Thực tế này đặt ra những thách thức lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt, nhất là những DN vừa và nhỏ, vốn chỉ tập trung thị phần tại thị trường trong nước.
Khó chen chân vào hệ thống phân phối ngoại
Đầu ra cho hàng Việt là hệ thống phân phối, nhưng thị trường nội địa đang hiện diện ngày càng dày đặc hệ thống phân phối ngoại. Các tập đoàn này đang tăng tốc mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa loại hình bán lẻ, gia tăng thị phần và chiếm lĩnh thị trường, tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với các nhà bán lẻ cũng như với DN Việt Nam ngay trên “sân nhà”.
Tại cuộc họp bàn về giải pháp đẩy mạnh hàng nội vào hệ thống phân phối ngoại, ông Konishi Yukio, Tổng giám đốc Aeon mall cho biết, tại Việt Nam, chỉ tính trong lĩnh vực bán lẻ, đơn vị này đang có 3 siêu thị tại TPHCM, Bình Dương và Hà Nội, 59 siêu thị liên kết với Citimart, Fivimart và 75 cửa hàng mini stop. Gần đây nhất, hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Chủ tịch Tập đoàn 7-Eleven, ông Isaka Ryuichi cho biết, Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển. Do vậy, ông Isaka Ryuichi cũng không ngần ngại bày tỏ tham vọng mở rộng hệ thống cửa hàng này. Trong kế hoạch 3 năm tới, tập đoàn này sẽ nâng số cửa hàng tại Việt Nam lên con số 100 và 10 năm tới là 1.000 cửa hàng. Cũng đặt tham vọng chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ tại Việt Nam còn có Tập đoàn Central Group, Lotte, Robinson…
Điều đáng lo ngại, cùng với sự “bành trướng” nhanh, mạnh của hệ thống phân phối ngoại là binh đoàn nhà cung ứng sản phẩm ngoại đi theo. Trong khi đó, tại thị trường nội địa, DN Việt lại đang loay hoay chưa thể tiếp cận thị trường thông qua kênh phân phối ngoại. Nhiều DN Việt chia sẻ, tuy các nhà bán lẻ ngoại luôn khẳng định hỗ trợ tiêu thụ hàng nội địa nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, cho biết hệ thống phân phối ngoại thường thắt chặt đầu vào bằng những quy định về quản lý, chất lượng, mẫu mã bao bì…, DN nội khó đáp ứng đủ điều kiện.
Lo bị thu hẹp thị phần
Không thể vào được hệ thống phân phối ngoại, nhiều DN Việt chỉ biết bám trụ vào hệ thống phân phối nội. Thế nhưng, những chính sách hỗ trợ cho hệ thống phân phối nội chưa được quan tâm đúng mức đã khiến kênh phân phối này đang dần bị thu hẹp.
Phân tích của Sở Công thương TPHCM cho thấy, đại bộ phận nhà bán lẻ Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chưa có kinh nghiệm điều hành và quản lý những mô hình phân phối hiện đại quy mô lớn theo chuỗi. Do vậy, các nhà bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức. Hiện nhiều nhà bán lẻ nội đã bị các tập đoàn phân phối nước ngoài thâu tóm, chỉ còn 2 nhà bán lẻ lớn của Việt Nam là Saigon Co.op và Vingroup. Tuy nhiên, bản thân Vingroup có tiếp tục duy trì hoạt động bán lẻ như là ngành kinh doanh cốt lõi hay là có thể chuyển nhượng trong tương lai, điều này vẫn còn là câu hỏi lớn. Các DN thương mại khác của Nhà nước như Satra, Hapro thì bán lẻ chưa phải là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Các đơn vị bán lẻ dân doanh, cổ phần còn lại như Intimex thì quy mô nhỏ bé, hoạt động gặp nhiều khó khăn, khả năng chuyển nhượng và rút lui khỏi thị trường là rất lớn. Các DN mới mong muốn khởi nghiệp trên lĩnh vực bán lẻ không nhiều, do còn ngần ngại, cân nhắc về khả năng cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn.
Rõ ràng, nếu không nhận rõ tình hình và không có những giải pháp thích hợp, hiệu quả thì khả năng DN nước ngoài chiếm lĩnh hệ thống phân phối và thị trường nội địa là rất lớn. Các DN Việt, nhất là các DN nhỏ và vừa, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, trong thời gian tới, để có thể nắm giữ thị phần nội địa, các DN nội cần đẩy mạnh liên kết. Việc liên kết không chỉ giữa DN sản xuất với DN cung ứng và nhà bán lẻ, mà còn giữa nhà bán lẻ với nhà bán lẻ.
Khó chen chân vào hệ thống phân phối ngoại
Đầu ra cho hàng Việt là hệ thống phân phối, nhưng thị trường nội địa đang hiện diện ngày càng dày đặc hệ thống phân phối ngoại. Các tập đoàn này đang tăng tốc mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa loại hình bán lẻ, gia tăng thị phần và chiếm lĩnh thị trường, tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với các nhà bán lẻ cũng như với DN Việt Nam ngay trên “sân nhà”.
Tại cuộc họp bàn về giải pháp đẩy mạnh hàng nội vào hệ thống phân phối ngoại, ông Konishi Yukio, Tổng giám đốc Aeon mall cho biết, tại Việt Nam, chỉ tính trong lĩnh vực bán lẻ, đơn vị này đang có 3 siêu thị tại TPHCM, Bình Dương và Hà Nội, 59 siêu thị liên kết với Citimart, Fivimart và 75 cửa hàng mini stop. Gần đây nhất, hệ thống cửa hàng tiện lợi 7-Eleven đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Chủ tịch Tập đoàn 7-Eleven, ông Isaka Ryuichi cho biết, Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển. Do vậy, ông Isaka Ryuichi cũng không ngần ngại bày tỏ tham vọng mở rộng hệ thống cửa hàng này. Trong kế hoạch 3 năm tới, tập đoàn này sẽ nâng số cửa hàng tại Việt Nam lên con số 100 và 10 năm tới là 1.000 cửa hàng. Cũng đặt tham vọng chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ tại Việt Nam còn có Tập đoàn Central Group, Lotte, Robinson…
Điều đáng lo ngại, cùng với sự “bành trướng” nhanh, mạnh của hệ thống phân phối ngoại là binh đoàn nhà cung ứng sản phẩm ngoại đi theo. Trong khi đó, tại thị trường nội địa, DN Việt lại đang loay hoay chưa thể tiếp cận thị trường thông qua kênh phân phối ngoại. Nhiều DN Việt chia sẻ, tuy các nhà bán lẻ ngoại luôn khẳng định hỗ trợ tiêu thụ hàng nội địa nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, cho biết hệ thống phân phối ngoại thường thắt chặt đầu vào bằng những quy định về quản lý, chất lượng, mẫu mã bao bì…, DN nội khó đáp ứng đủ điều kiện.
Lo bị thu hẹp thị phần
Không thể vào được hệ thống phân phối ngoại, nhiều DN Việt chỉ biết bám trụ vào hệ thống phân phối nội. Thế nhưng, những chính sách hỗ trợ cho hệ thống phân phối nội chưa được quan tâm đúng mức đã khiến kênh phân phối này đang dần bị thu hẹp.
Phân tích của Sở Công thương TPHCM cho thấy, đại bộ phận nhà bán lẻ Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chưa có kinh nghiệm điều hành và quản lý những mô hình phân phối hiện đại quy mô lớn theo chuỗi. Do vậy, các nhà bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức. Hiện nhiều nhà bán lẻ nội đã bị các tập đoàn phân phối nước ngoài thâu tóm, chỉ còn 2 nhà bán lẻ lớn của Việt Nam là Saigon Co.op và Vingroup. Tuy nhiên, bản thân Vingroup có tiếp tục duy trì hoạt động bán lẻ như là ngành kinh doanh cốt lõi hay là có thể chuyển nhượng trong tương lai, điều này vẫn còn là câu hỏi lớn. Các DN thương mại khác của Nhà nước như Satra, Hapro thì bán lẻ chưa phải là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Các đơn vị bán lẻ dân doanh, cổ phần còn lại như Intimex thì quy mô nhỏ bé, hoạt động gặp nhiều khó khăn, khả năng chuyển nhượng và rút lui khỏi thị trường là rất lớn. Các DN mới mong muốn khởi nghiệp trên lĩnh vực bán lẻ không nhiều, do còn ngần ngại, cân nhắc về khả năng cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn.
Rõ ràng, nếu không nhận rõ tình hình và không có những giải pháp thích hợp, hiệu quả thì khả năng DN nước ngoài chiếm lĩnh hệ thống phân phối và thị trường nội địa là rất lớn. Các DN Việt, nhất là các DN nhỏ và vừa, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, trong thời gian tới, để có thể nắm giữ thị phần nội địa, các DN nội cần đẩy mạnh liên kết. Việc liên kết không chỉ giữa DN sản xuất với DN cung ứng và nhà bán lẻ, mà còn giữa nhà bán lẻ với nhà bán lẻ.
Nhiều DN Việt mong mỏi chính quyền các tỉnh, thành nhanh chóng có chính sách cụ thể hỗ trợ DN Việt tìm kiếm mặt bằng, mở rộng nhanh mạng lưới, đầu tư đổi mới công nghệ; quan tâm chiến lược cổ phần hóa các DN thương mại, ưu tiên chọn và hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược Việt Nam tham gia; nhanh chóng xây dựng và triển khai đề án phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam, từ đó hình thành những nhà bán lẻ mạnh có vai trò dẫn dắt, hỗ trợ phát triển thị trường cho DN Việt.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử, gây sức ép, lợi dụng ưu thế thị phần lớn. Cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ hàng Việt; phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc làm đầu mối tiếp nhận các thông tin từ DN hội viên, để có những giải pháp hỗ trợ, đề xuất chính sách, can thiệp khi cần thiết.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử, gây sức ép, lợi dụng ưu thế thị phần lớn. Cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ hàng Việt; phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc làm đầu mối tiếp nhận các thông tin từ DN hội viên, để có những giải pháp hỗ trợ, đề xuất chính sách, can thiệp khi cần thiết.