăng kỹ năng ứng phó, học được cách giao tiếp hiệu quả với trẻ cũng như hiểu được cảm xúc của bản thân và của trẻ. Từ đó sẽ gia tăng nguồn lực hỗ trợ cho trẻ.
Chúc gia đình mình luôn khỏe mạnh và an yên!
Lê Ngọc Quỳnh Anh, 42 tuổi, phụ huynh ở quận Bình Thạnh
Trường con tôi có phòng tư vấn tâm lý cho học sinh nhưng qua lời con kể thì các cháu rất ngại đến đó vì sợ lộ thông tin cá nhân, bạn bè nhìn thấy sẽ trêu ghẹo. Tôi muốn hỏi là ngoài việc bố trí phòng tư vấn tâm lý, các trường học trên địa bàn TPHCM hiện nay có những biện pháp gì để học sinh chủ động tìm đến phòng tư vấn khi có vấn đề cần giúp đỡ?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Trong chuyên môn cũng như nguyên tắc của người làm công tác tư vấn tâm lý là phải bảo mật thông tin đối với thân chủ, vì vậy trong việc chỉ đạo hoạt động tham vấn tâm lý tại trường, bộ phận làm công tác tư vấn tâm lý phải tuyệt đối bảo mật thông tin. Do đó, các em học sinh có thể an tâm.

Ngoài ra, như tại trường tôi, các em học sinh rất tự tin và biết tìm đến thầy cô, các bộ phận có liên quan khi các em gặp phải vấn đề cần được tư vấn, cần sự chia sẻ, giúp đỡ.

Tôi thiết nghĩ, khi gặp khó khăn, khi gặp các vấn đề, các em đừng ngại, đừng sợ mà hãy biết tìm đến thầy cô, bạn bè, người thân để được giúp đỡ. Thầy cô giáo luôn sẵn lòng để lắng nghe và chia sẻ mỗi khi các em cần.

Lại Văn Thông, 49 tuổi, Quận 3
Có khi nào các chuyên gia tâm lý bị rơi vào khủng hoảng tinh thần và cảm thấy chán đời, cảm thấy bế tắc trong cuộc sống hay không. Nếu rơi vào tình trạng này thì ai sẽ giúp các chuyên gia tâm lý?
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Thay mặt các chuyên gia tâm lý, tôi cảm ơn anh vì đã có câu hỏi quan tâm đến các vấn đề tâm lý.
Theo tôi, các chuyên gia tâm lý cũng là con người, họ cũng có những mối quan hệ xã hội, cũng có những thay đổi về mặt sinh lý, những áp lực cuộc sống, công việc... nên việc họ bị rơi vào khủng hoảng tinh thần và cảm thấy chán đời, cảm thấy bế tắc trong cuộc sống là bình thường.
Tuy nhiên, với kiến thức và kỹ năng họ đã có, họ dễ dàng phân tích vấn đề, tự giải quyết vấn đề và tự vượt qua. Cũng có những trường hợp họ không đủ khả năng để vượt qua, họ có thể tìm kiếm những chuyên gia tâm lý khác để hỗ trợ, và thường là những chuyên gia tâm lý lạ, không biết họ, để khi nhận hỗ trợ không bị tính chủ quan chi phối (nếu đã quen biết từ trước thì khi tham vấn khó khách quan).
Chúc anh nhiều sức khỏe!
Giấu tên, TPHCM
Em điều trị tâm lý chỉ bằng thuốc, không tham vấn tâm lý với chuyên gia liệu có giả quyết được gốc rễ trầm cảm và lo âu không ạ? Dùng thuốc hướng thần thời gian dài có hậu quả xấu gì không ạ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tùy thuộc theo trường hợp, vấn đề trầm cảm lo âu có nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân đến từ phía sinh học (thiếu hụt Serotonin), có những nguyên nhân đến từ tâm lý xã hội (môi trường sống, những tổn thương trong quá khứ, kỹ năng đương đầu). Nếu nguyên nhân phần nhiều đến từ sinh học thì việc dùng thuốc đơn thuần hoàn toàn có thể giải quyết được, khi đã bồi hoàn đủ những nguyên liệu cho tinh thần thì mỗi người trong chúng ta đều có thể lựa chọn được điều mà mình mong muốn hướng tới. Thuốc hướng thần có nhiều loại, những thuốc thế hệ mới như thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin (SSRIs) hoàn toàn không gây lệ thuộc (nếu điều trị đúng và đủ), cũng như không có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Quang Huy, TP Thủ Đức, 45 tuổi, CNV
Bạo lực học đường, vấn nạn cũ, nhưng luôn là nỗi bất an của hàng trăm phụ huynh khi cho con tới trường. Nhiều trẻ, kỹ năng phòng vệ, tâm lý nhút nhát, thụ động... Khi bị bạn bạo hành không kể cho thầy cô giáo, cha mẹ, mà tự chịu đựng dẫn đến bị stress, trầm cảm... rất đau lòng. Theo BS Huỳnh Thanh Tân, với những trẻ như vậy, nhà trường và phụ huynh phải làm gì? Nếu trẻ đã bị trầm cảm nặng có phải đây là một dạng bệnh lý tâm thần, hướng điều trị cho trẻ ra sao? Xin cám ơn BS!
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Về vấn đề bạo lực học đường, cả hai phía đều là đối tượng cần được hỗ trợ. Nghe có vẻ trái ngược nhưng đôi khi người đi bắt nạt (bully) người khác lại có cái tôi tổn thương rất là nhiều. Họ chọn cách gây hấn, tấn công người khác để mong giảm thiểu cảm giác bất an, cảm giác không đủ tốt của bản thân. Về phía các em bị bạo lực cũng cần được nâng đỡ, hỗ trợ về mặt tinh thần. Bạo lực học đường sẽ không bao giờ được giải quyết nếu chúng ta chưa nhìn nhận đủ về khó khăn của cả hai phía.
Điều nhà trường có thể làm là xây dựng được đội ngũ chăm sóc sức khỏe tinh thần tại trường, cũng như là các chương trình giáo dục về cảm xúc, các cách ứng phó phù hợp với căng thẳng, có cách nào khác ngoài bạo lực để đương đầu với những cảm xúc của chính bản thân mình, học cách lên tiếng và bảo vệ bản thân đúng mực chứ không giải quyết bằng sự tức giận và oán hận.
Phụ huynh cũng cần giữ một thái độ bình tĩnh, dù đây là điều không hề dễ dàng. Khi có con là nạn nhân của bạo lực học đường, nhiều phụ huynh khó kiềm chế cảm xúc và đôi khi chính bản thân mình lại là người "bạo lực tinh thần" của một hoặc nhiều đứa trẻ khác mà không nhận ra, đặc biệt là trong bối cảnh mạng xã hội phát triển hiện nay. Việc không phải chịu trách nhiệm cho lời nói và hành vi của mình là điều rất nguy hiểm, dùng một cái sai để giải quyết một cái sai khác có lẽ không phải là điều nên làm. Thay vào đó, đôi khi dành thời gian cho chính con trẻ của mình, giúp trẻ chữa lành và gia tăng các kỹ năng đương đầu, làm gương cho trẻ về cách xử lý mâu thuẫn, vì con em mình sẽ học cách giải quyết tình huống của chính mình.
Vũ Thị Ngọc Mai, 46 tuổi, Gò Vấp
Thầy có thể nhận định như thế nào về tình trạng khủng hoảng tinh thần sau đại dịch. Chúng ta cần có những giải pháp như thế nào để hỗ trợ?
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
Cảm ơn chị Mai đã dành câu hỏi rất thú vị cho tôi. Tôi cho rằng câu hỏi của chị rất bao trùm và nếu chỉ dành ít phút và vài trăm chữ thì không thể nào khái quát hết được điều mà hàng ngàn nhà khoa học, người thực hành trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần đã làm miệt mài trong suốt hai năm vừa qua. Tuy vậy, tôi cũng xin chia sẻ một vài thông tin cùng chị và bạn đọc như sau: 
- Các nghiên cứu khác nhau, trong đó nghiên cứu nổi bật của Tổ chức y thế giới (WHO), 2021) cho thấy, các triệu chứng và vấn đề sức khỏe tâm thần cộng đồng cuối năm 2021 đã tăng lên gấp 3 lần so với trước đại dịch (trước tháng 12-2019). Điều này cho thấy rằng vấn đề sức khỏe tâm thần phải là một vấn đề quan tâm hàng đầu trong bối cảnh hiện nay. Các nghiên cứu cũng cho thấy, các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương sức khỏe tâm thần bao gồm: nhân viên y tế và nhân viên tuyến đầu chống dịch; bệnh nhân mắc Covid-19 và người bị cách ly y tế; người khuyết tật, người có bệnh nền hoặc có các rối loạn tâm thần trước đó; Trẻ em có nhu cầu đặc biệt như khuyết tật, mồ côi do Covid-19, rối loạn hành vi cảm xúc... và người lao động di cư (các nghiên cứu nhóm người lao động di cư chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan). Các triệu chứng rối loạn tâm thần thường thấy là trầm cảm, lo âu, stress hậu sang chấn (PTSD), ám ảnh cưỡng chế, ám ảnh sợ, rối loạn giấc ngủ và gần đây là hội chứng hậu nhiễm Covid-19. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trong và sau đại dịch chủ yếu do sự thay đổi về dẫn truyền thần kinh, áp lực về việc phải giãn cách và cách ly y tế, thông tin độc hại từ dịch bệnh, khó khăn về kinh tế và tài chính, khó tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội... Tuy nhiên, các nhà tâm lý cũng chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 chỉ là một yếu tố ảnh hưởng/kích hoạt làm gia tăng tình trạng sức khỏe tâm thần, còn cái chính là trong mỗi chúng ta đều đã mang trong mình một " mầm bệnh" có sẵn (nghĩa là đều có sẵn các tổn thương sức khỏe tâm thần) và chỉ khi gặp tình huống của dịch bệnh thì " bùng nổ", "châm ngòi" cho các triệu chứng mà thôi. 
Các dữ liệu nghiên cứu này cho thấy, các chiến lược chăm sóc sức khỏe tâm thần cần phải quan tâm đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau bằng nhiều cách thức dự phòng, và can thiệp, hỗ trợ đa ngành. 
- Giải pháp về sức khỏe tâm thần cần phải được tiếp cận theo khía cạnh nào? Cá nhân, hay nhóm (gia đình) hay cộng đồng (nhà trường, công ty, trong nhóm dân số, hoặc thậm chí là chính sách quốc gia). 
Về khía cạnh quốc gia, báo cáo của WHO, 2021 cho thấy mặc dù vấn đề sức khỏe tâm thần là một vấn đề quan trọng không chỉ trong đại dịch mà còn là trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhưng các quốc gia đầu tư cho ngành tâm thần còn rất hạn chế, đặc biệt là đầu tư tài chính, chính sách luật pháp và nguồn nhân lực. Vì thế, tôi cho rằng đã đến lúc Chính phủ và các địa phương, nhất là ngành y tế cần xây dựng chiến lược dài hạn để phát triển lĩnh vực này. 
Về khía cạnh cộng đồng, tôi cho rằng cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tâm thần. Trong đó, nhấn mạnh đến các bệnh lý và rối loạn tâm thần, các chiến lược dự phòng, sàng lọc, nhận diện và điều trị các rối loạn tâm thần nói chung. 
Ngoài ra, tôi cho rằng cần thúc đẩy các mô hình và chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng. Hiện nay, theo WHO (2021) thì cần đẩy mạnh mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần trường học, công ty, tổ chức; đồng thời đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ và giúp đỡ sức khỏe tinh thần các nhóm như chương trình làm cha mẹ, nâng cao năng lực cảm xúc - xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên...
Về khía cạnh gia đình và cá nhân, tôi cho rằng cần luôn ý thức về việc phòng ngừa sức khỏe tâm thần, cũng như nhận diện khi có các khó khăn về sức khỏe tâm thần để gặp các chuyên gia chuyên ngành (bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý lâm sàng). Để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần (chủ yếu liên quan đến stress) cá nhân cần xây dựng lối sống lành mạnh liên quan đến vận động thể chất, giảm áp lực tham vọng, chế độ ăn uống, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tham gia các hoạt động có ý nghĩa. Ngoài ra, cá nhân cũng có thể rèn luyện một số cách thức ứng phó với stress như thiền chánh niệm, yoga, kết nối với thiên nhiên,... Tuy nhiên, cần lưu ý, khi đối diện với stress, ưu tiên hàng đầu là tập trung vào chính chúng ta để chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc nhất.
Trân trọng cảm ơn chị!
Võ Thị Thảo, 39 tuổi, phụ huynh ở quận 12
Lớp con tôi học gần đây phát hiện nhiều học sinh có biểu hiện đồng giới. Các con không ngại bày tỏ giới tính hoặc các biểu hiện tình cảm không phù hợp lứa tuổi ngay tại lớp học. Vậy phụ huynh cần làm gì để phối hợp với nhà trường trong việc định hướng lại lối sống cho con?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Các em đang trong tuổi phát triển cả tâm lý lẫn sinh lý và trường hợp đồng tính hiện nay không còn xa lạ nữa. Người lớn chúng ta cần có góc nhìn và cùng trang bị cho mình một kiến thức nhất định về giới để hiểu và đồng hành cùng con.

Hiện nay các kiến thức về giới tính các em được học ở các môn học trong nhà trường ở tất cả các bậc học. Riêng đối với phụ huynh chúng ta, đừng ngại khi con hỏi những vấn đề về giới tính hay sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể, chúng ta phải trang bị cho chính chúng ta một số kiến thức cơ bản về giới tính để cùng định hướng cho con. Khi người lớn chúng ta có kiến thức về giới tính cộng vào với sự phối hợp định hướng của nhà trường, tôi nghĩ, chúng ta sẽ định hướng cho các em lối sống phù hợp hơn và sẽ không gây kì thị, tổn thương cho chính các em.

Võ Thanh Lan, 45 tuổi, phụ huynh ở quận Bình Tân
Tôi thấy nhiều trường học hiện nay tổ chức hoạt động ngoại khóa rất khuôn mẫu, đi theo lối mòn, nội dung lặp lại qua nhiều năm học, cấp học dẫn đến chất lượng không như mong đợi. Xin hỏi ngành giáo dục có nhìn ra vấn đề này và làm sao để cải thiện?
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM
Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã có nhiều chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động ngoại khóa. Trong đó, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho học sinh, cán bộ giáo viên tham gia hoạt động thì các cơ sở giáo dục phải phối hợp với các đơn vị tổ chức (nếu có), với cha mẹ học sinh và các lực lượng khác để thực hiện các mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ chính khóa, ngoại khóa. 

Quý phụ huynh có thể trao đổi, góp ý và cùng với nhà trường, thầy cô giáo xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực, hữu ích,... cho con em mình. 

Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 42 Th.S Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT TPHCM tại buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG
Một bạn đọc
Xin được hỏi những nguyên nhân tác động đến sức khỏe tin thần?
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Có nhiều nguyên nhân, trong đó, có những nguyên nhân cơ bản như sau:
- Cấu hình thần kinh, não bộ của từng người đã tạo nên những khí chất của từng người. Chẳng hạn có người có khí chất ưu tư, có người nóng nảy, có người linh hoạt... Nếu chúng ta có khí chất ưu tư thì ở những vấn đề nào trong cuộc sống cũng thường làm chúng ta nhạy cảm cao, khó thích ứng các vấn đề trong cuộc sống, không chịu được shock, hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát...
- Sinh lý lứa tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ ở độ tuổi dậy thì, dưới những thay đổi lớn về mặt sinh lý đã làm các bạn nhỏ căng thẳng: cảm thấy mình không được đẹp, thấy mình có mùi cơ thể, thấy mình mọc mụn... Hoặc ở phụ nữ mang thai họ thường bị trầm cảm hoặc khủng hoảng, vì cơ thể của họ phải chia sẻ để nuôi sống một cơ thể khác, họ cảm thấy không tự tin về mình vì các nội tiết khi mang bầu làm họ xấu đi, họ nhạy cảm vì nghĩ tại mình mang bầu nên chồng mới ít quan tâm. Hoặc ở người sắp về hưu, họ cảm thấy tuổi tác đã làm họ giảm sức khỏe, sắc đẹp, giảm vị trí xã hội... những điều này làm xuất hiện hội chứng về hưu ở người sắp nghỉ hưu...
- Ảnh hưởng xã hội - áp lực xã hội: xã hội càng phát triển, càng tạo nhiều điều kiện cho con người phát triển đúng năng lực, tìm thấy những tài năng tiểm ẩn của mình, họ được lao động cống hiến nhiều hơn và nhận được nhiều hơn. Tuy nhiên cũng dẫn đến những căng thẳng cho chính họ, họ phải cố gắng nhiều hơn, mang vác nhiều trách nhiệm hơn và phải thích ứng nhiều hơn...
- Vai trò xã hội cũng làm tác động đến sức khỏe tâm thần. Chúng ta đã nói nhiều về áp lực của học sinh, sinh viên về điểm số, về thành tích; về khủng hoảng tuổi dậy thì với quá nhiều thay đổi mà gia đình không hiểu nên làm các em căng thẳng, cha mẹ ít quan tâm... Nhưng chúng ta chưa quan tâm đến áp lực của người làm cha, làm mẹ, của những giáo viên, của những nhân viên xã hội... Thì như vậy, có nghĩa là ai cũng có vai trò xã hội và ở mỗi vai trò xã hội sẽ khiến mỗi người gặp những khó khăn, căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
- Biến động xã hội với dịch bệnh, thiên tai, khủng hoảng kinh tế - chính trị,... để lại những mất mát. Chính những điều này cũng làm con người căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng nhiêu đó nguyên nhân cũng đủ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần con người.
Lý Linh, 24 tuổi, TPHCM
Khi có vấn đề căng thẳng về tâm lý, em thường không muốn gặp gỡ bạn bé và tắt tất cả mạng XH. Cho người khác không biết mình đang có vấn đề. Liệu tránh xa Mạng XH là điều tốt cho em hay là 1 triệu chứng bệnh ạ? Em cần phải làm gì?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Có những nghiên cứu cho thấy, thời gian sử dụng mạng xã hội tỷ lệ nghịch với trạng thái khỏe mạnh và hạnh phúc về mặt tinh thần (well-being). Tuy nhiên, một số người có thể dùng mạng xã hội như một cách kết nối với những người xung quanh. Để cân bằng hai mặt của vấn đề này, có lẽ những giao tiếp trực tiếp thông qua gặp mặt trực tiếp, hoặc video call (video call được chấp nhận như một giải pháp có thể thay thế một phần gặp trực tiếp) sẽ giúp duy trì được các mối quan hệ quan trọng. Việc không muốn giao tiếp với người khác khi căng thẳng cũng không hẳn là một vấn đề không tốt, một vài người trong chúng ta cảm thấy ổn hơn khi được ở một mình. Họ cần thời gian để "sạc" lại nguồn năng lượng tâm trí cho bản thân. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm chất liệu tham khảo để tìm ra cách phù hợp nhất với bản thân
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và an yên.
Lương Văn Trung, 36 tuổi, phụ huynh ở quận Gò Vấp
Một vấn đề đang khiến nhiều phụ huynh quan tâm là áp lực học hành ngày nay quá lớn. Mặc dù cơ quan quản lý đã có nhiều chủ trương giảm tải nhưng ngày nào các cháu cũng phải học đến 11, 12 giờ đêm. Đặc biệt là học sinh cuối cấp, các môn năng khiếu như mỹ thuật, tin học... gần như bị xem nhẹ. Tôi muốn hỏi trường học làm sao để cân bằng giữa việc học và hoạt động ngoại khóa, giảm bớt căng thẳng cho học sinh?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Bên cạnh việc học, hiện nay nhà trường thường xuyên tổ chức những hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa ở các môn học cho các em học sinh tham gia, tổ chức các sân chơi, vừa chơi vừa học, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, rèn luyện kỹ năng, năng khiếu, thể chất, tổ chức các cuộc thi theo sở thích của các em nhằm phát huy năng khiếu và tiềm năng, qua đó giúp cân bằng giữa việc học và việc rèn luyện thể chất, tinh thần cho học sinh hiện nay.

Tôi nghĩ phụ huynh cũng nên định hướng cùng con, khích lệ con tham gia các hoạt động phù hợp với sở trường, năng khiếu để rèn luyện thêm kỹ năng. Qua đó cũng giúp cho con giải tỏa bớt căng thẳng áp lực nếu suốt ngày con chỉ mỗi việc học mà quên đi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

Khuyến, 27 tuổi, TP.HCM
Thưa bs, em đi khám ở phòng khám Bs tư nhân được chẩn đoán trầm cảm và lo âu, nhưng uống thuốc đã 7 tháng rồi vẫn không thấy bớt. Em có cần đổi chỗ khám không ạ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Thông thường, đáp ứng điều trị lo âu và trầm cảm là từ 2-4 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc. Đáp ứng được cho là phù hợp là giảm được 50% các triệu chứng sau khoảng thời gian trên. Nếu không đạt được mức độ trên thì các bác sĩ cần điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc sao cho phù hợp. Sau khi ổn định triệu chứng thì các khuyến cáo khuyên là nên duy trì thuốc ở liều đó thêm khoảng 1 năm để tránh tái phát. Bạn có thể tham khảo các thông tin trên và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và an yên
Lý Linh, 24 tuổi, TPHCM
Làm thế nào để em biết mình đang khám tại một địa chỉ uy tín ạ? Em sợ mình bị khám theo kiểu "nuôi bệnh" (cho bệnh hoài không hết để đi khám hoài). Cảm ơn BS.
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Dù là vấn đề sức khỏe nào cũng có một liệu trình được định sẵn, vấn đề sức khỏe tinh thần cũng không ngoại lệ. Ví dụ như theo khuyến cáo của Hoa Kỳ, việc điều trị trầm cảm, lo âu chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 năm dùng thuốc liên tục với điều kiện đúng thuốc, đủ liều, đủ liệu trình. Có những trường hợp cần sử dụng lâu hơn thì phải có lý do cụ thể (ví dụ như tái phát 3 lần trở lên thì nên cân nhắc dùng thuốc kéo dài để tránh tái phát trở lại). Bạn hoàn toàn có thể đề nghị người điều trị cho mình hướng dẫn chi tiết cho mình về liệu trình mình đang được nhận. Về bản chất, trong quá trình điều trị, bác sĩ nên cung cấp thông tin về sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân/thân chủ (psychoeducation). Vì về lâu về dài, người chăm sóc cho bệnh nhân/thân chủ là chính bản thân họ (dù có dùng thuốc hay không).
Nguyễn Gia Khiêm, 41 tuổi, phụ huynh ở huyện Hóc Môn
Xin hỏi ThS. Lê Thị Hồng Anh, từ kinh nghiệm thực tế của mình, cô có thể chia sẻ một số kinh nghiệm về việc "cảm hóa" học sinh? Trường hợp học sinh quá cá tính, các thầy cô sẽ làm gì để định hướng cho các em lối sống và suy nghĩ phù hợp độ tuổi? Xin cảm ơn cô!
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Để cảm hóa một học sinh là cả một nghệ thuật của người thầy. Tôi nghĩ cảm hóa các em phải xuất phát từ chính cái tâm và tình thương của người làm thầy làm cô đối với một học trò của mình. Dù đứa trẻ có cá tính cách mấy nhưng qua lời nói và sự ân cần, thân thiện, thiện chí của mình, tôi nghĩ các em sẽ thay đổi để tốt hơn. Với tôi, các em chịu thay đổi đã là tốt rồi.

Tôi nghĩ giáo dục một học sinh quá cá tính không phải một sớm một chiều là làm được mà phải có thời gian và sự kiên trì của người thầy người cô, thật sự ân cần, đặt bản thân mình vào lứa tuổi các em để suy nghĩ những hành động và suy nghĩ của các em. Thay vào sự trách cứ là lời nói “giá như, nếu như” em đừng như vậy cô nghĩ sẽ hay hơn. Hãy động viên, khích lệ các em thay vì áp đặt các em, phải để các em cảm nhận và thay đổi từng ngày.

Võ Thị Thu, TP Thủ Đức
Chương trình đào tạo hiện nay sẽ thay đổi như thế nào?

 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Theo tôi, cần có sự thay đổi chiều sâu, theo hướng ứng dụng và có sự kết nối liên ngành.
Tâm lý là một trong 3 phần cơ bản của con người (sinh học, tâm lý và xã hội). Chúng ta đã quan tâm nhiều đến các vấn đề sinh học, tức là phần cơ thể của chúng ta - điều này rất tốt. Khi cơ thể không khỏe, chúng ta tìm kiếm các bác sĩ để được hỗ trợ, hoặc tìm nhà thuốc tây để tự ý mua thuốc về chữa trị, nhưng khi có những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực (thuộc tâm lý) chúng ta lại chưa có sự quan tâm nhiều. Các cơ sở giáo dục đào tạo từ trước đến giờ đã làm rất tốt việc đào tạo ngành tâm lý theo hướng ứng dụng trong trường học (tâm lý - giáo dục), cũng đã có những mở đầu cho việc ứng dụng tâm lý trong tham vấn - trị liệu, nhưng vẫn chưa sâu. 
Vì thế, chương trình đào tạo ngành tâm lý hiện nay cần đổi mới, đồng bộ hệ thống và xây dựng lại chương trình theo hướng ứng dụng tâm lý vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống con người. Đi sâu vào việc xây dựng các chương trình, các app tư vấn - tham vấn tâm lý để mọi người có thể tiếp cận (kết nối liên ngành với công nghệ thông tin). Các chuyên ngành như kinh tế, nhân sự cần quan tâm nhiều hơn và đưa tâm lý vào ứng dụng, chứ không chỉ đơn giản là một, hai học phần cần có. Các chương trình liên quan tâm lý tham vấn - trị liệu cũng cần xây dựng thêm các liệu pháp trị liệu, hướng sinh viên đến việc thực hành ngay tại ghế nhà trường.
Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 50 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý tại buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG
Vũ Minh Thái 51 tuổi, phường 3, Quận 11
Tôi có con trai hiện là sinh năm 4 ngành kiến trúc. Cháu có biểu hiện giới tính thứ 3 nhưng tôi và vợ lại có định kiến về sự lệch lạc giới tính này. Nhiều khi đề cập với vấn đề này thì cháu trở nên cáu gắt. Vậy vợ chồng tôi nên xử lý vấn đề này như thế nào? Tôi sợ nếu không chấp nhận thì cháu sẽ bỏ nhà đi hoặc thậm chí rơi vào nghĩ quẩn.
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
Tôi rất hiểu và chia sẻ với những cảm xúc và khó khăn mà anh chị đang phải trải qua. Sinh một cậu con trai xinh đẹp, dành rất nhiều sự chăm sóc, kỳ vọng và ước mơ vào con nhưng giờ con lại không như mình mong muốn thì thực sự rất buồn chán và thất vọng. Hơn thế, những vấn đề về giới tính lại là một vấn đề nhạy cảm và bị định kiến ở Việt Nam, anh chị sẽ phải đối diện với hàng xóm, dòng họ và người khác, điều này cũng làm cho chúng ta lo lắng rất nhiều. 
Để có cơ sở để anh chị có cách ứng xử phù hợp, tôi xin chia sẻ với anh chị một vài thông tin: 
- Đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới và có thể thêm một số xu hướng tính dục khác (LGBTQ+) hiện đã được cộng đồng y khoa/ tâm thần, các nhà tâm lý cũng như giới lập pháp trên toàn thế giới coi là một xu hướng tính dục bình thường của con người (cùng với xu hướng dị tính thường thấy). Đúng là trước những năm 1970, người ta coi đồng tính như một bệnh tâm thần phải điều trị, nhưng cho đến ngày nay, điều này đã không còn là sự thật và cộng đồng LGBTQ+ được sống một cách bình đẳng với các cộng đồng người dị tính khác. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chấp nhận cho hôn nhân đồng tính (khoảng hơn 70 quốc gia), Việt Nam cũng đã không phản đối hôn nhân đồng tính và khuyến nghị tôn trọng bản dạng giới của mọi người. Đã có rất nhiều cặp hôn nhân đồng tính ở Việt Nam sống cùng nhau rất hạnh phúc và mang lại nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng xã hội. Nói thế để anh chị thấy rằng, cả về khía cạnh khoa học (y khoa, tâm lý) và cả về khía cạnh luật pháp, xã hội đều đã công nhận và tôn trọng các xu hướng tính dục khác nhau. 
- Việc một người có xu hướng tính dục nào (dị giới, lưỡng tính, đồng tính hay chuyển giới) thì chỉ bản thân họ mới " cảm nhận" chính xác được, mà chúng tôi thường gọi đó là nhận dạng bản dạng giới. Khi họ nhận ra được xu hướng tính dục của mình một cách chính xác, họ sẽ công khai (come out) xu hướng đó cho mọi người biết, còn nếu họ chưa come out thì lúc đó vấn đề là của chính họ chứ chúng ta chỉ " đoán mò" mà thôi. Vì thế, anh chị cứ bình tâm và hãy đồng hành tin cậy vào con trai mình. Cậu ấy mới có 21 tuổi, là quá trình mà cậu ấy khám phá bản thân, lúc này cậu ấy cần cha mẹ như những người bạn thay vì là người " giám sát" và " kiểm duyệt". 
- Dù là bất cứ ai, là dị tính hay thuộc cộng đồng LGBTQ+, tôi tin rằng ai cũng có " mưu cầu hạnh phúc", và tôi tin rằng anh chị cũng chỉ muốn con mình hạnh phúc mà thôi. Vậy hạnh phúc là khi chúng ta được sống là chính mình, được làm điều mình yêu thích, có khả năng và đóng góp cho cộng đồng xã hội, và có những người thương yêu. Vì thế, nếu anh chị muốn con mình hạnh phúc, hãy cho con là chính con, và giúp cho con có năng lượng, nguồn lực để có thể sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, hãy là bạn của con để đồng hành khi con có những khó khăn, vướng mắc hay khủng hoảng. Nhất là các bạn trong cộng đồng LGBTQ+ thì lại càng nhiều khó khăn hơn vì định kiến của xã hội. 
- Nói vậy, nhưng nếu anh chị có thể có suy nghĩ tích cực, làm người bạn và đồng hành với con. Anh chị cũng cần khỏe mạnh về tinh thần của mình. Vì thế, tôi nghĩ rằng anh chị cần tập trung vào chính bản thân mình, sống cho mình và cho người hôn phối của mình. Con cái cũng đã trưởng thành rồi, chúng ta cũng đã dành nhiều thời gian, thậm chí cả thanh xuân cho các con. Vậy thì lúc này chúng ta hãy sống cho chúng ta, cho đam mê và những giá trị mà chúng ta chưa làm được trước đây như cùng nhau đi du lịch, cùng nhau làm một dự án cộng đồng... Tôi tin khi anh chị khỏe mạnh, hạnh phúc, con anh chị sẽ thấy an tâm và sống tích cực hơn. 
Trong giới hạn của một khung thời gian ngắn, tôi chỉ có thể xin chia sẻ cùng anh chị vài thông tin như vậy để có thể quyết định chính xác hơn. Chúc ạnh chị thành công và hạnh phúc. 
Trân trọng!
Võ Thành Hưng, 44 tuổi, phụ huynh ở quận 5
Tôi thấy nhiều trường hợp giáo viên bất lực trong việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học sinh. Một phần vì thời gian tiếp xúc ở trường không nhiều, bản thân các thầy cô nhiều việc, phần khác vì không có kỹ năng về tâm lý, giải tỏa căng thẳng cho học sinh. Xin hỏi các trường làm sao giải bài toán vừa thiếu người vừa thiếu chuyên môn về tâm lý này?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Có những lúc nhà quản lý, thầy cô giáo chúng tôi có thể sẽ rơi vào lúng túng trước những sự việc xảy ra quá bất ngờ hay quá khả năng của bản thân, nhưng tôi thiết nghĩ hiện nay nhà trường đang chú trọng tới công tác này vì rất quan trọng. Trong trường học đều bố trí bộ phận làm công tác tư vấn tâm lý cho các em học sinh thậm chí có trường còn chia sẻ hỗ trợ tư vấn cho cả phụ huynh. Song, về hiệu quả và sức lan tỏa thì hiện nay mỗi trường sẽ là khác nhau.

Trường tôi đang công tác có phòng tham vấn tâm lý và có cả giáo viên làm công tác tham vấn. Các em cần tư vấn sẽ được thầy cô hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ ngay. 

Bên cạnh đó, các em vẫn thích tìm gặp tôi để chia sẻ trao đổi. Tôi thiết nghĩ đó là niềm vui, niềm tự hào của tôi, đồng thời cùng với các bộ phận và thầy cô giáo của trường thấu hiểu và trợ giúp kịp thời những mong đợi của các em. Như bản thân tôi, giờ ra chơi, giờ về là giờ mà các em học sinh tìm đến phòng làm việc của tôi để bày tỏ mong đợi, chia sẻ, đề đạt các ý kiến của các em. Tôi sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng các em học trò của mình.

Hồng Diễm, 40 tuổi, ngụ tại TPHCM
Con tôi năm nay 12 tuổi, bé rất ít nói, sau khi đi học về bé hay ở trong phòng 1 mình, ba mẹ chia sẻ để mong bé nói ra suy nghĩ để hiểu bé nhưng bé rất ít khi chia sẻ. Vậy tôi nên làm gì để hiểu bé? Và biểu hiện bé như vậy có phải là trầm cảm hay không? Nếu có thì tôi nên làm gì để giúp bé?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Vào độ tuổi vị thành niên, đặc biệt là giai đoạn dậy thì trẻ sẽ có những thay đổi về sinh lý, tâm lý và nhu cầu khẳng định bản thân. Những thay đổi này có thể khiến trẻ căng thẳng (ví dụ như việc phát triển các cơ quan sinh dục cũng có thể làm cho trẻ lo lắng, nữ thì ngực to ra, nam bắt đầu vỡ giọng và mọc râu, nổi mụn nhiều...), những trường hợp này cần sự chia sẻ mang tính giáo dục giới tính của phụ huynh và nhà trường để giúp trẻ cảm thấy được hiểu và trấn an. Ngoài ra, những vấn đề như thay đổi môi trường (từ cấp 1 lên cấp 2) cũng là một thay đổi đem lại nhiều căng thẳng cho trẻ, trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường và cách học tập mới, hình dung những trách nhiệm mới của bản thân mà tạm thời bé chưa thể tìm ra cách giải quyết. Để xác định liệu bé có trầm cảm hay không cần những buổi thăm khám với các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần (ví dụ như bác sĩ tâm thần, tâm lý gia lâm sàng) để có thể đánh giá chính xác hơn.
Những căng thẳng và lo lắng của phụ huynh là điều chính đáng, có thể chính các bậc phụ huynh cũng đang là những người cần được hỗ trợ, cần được học và hiểu thêm về kỹ năng làm cha mẹ (parenting) điều mà chúng ta vẫn luôn thường nghĩ là bản năng nhưng vẫn cần tiếp cận một cách bài bản và khoa học hơn.
Nguyễn Văn Trung, 35 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai
Ngoài công việc giảng dạy, hiện nay cô có những tham gia như thế nào để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng tinh thần trong cộng đồng?
 Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Th.S Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên ngành Tâm lý học, Chuyên gia Tham vấn tâm lý
Là chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản, đồng thời tham gia thêm những khóa học chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực tâm lý và những kiến thức liên ngành liên quan thì ngoài việc giảng dạy thì cô còn nghiên cứu liên quan đến các vấn đề tâm lý lứa tuổi để phát hiện các vấn đề tâm lý xã hội đang cần hỗ trợ. Tiến hành tham vấn cho phụ huynh và học sinh những vấn đề cơ bản như: Khó khăn trong học tập, khó khăn trong giao tiếp giữa phụ huynh với học sinh, những vấn đề tâm lý lứa tuổi, thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, tinh thần hỗ trợ của các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, còn hỗ trợ những vấn đề tâm lý khác như: bạo lực học đường, giao tiếp nhóm bạn, áp lực trưởng nhóm ở học sinh, điểm số và thành tích... những vấn đề liên quan giữa giáo viên và học sinh như: sự khích lệ, động viên vì mỗi học sinh có những vấn đề khác biệt về tâm sinh lý, môi trường sống, việc tạo điều kiện cho học sinh phát huy tốt năng lực của mình. Đồng thời cũng tham vấn, trị liệu cho những cá nhân có mong muốn thay đổi nhận thức, hành vi... Tham vấn cho những nhóm có khó khăn tâm lý trong giao tiếp, làm việc nhóm... Tham vấn và trị liệu cho những cá nhân có dấu hiệu trầm cảm nhẹ (nếu có dấu hiệu trầm cảm nặng thì giới thiệu các em tìm kiếm thêm sự hỗ trợ thêm của các bác sĩ tâm thần).
Bên cạnh đó, để phát triển chuyên môn và đóng góp nhiều hơn cho xã hội, cô cũng có một công ty Ứng dụng Tâm lý giáo dục Ươm mầm với các hoạt động chính là can thiệp trẻ đặc biệt (tự kỷ, tăng động, khó khăn học tập, rối loạn chú ý); tham vấn và trị liệu các vấn đề tâm lý xã hội; thực hiện các chương trình du lịch trải nghiệm - phục hồi tâm lý; tham gia vào các dự án cộng đồng. Hiện tại, dự án công ty cô đang thực hiện là Hỗ trợ trẻ em có mất mát người thân (mồ côi cha hoặc mẹ) sau dịch Covid-19.
Như vậy, có thể thấy, ngoài việc giảng dạy tại trường đại học, cô còn tham gia giảng dạy, nghiên cứu, tham vấn, trị liệu những vấn đề liên quan chuyên ngành. Có những hoạt động là có lợi nhuận và cũng rất nhiều hoạt động phi lợi nhuận.
Lâm Minh Khôi, 38 tuổi, phụ huynh ở quận 8
Học sinh ngày nay có khoảng cách rất lớn về suy nghĩ và hành động so với các thế hệ ngày xưa. Tôi xin hỏi trường học đã có những biện pháp gì để giáo dục các em?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Đúng là các em học sinh hiện nay năng động, hiểu chuyện và phát triển rất nhanh cả về thể chất lẫn tư duy. Chính vì vậy mà trường học cần phải luôn trong tâm thế chủ động, tiếp cận, nhận định và am hiểu những diễn biến của xã hội nhiều hơn nữa để từ đó có nhiều phương thức giáo dục kịp thời cho học sinh. Các nhà quản lý như chúng tôi phải luôn biết dự báo và dự đoán được các vấn đề của xã hội có thể tác động đến các em, từ đó chúng tôi có kế hoạch tuyên truyền, định hướng, trang bị các kỹ năng cần thiết cho các em một cách nhanh chóng, kịp thời hơn nữa.

Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 56 ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM) tại buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG
Nguyễn Tất Đạt, 40 tuổi, TP Đà Nẵng
Xin bác sĩ Tân tư vấn giúp! Vợ tôi mới sinh con được 1 tháng, mấy nay tâm lý vợ tôi hơi thất thường, hay cáu gắt và lo sợ mình không phải là người mẹ tốt, luôn dằn vặt bản thân mình. Liệu vợ tôi có bị trầm cảm sau sinh không? Cách nào khắc phục?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Thông thường sau sinh, phụ nữ sẽ có thể có giai đoạn dễ suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, lo lắng về năng lực chăm sóc con của bản thân. Thuật ngữ mô tả cho hiện tượng này là "buồn sau sinh" (baby blue). Tuy nhiên, nếu thời gian kéo dài quá 2 tháng kể từ lúc sinh (hoặc những biểu hiện trên đã có từ khi còn mang thai), hoặc kèm theo những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể là mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi nhiều thì có lẽ nên cân nhắc đến trầm cảm sau sinh. Để xác định chẩn đoán cần đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, việc điều trị sẽ phối hợp thuốc và tâm lý trị liệu. Việc bổ sung các chất còn thiếu trong hệ thống thần kinh bằng các thuốc chống trầm cảm (như Serotonin) có thể cải thiện tâm trạng, ổn định giấc ngủ và năng lượng, từ đó giúp khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh được tốt hơn. Tâm lý trị liệu sẽ hướng nhiều hơn đến các kỹ năng đương đầu, giảm áp, điều chỉnh những kỳ vọng chưa phù hợp, hoặc học tập được các kỹ năng cần thiết trong việc chăm sóc trẻ cũng như thích ứng được với giai đoạn chuyển tiếp vai trò nhạy cảm này (đón nhận thêm một trách nhiệm quan trọng như việc chăm sóc cho một đứa trẻ).
Hà Văn Chính, 40 tuổi, TP Thủ Đức
Vợ tôi thì luôn muốn con gái học không thua kém các bạn và phải thi vào ngành y khoa. Trong khi con gái tôi thì lại thích ngành quan hệ quốc tế. Tâm sự với con tôi thấy bất an khi con nói nếu mẹ muốn con làm theo ý mẹ thì con sẽ bỏ nhà đi, không học nữa. Tôi khuyên và phân tích nhưng vợ tôi không nghe. Vậy nhờ thầy Công tư vấn giúp tôi về vấn đề này.
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM)
Đầu tiên, tôi rất thấu hiểu và đồng cảm với những trải nghiệm và cảm xúc mà anh, chị đã trải qua. Là cha mẹ, tôi nghĩ ai cũng yêu thương, lo lắng và mong đợi mọi sự tốt đẹp dành cho con cái của mình. 
Tuy nhiên, để giải tỏa những áp lực mà anh, chị và cháu đang phải trải quả, tôi xin chia sẻ vài vấn đề để như một kênh thông tin, anh, chị có thể tham khảo. 
- Chúng ta phải hiểu rằng, trong bối cảnh CMCN 4.0, các đại học sẽ hướng đến các chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng hoặc khai phóng nhiều hơn. Không thể chỉ đào tạo 4 năm hay 6 năm mà một cá nhân có thể thành thục nghề nghiệp trong tương lai được. Chính vì thế, đào tạo đại học là giúp hình thành tư duy, nền tảng tri thức và định hướng phát triển cá nhân chứ không chỉ đào tạo nghề. Việc giúp cho cá nhân có năng lực thích ứng và khai phóng để có thể làm các ngành nghề khác nhau trong tương lai chứ không chỉ là làm đúng cái ngành mà các em học. Vì thế, có em học y khoa mà trở thành nhà kinh doanh, trở thành một người làm nghiên cứu về y sinh, hoặc có em học tâm lý học nhưng có thể làm quản trị nhân sự, làm truyền thông ...
- Một cá nhân thành công trong cuộc sống phải là một cá nhân hạnh phúc (well-being), mà muốn có điều này thì việc đầu tiên cá nhân ấy phải có chính là khám phá ra được bản thân/năng lực của mình, sống theo đúng giá trị và mong đợi của mình. Trên cơ sở đó mới có thể thăng tiến trong học tập, nghề nghiệp, quan hệ xã hội và có đóng góp cho xã hội, cộng đồng. Vì thế, nếu con anh chị, không thể theo đuổi đúng cái cháu lựa chọn và đam mê, cái mà cháu thấy cháu có năng lực và khả năng nhất, tôi cho rằng cháu sẽ không hạnh phúc, và người làm cha làm mẹ như chúng ta chắc cũng sẽ không hạnh phúc, tự hào khi con mình không hạnh phúc. 
- Học y khoa là một ngành học đòi hỏi sự kiên trì, lâu dài và nhiều áp lực. Bản thân tôi đang dạy cho sinh viên Y khoa, các em thường rất mệt mỏi và di chuyển từ nơi thực hành, giảng đường đến bệnh viện, rồi phải học trên giảng đường nhiều lý thuyết khó khăn. Nếu cháu thấy mình không thể theo đuổi ngành đó, sau này vào học phải chịu nhiều khủng hoảng và chán chường, nếu không thể thích ứng, có thể có nhiều nguy cơ stress và các triệu chứng rối loạn tâm thần, hoặc có thể bỏ học. Như vậy là rất phí và có thể làm mất niềm tin, gây ra các khó khăn lâu dài cho con gái anh. 
Trong khoảng thời gian ngắn, tôi chỉ dám xin chia sẻ vài điều như một kênh thông tin giúp anh chị có quyết định tốt hơn và giúp cho con cái mình khỏe mạnh, hạnh phúc hơn. Chúc anh chị thành công và gia đình mình hạnh phúc. 
Trân trọng!
Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 59 TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM) tại buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG
Lê Thị Thảo, 38 tuổi, phụ huynh ở quận Tân Bình
Một ngày có 24 giờ thì học sinh hiện nay dành hơn 10 tiếng cho việc học, không còn thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Những vụ việc đau lòng vốn xuất phát từ việc các em không có nơi để vui chơi, giải trí. Tôi thấy ở nhiều trường quốc tế có phòng đa chức năng, khu vực chơi đàn, các môn thể thao để giải tỏa tâm lý cho học sinh. Trong khi trường công cơ sở vật chất hạn chế, các thầy cô sẽ làm gì để hạn chế tâm lý bức bối cho học sinh?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Hiện nay, các trường công cũng đã trang bị rất nhiều cơ sở vật chất, cũng không thua kém gì các trường quốc tế nhằm phát triển toàn diện các em - đó chính là chiến lược của mỗi nhà trường nhằm tăng cường phẩm chất và năng lực cho các em học sinh. 
Các trường đều có xây dựng nhiều sân chơi, nhiều hoạt động về văn hóa, văn nghệ, TDTT, có khá nhiều CLB trong một trường học, các em học sinh có thể tham gia hoạt động nào mà các em thấy phù hợp với năng khiếu và sở thích của mình để rèn luyện và phát triển bản thân, qua đó, các em có thể giải tỏa bớt căng thẳng.

Bùi Thị Thảo, 42 tuổi, Gò Vấp
Xin bác sĩ cho biết, muốn khám tâm lý, trầm cảm ở TPHCM mình nên khám ở đâu ạ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Về cơ sở chăm sóc sức khỏe tinh thần tại TPHCM, khối công lập có thể bao gồm các bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa Tâm lý - Tâm thần như Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Ngoài ra, các cơ sở tư nhân, các trung tâm tham vấn và trị liệu tâm lý hội tụ các chuyên gia đầu ngành như Touching Soul Center, Việt An, phòng tham vấn tâm lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn... cũng là những địa điểm có thể tham khảo.
Xin được giấu tên, quận 5
Con trai tôi nghiện game, cháu hay chơi những trò bạo lực, đánh nhau, đổ máu. Liệu cháu có vấn đề gì không? Cần làm gì để con tôi hạn chế và từ bỏ, thưa bác sĩ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nội dung trò chơi thường sẽ không liên quan nhiều đến việc ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Đôi khi hành vi chơi game nhiều có thể liên quan đến những cảm xúc và căng thẳng sâu bên trong chưa được giải quyết, các chủ đề thường gặp có thể gặp là áp lực học tập, mối quan hệ với gia đình, bạn bè, trường lớp và xã hội. Nên thường bắt gặp hiện tượng là phụ huynh cho con em đến các trung tâm cai nghiện game, cai nghiện internet hoặc có các biện pháp răn đe, cấm cản nhưng kết quả không được như mong đợi. Nhìn vào một mặt khác, việc chơi game (hoặc các hành vi tương ứng như lướt internet, mạng xã hội) là một trong những cách đương đầu mà trẻ cảm thấy hiệu quả (dù là trong nhất thời). Do đó nếu không can thiệp vào vấn đề cốt lõi (giải quyết căng thẳng - bằng cơ chế sinh học hoặc tâm lý xã hội) thì sẽ khó lòng thay đổi những hành vi ứng phó chưa thích hợp. Việc thăm khám tâm lý - tâm thần có thể giúp các chuyên gia xác định được những điều gì đang xảy ra cho trẻ, và có những hướng giải quyết phù hợp nhất với nhu cầu của trẻ. Thông qua đó có thể thay thế hoặc tiết giảm hành vi chơi game bằng một hành vi khác phù hợp hơn về lâu dài.
Lời giải cho bài toán khủng hoảng tâm lý ảnh 63 Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại buổi giao lưu. Ảnh: CAO THĂNG
Ngọc Minh, 39 tuổi, nhân viên văn phòng ở quận 4
Theo thầy/cô, chương trình giáo dục hiện hành cần thay đổi hoặc bổ sung những nội dung gì để giáo dục học sinh đi vào thực chất, tránh tình trạng học thì nhiều nhưng kỹ năng sống quá yếu như hiện nay?
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)
ThS. Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (quận 8, TPHCM)

Tôi thiết nghĩ những tiết học thực tế - trải nghiệm thực tế rất quan trọng giúp học sinh cụ thể hóa kiến thức từ những bài giảng, kiến thức trong sách giáo khoa thành kiến thức trực quan, giúp các em khắc sâu, ghi nhớ lâu thay vì chỉ lý thuyết suông.

Hiện nay mỗi bài học, tiết học, môn học kiến thức về giá trị sống, kỹ năng sống đều có thầy cô giáo có những phương pháp, cách thức để giúp học sinh mình nhận ra đó là kỹ năng, bài học kinh nghiệm để các em ghi nhớ, lưu tâm và sẽ là hành trang giúp các em vận dụng trong thực tiễn.

Nguyễn Huy Hoàng, TP Thủ Đức
Xin bác sĩ Tân cho biết, dấu hiệu của trẻ mắc trầm cảm là gì ạ? Tôi có con nhỏ, dạo gần đây cháu ít nói chuyện, giao tiếp bên ngoài. Đi học về là cháu vào phòng khóa trái cửa. Liệu cháu có vấn đề gì về tâm lý không ạ?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Ở trẻ em, trầm cảm thường biểu hiện bằng sự cáu gắt, bất mãn nhiều với các mối quan hệ xung quanh (gia đình, bạn bè, trường học). Các dấu hiệu cơ thể kèm theo là chán ăn, sụt cân, mất ngủ, khó tập trung và hay quên dẫn tới gặp trở ngại trong việc học tập. Nếu mức độ giảm giao tiếp tương đối rõ rệt và kéo dài có lẽ bé nên được kiểm tra sức khỏe tổng quát (vì một số vấn đề sức khỏe có thể biểu hiện bằng suy giảm về tinh thần). Sau đó có thể thăm khám chuyên khoa tâm thần để các bác sĩ có thể đánh giá và xác định hướng hỗ trợ cụ thể (bằng thuốc hoặc tâm lý liệu pháp nếu cần). 
Ngô Quốc Bình 47 tuổi, Tây Ninh
Những người bị vấn đề về tinh thần, bị stress thì có xem là người bệnh hay không. Nếu bị những vấn đề này thì nên giải quyết như thế nào, có phải dùng thuốc hay không?
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Th.S-BS Huỳnh Thanh Tân, Giảng viên bộ môn Tâm thần, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Các vấn đề sức khỏe tinh thần không chỉ đơn thuần là "khỏe mạnh" hay "mắc bệnh". Tâm trí cũng cần được chăm sóc như là cơ thể vậy, có những lúc cơ thể cũng sẽ có những mệt mỏi, cảm lạnh thì tâm trí sẽ có những stress và cần những hỗ trợ nhất định để phục hồi. Tùy theo mức độ và thời gian stress, nếu những căng thẳng gây ra đau khổ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (sức khỏe, học tập, nghề nghiệp, các mối quan hệ) thì có lẽ sẽ cần hỗ trợ từ chuyên gia. Đặc biệt là khi ảnh hưởng sức khỏe như chán ăn, mất ngủ thì sẽ cần hỗ trợ bằng thuốc.

Tin cùng chuyên mục