Vắng bóng phim nhà nước
Với khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam hiện đại và nhân văn”, tiêu chí của LHP lần thứ 20 hướng đến các tác phẩm điện ảnh thể hiện được nội dung tư tưởng nhân văn, có thủ pháp nghệ thuật sáng tạo, chất lượng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó điện ảnh là một trong những ngành quan trọng nhất. Như thông lệ, chương trình phim dự thi có 4 hạng mục: Phim truyện điện ảnh, Phim tài liệu, Phim khoa học và Phim hoạt hình. Phim tham dự LHP Việt Nam phải là phim nói tiếng Việt do các cơ sở điện ảnh Việt Nam sản xuất hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất và không có tranh chấp về bản quyền. Những tác phẩm này cũng phải thỏa mãn tiêu chí chưa tham dự LHP Việt Nam lần thứ XIX và chưa tham dự Liên hoan Truyền hình toàn quốc…
Được đánh giá là có nhiều cởi mở hơn trước song đây cũng có lẽ đây là một bước ngoặt lớn đối với LHP, bởi lần đầu tiên sân chơi lớn của điện ảnh lại vắng bóng phim nhà nước. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ trong suốt 2 năm qua quy định về phim đặt hàng vẫn chưa hoàn tất và không có bộ phim nào được ra đời theo diện Nhà nước đặt hàng trong khi các hãng phim nhà nước đều đã được cổ phần hóa.
Cuộc đua giành giải Bông sen vàng lần thứ 20 cũng vì vậy mà khiến nhiều người yêu điện ảnh cảm thấy lo lắng về chất lượng khi phim dự giải 100% thuộc về phim tư nhân, phim chiếu rạp. Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh, chia sẻ: Bản thân tôi và Ban tổ chức LHP cũng rất trăn trở về việc không có phim nhà nước tham gia LHP lần này. Nếu có vài phim nhà nước thì LHP sẽ trọn vẹn hơn.
“Mở cửa” cho phim làm lại (re-make)!
Thiếu vắng phim nhà nước - một trong những đối thủ nặng ký của các giải Bông sen vàng - bạc, nhưng LHP năm nay lại mở thêm một cánh cửa mới dành cho thể loại phim re-make, phim làm lại từ kịch bản, hoặc từ phim nước ngoài. Theo đó, phim thuộc thể loại này những mùa LHP trước chỉ có thể trình chiếu và không tranh giải thì năm nay có thể đăng ký tham dự tất cả các chương trình của LHP. Đây là thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển của điện ảnh. Bà Ngô Phương Lan nhận định: “Thực tế hiện nay, các phim được re-make rất nhiều và cũng được khán giả đón nhận. Vì vậy, nếu khắt khe nói không với những phim này thì LHP không tôn vinh xứng đáng những sáng tạo của ngành điện ảnh. Việc cho các phim re-make tham gia tất cả các chương trình của LHP, trừ việc xét giải thưởng kịch bản và giải phim hay nhất, theo tôi là một cởi mở của LHP và cũng là phù hợp với xu thế sáng tạo hiện nay của điện ảnh Việt Nam”.
Cũng theo bà Ngô Phương Lan, LHP lần thứ 20 hướng đến các tác phẩm điện ảnh thể hiện được nội dung tư tưởng nhân văn, có thủ pháp nghệ thuật sáng tạo, chất lượng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có điện ảnh. Vì thế, đây cũng là lần đầu tiên tại LHP Việt Nam sẽ có thêm giải cho phim ASEAN xuất sắc. Giải thưởng điện ảnh ASEAN có chủ đề “Điện ảnh kết nối cộng đồng ASEAN” hướng tới phát hiện và khích lệ tài năng mới của điện ảnh trong khu vực. Mỗi quốc gia thành viên được gửi một phim truyện thời lượng từ 80 phút trở lên, sản xuất trong năm 2016 - 2017. Giải thưởng này không chỉ là điểm nhấn của liên hoan năm nay mà còn là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.
Với khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam hiện đại và nhân văn”, tiêu chí của LHP lần thứ 20 hướng đến các tác phẩm điện ảnh thể hiện được nội dung tư tưởng nhân văn, có thủ pháp nghệ thuật sáng tạo, chất lượng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó điện ảnh là một trong những ngành quan trọng nhất. Như thông lệ, chương trình phim dự thi có 4 hạng mục: Phim truyện điện ảnh, Phim tài liệu, Phim khoa học và Phim hoạt hình. Phim tham dự LHP Việt Nam phải là phim nói tiếng Việt do các cơ sở điện ảnh Việt Nam sản xuất hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất và không có tranh chấp về bản quyền. Những tác phẩm này cũng phải thỏa mãn tiêu chí chưa tham dự LHP Việt Nam lần thứ XIX và chưa tham dự Liên hoan Truyền hình toàn quốc…
Được đánh giá là có nhiều cởi mở hơn trước song đây cũng có lẽ đây là một bước ngoặt lớn đối với LHP, bởi lần đầu tiên sân chơi lớn của điện ảnh lại vắng bóng phim nhà nước. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ trong suốt 2 năm qua quy định về phim đặt hàng vẫn chưa hoàn tất và không có bộ phim nào được ra đời theo diện Nhà nước đặt hàng trong khi các hãng phim nhà nước đều đã được cổ phần hóa.
Cuộc đua giành giải Bông sen vàng lần thứ 20 cũng vì vậy mà khiến nhiều người yêu điện ảnh cảm thấy lo lắng về chất lượng khi phim dự giải 100% thuộc về phim tư nhân, phim chiếu rạp. Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh, chia sẻ: Bản thân tôi và Ban tổ chức LHP cũng rất trăn trở về việc không có phim nhà nước tham gia LHP lần này. Nếu có vài phim nhà nước thì LHP sẽ trọn vẹn hơn.
“Mở cửa” cho phim làm lại (re-make)!
Thiếu vắng phim nhà nước - một trong những đối thủ nặng ký của các giải Bông sen vàng - bạc, nhưng LHP năm nay lại mở thêm một cánh cửa mới dành cho thể loại phim re-make, phim làm lại từ kịch bản, hoặc từ phim nước ngoài. Theo đó, phim thuộc thể loại này những mùa LHP trước chỉ có thể trình chiếu và không tranh giải thì năm nay có thể đăng ký tham dự tất cả các chương trình của LHP. Đây là thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển của điện ảnh. Bà Ngô Phương Lan nhận định: “Thực tế hiện nay, các phim được re-make rất nhiều và cũng được khán giả đón nhận. Vì vậy, nếu khắt khe nói không với những phim này thì LHP không tôn vinh xứng đáng những sáng tạo của ngành điện ảnh. Việc cho các phim re-make tham gia tất cả các chương trình của LHP, trừ việc xét giải thưởng kịch bản và giải phim hay nhất, theo tôi là một cởi mở của LHP và cũng là phù hợp với xu thế sáng tạo hiện nay của điện ảnh Việt Nam”.
Cũng theo bà Ngô Phương Lan, LHP lần thứ 20 hướng đến các tác phẩm điện ảnh thể hiện được nội dung tư tưởng nhân văn, có thủ pháp nghệ thuật sáng tạo, chất lượng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có điện ảnh. Vì thế, đây cũng là lần đầu tiên tại LHP Việt Nam sẽ có thêm giải cho phim ASEAN xuất sắc. Giải thưởng điện ảnh ASEAN có chủ đề “Điện ảnh kết nối cộng đồng ASEAN” hướng tới phát hiện và khích lệ tài năng mới của điện ảnh trong khu vực. Mỗi quốc gia thành viên được gửi một phim truyện thời lượng từ 80 phút trở lên, sản xuất trong năm 2016 - 2017. Giải thưởng này không chỉ là điểm nhấn của liên hoan năm nay mà còn là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.