Đây là cảnh báo thứ hai của các nhà khoa học trong vòng 25 năm qua. Năm 1992, 1.700 nhà khoa học cũng đã ký vào bức thư mang tên “Lời cảnh báo của các nhà khoa học thế giới dành cho nhân loại”.
Trong bức thư lần này, được đăng trên tạp chí BioScience ngày 13-11, có nội dung rằng nếu không có áp lực thay đổi hành vi của con người thì hành tinh này sẽ bị tác hại đáng kể và không thể đảo ngược. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Liên hiệp quốc (LHQ), kể từ năm 1970, khí phát thải CO2 đã tăng khoảng 90%. Trong đó, khoảng 78% là do đốt nhiên liệu hóa thạch. Chẳng hạn như việc sử dụng than để sưởi ấm nhà cửa và lái ô tô sử dụng khí đốt, hay các quy trình công nghiệp cơ bản…, góp phần đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao. Theo NASA, năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử. Trên thực tế, 10 năm nóng kỷ lục trong 136 năm đã xảy ra từ năm 1998 đến nay. Nhiệt độ tăng có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực trên thế giới; thời tiết sẽ trở nên nguy hiểm hơn, với những cơn bão dữ dội hơn; mực nước biển sẽ tăng và đe dọa các thành phố ven biển.
Bức thư mới liệt kê dữ liệu cho thấy, 75% số lượng các vùng chết của đại dương tăng lên so với năm 1992, thời điểm có bức thư thứ nhất. Khu vực chết là các khu vực trong các đại dương, các hồ và sông lớn, nơi sinh vật biển chết hoặc bỏ đi vì thiếu oxy. Theo Cơ quan dịch vụ đại dương quốc gia của Mỹ, mặc dù các vùng chết có thể xảy ra tự nhiên, song hầu hết chúng được tạo ra chủ yếu do ô nhiễm từ các hoạt động của con người như nông nghiệp và ô nhiễm công nghiệp. Hơn nữa, Trái đất đã giảm 26% lượng nước sạch bình quân đầu người kể từ năm 1992. Nếu nỗ lực bảo tồn và mức độ ô nhiễm không thay đổi, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) dự báo vào năm 2030 chỉ có 60% dân số toàn cầu có đủ nước sạch. Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng mức tiêu thụ nước đe dọa đáng kể nguồn nước ngọt của chúng ta. Hiện nay, 20% các tầng chứa nước trên thế giới đang bị khai thác quá mức. Nước giảm cũng do diện tích rừng giảm. Từ năm 1990-2015, thế giới đã mất 129 triệu ha đất rừng, tương đương lãnh thổ Nam Phi. Đất chật, người đông, rừng bị tàn phá, kéo theo số lượng động vật trên thế giới đã giảm gần 29% kể từ năm 1992. Các nhà khoa học cho biết, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tuyệt chủng lần thứ 6, có nghĩa là 3/4 loài có thể biến mất khỏi Trái đất trong những thế kỷ tiếp theo.
Mặc dù vậy, cũng đã có một số cải thiện đáng mừng, chẳng hạn như mức suy giảm về lỗ thủng tầng ozone của Trái đất giảm đáng kể sau năm 1987, khi các chính phủ trên thế giới cùng nhau ký Nghị định thư Montreal của LHQ áp dụng lệnh cấm các chất khí thải ra từ bình xịt và chất làm lạnh nguy hại. Tầng ozone được cho là sẽ hồi phục đáng kể vào giữa thế kỷ này.
Các nhà khoa học hy vọng, bức thư lần này có thể nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường toàn cầu, từ đó chung tay tạo ra tương lai bền vững.
Trong bức thư lần này, được đăng trên tạp chí BioScience ngày 13-11, có nội dung rằng nếu không có áp lực thay đổi hành vi của con người thì hành tinh này sẽ bị tác hại đáng kể và không thể đảo ngược. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Liên hiệp quốc (LHQ), kể từ năm 1970, khí phát thải CO2 đã tăng khoảng 90%. Trong đó, khoảng 78% là do đốt nhiên liệu hóa thạch. Chẳng hạn như việc sử dụng than để sưởi ấm nhà cửa và lái ô tô sử dụng khí đốt, hay các quy trình công nghiệp cơ bản…, góp phần đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao. Theo NASA, năm 2016 là năm nóng nhất trong lịch sử. Trên thực tế, 10 năm nóng kỷ lục trong 136 năm đã xảy ra từ năm 1998 đến nay. Nhiệt độ tăng có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực trên thế giới; thời tiết sẽ trở nên nguy hiểm hơn, với những cơn bão dữ dội hơn; mực nước biển sẽ tăng và đe dọa các thành phố ven biển.
Bức thư mới liệt kê dữ liệu cho thấy, 75% số lượng các vùng chết của đại dương tăng lên so với năm 1992, thời điểm có bức thư thứ nhất. Khu vực chết là các khu vực trong các đại dương, các hồ và sông lớn, nơi sinh vật biển chết hoặc bỏ đi vì thiếu oxy. Theo Cơ quan dịch vụ đại dương quốc gia của Mỹ, mặc dù các vùng chết có thể xảy ra tự nhiên, song hầu hết chúng được tạo ra chủ yếu do ô nhiễm từ các hoạt động của con người như nông nghiệp và ô nhiễm công nghiệp. Hơn nữa, Trái đất đã giảm 26% lượng nước sạch bình quân đầu người kể từ năm 1992. Nếu nỗ lực bảo tồn và mức độ ô nhiễm không thay đổi, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) dự báo vào năm 2030 chỉ có 60% dân số toàn cầu có đủ nước sạch. Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự gia tăng mức tiêu thụ nước đe dọa đáng kể nguồn nước ngọt của chúng ta. Hiện nay, 20% các tầng chứa nước trên thế giới đang bị khai thác quá mức. Nước giảm cũng do diện tích rừng giảm. Từ năm 1990-2015, thế giới đã mất 129 triệu ha đất rừng, tương đương lãnh thổ Nam Phi. Đất chật, người đông, rừng bị tàn phá, kéo theo số lượng động vật trên thế giới đã giảm gần 29% kể từ năm 1992. Các nhà khoa học cho biết, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tuyệt chủng lần thứ 6, có nghĩa là 3/4 loài có thể biến mất khỏi Trái đất trong những thế kỷ tiếp theo.
Mặc dù vậy, cũng đã có một số cải thiện đáng mừng, chẳng hạn như mức suy giảm về lỗ thủng tầng ozone của Trái đất giảm đáng kể sau năm 1987, khi các chính phủ trên thế giới cùng nhau ký Nghị định thư Montreal của LHQ áp dụng lệnh cấm các chất khí thải ra từ bình xịt và chất làm lạnh nguy hại. Tầng ozone được cho là sẽ hồi phục đáng kể vào giữa thế kỷ này.
Các nhà khoa học hy vọng, bức thư lần này có thể nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nghiêm trọng của các vấn đề môi trường toàn cầu, từ đó chung tay tạo ra tương lai bền vững.