Chiến dịch Op Mega 3.0 được thực hiện sau khi Chương trình Tái tuyển dụng (Rehiring Programme) nhằm hợp pháp hóa lao động nước ngoài bất hợp pháp kết thúc hôm 30-6. Theo Thủ tướng Mahathir, hiện có nhiều sai sót liên quan đến việc tuyển dụng công nhân nước ngoài vào Malaysia. Trong số đó có việc các công ty được quyền nhập khẩu lao động mà không phải trải qua quá trình đấu thầu thích hợp, dẫn đến việc các công ty này kiếm được rất nhiều tiền từ quá trình tuyển dụng. Một chính sách phù hợp sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Ông Mahathir khẳng định, Chính phủ Malaysia luôn chào đón những công nhân nước ngoài lành nghề, nhất là những người thành thạo công nghệ mới và công nghệ thông tin, đến sinh sống và làm việc tại Malaysia, thậm chí trở thành công dân của nước này.
Tuy nhiên, trong khi chiến dịch đang diễn ra, hơn 100 nhóm đại diện cho cộng đồng lao động nhập cư và các tổ chức xã hội tại Malaysia đã đề nghị tổ chức một cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Nguồn nhân lực, nhằm tìm ra một giải pháp toàn diện cho các vấn đề liên quan đến lao động nhập cư. Họ yêu cầu dừng ngay chiến dịch truy quét có tên gọi Ops Mega 3.0, hiện đang được tiến hành bởi Cục Nhập cư, nhằm đảm bảo rằng sẽ không có thêm các công nhân nước ngoài bị trừng phạt vì những tội danh không phải do lỗi của họ.
Tuyên bố của đại diện cộng đồng lao động nhập cư cũng hối thúc Chính phủ Malaysia sớm cấp giấy tờ hợp pháp cho những người lao động chưa khai báo. Tuyên bố nhấn mạnh, việc công nhân nước ngoài không có giấy tờ xảy ra là do tình trạng bóc lột lao động và những người nhập cư, tị nạn có thể chịu thêm nhiều nguy hiểm khi bị lực lượng an ninh truy lùng.
Cùng ngày 10-7, Tổ chức Minh bạch quốc tế Malaysia cũng đã kêu gọi trừng trị những chủ thuê mướn lao động bất hợp pháp. Một trong những sai sót trong khâu tuyển dụng lao động bất hợp pháp mà Thủ tướng Mahathir thừa nhận là có sự tiếp tay của chính những người chủ này. Họ đã lợi dụng dòng người di cư không kiểm soát để bóc lột cả lao động nước ngoài và lao động địa phương với giá thuê rẻ mạt.
Mặc dù đã có tổng cộng 117.448 lao động nước ngoài bất hợp pháp trở về đất nước của họ một cách hợp pháp thông qua Chương trình “Tự nguyện về nước 3 + 1”, từ ngày 1-1 đến ngày 1-7, nhưng Malaysia vẫn đang tiêu tốn của ngân sách 25 triệu RM mỗi năm để “nuôi” 13 trại giam đang giam giữ hàng ngàn lao động nước ngoài trên toàn quốc. Theo New StraitsTimes, đây là một khoản chi phí rất lớn, bị lãng phí và nó nên được sử dụng cho các nguồn chi ngân sách khác như phát triển ngành giáo dục của đất nước.
Cũng có một số phân tích cho rằng, không thể phủ nhận lao động nhập cư là một trong những yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Do vậy, cần phải có sự quản lý chặt chẽ, sự hợp tác mạnh mẽ giữa các chính phủ với các khu vực tư nhân về dòng người lao động bất hợp pháp. Các bên liên quan phải tìm kiếm một giải pháp lâu dài và cân bằng vì điều này tác động đến sự phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, trong khi chiến dịch đang diễn ra, hơn 100 nhóm đại diện cho cộng đồng lao động nhập cư và các tổ chức xã hội tại Malaysia đã đề nghị tổ chức một cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Nguồn nhân lực, nhằm tìm ra một giải pháp toàn diện cho các vấn đề liên quan đến lao động nhập cư. Họ yêu cầu dừng ngay chiến dịch truy quét có tên gọi Ops Mega 3.0, hiện đang được tiến hành bởi Cục Nhập cư, nhằm đảm bảo rằng sẽ không có thêm các công nhân nước ngoài bị trừng phạt vì những tội danh không phải do lỗi của họ.
Tuyên bố của đại diện cộng đồng lao động nhập cư cũng hối thúc Chính phủ Malaysia sớm cấp giấy tờ hợp pháp cho những người lao động chưa khai báo. Tuyên bố nhấn mạnh, việc công nhân nước ngoài không có giấy tờ xảy ra là do tình trạng bóc lột lao động và những người nhập cư, tị nạn có thể chịu thêm nhiều nguy hiểm khi bị lực lượng an ninh truy lùng.
Cùng ngày 10-7, Tổ chức Minh bạch quốc tế Malaysia cũng đã kêu gọi trừng trị những chủ thuê mướn lao động bất hợp pháp. Một trong những sai sót trong khâu tuyển dụng lao động bất hợp pháp mà Thủ tướng Mahathir thừa nhận là có sự tiếp tay của chính những người chủ này. Họ đã lợi dụng dòng người di cư không kiểm soát để bóc lột cả lao động nước ngoài và lao động địa phương với giá thuê rẻ mạt.
Mặc dù đã có tổng cộng 117.448 lao động nước ngoài bất hợp pháp trở về đất nước của họ một cách hợp pháp thông qua Chương trình “Tự nguyện về nước 3 + 1”, từ ngày 1-1 đến ngày 1-7, nhưng Malaysia vẫn đang tiêu tốn của ngân sách 25 triệu RM mỗi năm để “nuôi” 13 trại giam đang giam giữ hàng ngàn lao động nước ngoài trên toàn quốc. Theo New StraitsTimes, đây là một khoản chi phí rất lớn, bị lãng phí và nó nên được sử dụng cho các nguồn chi ngân sách khác như phát triển ngành giáo dục của đất nước.
Cũng có một số phân tích cho rằng, không thể phủ nhận lao động nhập cư là một trong những yếu tố góp phần vào tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Do vậy, cần phải có sự quản lý chặt chẽ, sự hợp tác mạnh mẽ giữa các chính phủ với các khu vực tư nhân về dòng người lao động bất hợp pháp. Các bên liên quan phải tìm kiếm một giải pháp lâu dài và cân bằng vì điều này tác động đến sự phát triển kinh tế đất nước.