Nhưng thật lạ, làm thơ đã thành niềm say mê của cả cộng đồng nhưng việc đọc thơ sao lại im ắng quá! Sách giáo khoa cũng tỏ ra lúng túng khi chọn thơ đương thời vào giảng dạy. Vậy thơ chúng ta đang đi lên hay đi xuống?
Có người trả lời: “Thơ đang mở rộng nhưng càng rộng lại càng tầm thường”. Cũng có người lạc quan với số lượng nhà thơ và khối lượng xuất bản phẩm. Còn người bi quan thì lắc đầu: “Thấp quá, thấp về cảm hứng, thấp cả về văn hóa”. Có người nước đôi: “Thơ đang đi ngang”…
Các thầy ở trường bồi dưỡng viết văn thường có nhận xét nghe vui, nhưng không biết có thật không: “Năm đầu vào học nhiều em chọn bộ môn thơ. Năm thứ hai một số chuyển sang văn xuôi. Năm cuối xem chừng gần hết cả lớp đều muốn trở thành nhà phê bình”. Không biết có phải vì tâm lý ấy mà các nhà phê bình thơ và các bài phê bình thơ cứ phát triển đều đặn. Giọng điệu phê bình chung là biểu dương, ca ngợi, có khi ca ngợi đến hết lời. Thi hữu thi huynh đôi bên đều vui, chỉ có bạn đọc là hoang mang, rồi nghi ngờ, rồi tự bảo vệ mình là không đọc nữa. Thế là cả phê bình thơ lẫn thơ đều mất khách. Lỗi của bạn đọc, đúng là thiếu kiên nhẫn. Nhưng chúng ta, trong nghề thì nên tiên trách kỷ. Vả lại mình không lo cho mình thì ai lo.
Có người trả lời: “Thơ đang mở rộng nhưng càng rộng lại càng tầm thường”. Cũng có người lạc quan với số lượng nhà thơ và khối lượng xuất bản phẩm. Còn người bi quan thì lắc đầu: “Thấp quá, thấp về cảm hứng, thấp cả về văn hóa”. Có người nước đôi: “Thơ đang đi ngang”…
Các thầy ở trường bồi dưỡng viết văn thường có nhận xét nghe vui, nhưng không biết có thật không: “Năm đầu vào học nhiều em chọn bộ môn thơ. Năm thứ hai một số chuyển sang văn xuôi. Năm cuối xem chừng gần hết cả lớp đều muốn trở thành nhà phê bình”. Không biết có phải vì tâm lý ấy mà các nhà phê bình thơ và các bài phê bình thơ cứ phát triển đều đặn. Giọng điệu phê bình chung là biểu dương, ca ngợi, có khi ca ngợi đến hết lời. Thi hữu thi huynh đôi bên đều vui, chỉ có bạn đọc là hoang mang, rồi nghi ngờ, rồi tự bảo vệ mình là không đọc nữa. Thế là cả phê bình thơ lẫn thơ đều mất khách. Lỗi của bạn đọc, đúng là thiếu kiên nhẫn. Nhưng chúng ta, trong nghề thì nên tiên trách kỷ. Vả lại mình không lo cho mình thì ai lo.
Chưa có thời kỳ nào văn học nghệ thuật nhiều giải thưởng như thời kỳ này. Thơ cũng vậy. Đủ các loại giải: giải hàng năm của hội, giải định kỳ của nhà nước, giải theo tuổi nghề, theo địa phương, theo đề tài, theo các cuộc thi nhiều cấp bậc... Ai chưa được giải dù cả đời theo đuổi văn chương thì được giải “công lao của sự kiên trì”. Đấy là thiện ý của các nhà quản lý thi đua sản xuất văn chương: “Không muốn để sót một ai”. Điều này cũng phù hợp với thời cuộc đang cơn mến yêu thành tích, lại còn tăng cường đoàn kết, gắn bó cộng đồng; nhưng cũng có tác dụng không mong muốn là sức hấp dẫn của văn chương được giải ngày càng hao hụt và sức thuyết phục của giải cũng mòn dần. Nguyên nhân không phải do nhiều giải mà là sự công bằng chính xác trong xét giải. Đã đến lúc phải tìm ra quy chế mới trong bình chọn, trong cấu tạo những ban giám khảo có tài năng nhận ra giá trị đích thực của thơ, tìm ra thơ hay để tặng giải và chỉ tặng giải cho thơ hay. Phẩm chất giám khảo tạo nên uy tín giải thưởng và ngược lại.
Thẩm định có tác động nhiều nhất đến bạn đọc chính là thẩm định của biên tập viên các tòa báo, các nhà xuất bản và cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cơ chế thị trường đòi hỏi các cơ sở xuất bản tăng khối lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận. Điều đó quả có thúc đẩy khâu biên tập bao dung hơn với chất lượng tác phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khá quan trọng làm thơ mất độc giả, báo chí mất bạn đọc. Luật pháp cấm ấn hành tác phẩm xấu chứ không cấm tác phẩm dở. Quyền viết dở là của mọi người chứ không thể dành riêng cho các nhà thơ nổi tiếng. Số tập thơ hay, cố nhiên phải lọt thỏm và rất khó tìm trong đống ấn phẩm khổng lồ hàng ngàn tập thơ ra đời mỗi năm kia là tất yếu. Không thể kêu gọi các doanh nhân giảm lợi nhuận để cứu nền thơ của chúng ta. Nhưng kinh nghiệm về định giá sách văn chương của nhiều nước có thể giúp chúng ta tìm ra cơ chế thích hợp. Có điều, quyền hạn hành chính cho việc này vượt qua chức năng Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ khi đất nước ta tiến hành đổi mới, số người làm thơ, in thơ, tham dự các sinh hoạt thơ tăng đột biến, Hội Nhà văn Việt Nam đã đưa được một ngày hội văn chương (Ngày thơ Việt Nam) vào hệ thống lễ hội truyền thống, được bạn đọc ủng hộ 15 năm nay. Đó là một thành tựu văn hóa, có tác động tốt trong xây dựng phẩm chất xã hội, nhân cách con người.
Chúng ta đã có được một mạng lưới câu lạc bộ thơ ca rộng lớn so với nhiều quốc gia nhưng chúng ta chưa tìm ra phương cách hoạt động hiệu quả cho nó. Sao thơ làm ra nhiều, in nhiều mà lại không có người đọc, kể cả người làm thơ cũng ít đọc? Không tự nguyện làm độc giả thì làm sao làm được tác giả? Không tìm vào đó, không làm giàu mình lên được, tiến sẽ chậm, rất chậm, có khi còn thui chột. Đọc, với chúng ta, không phải chỉ là thưởng thức, dù biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thơ đã là một thành tựu, một hạnh phúc lớn. Mà đọc còn là khám phá. Đừng sa đà vào những ồn ào danh hiệu, những óng ánh ngỡ là thơ mà rất không thơ.
Chúng ta trân trọng với lao động sáng tạo của mọi người cầm bút. Nhưng đánh giá hoặc giới thiệu thành tựu văn chương của đất nước với bạn đọc thế giới thì trước hết, chúng ta cần tìm tới những tác phẩm - tác giả ở khu vực này. Tính chuyên nghiệp, tính hàn lâm của họ được quyết định chỉ do phẩm chất tác phẩm, không phải do các yếu tố thuộc tổ chức như lĩnh lương từ một cơ quan văn chương, hay là thành viên một hội đoàn nghệ thuật. Họ buộc phải là người dẫn đầu, phải tiên phong trong sáng tạo, phải đại diện cho dân tộc đóng góp vào văn chương thế giới, làm nên văn chương nhân loại. Nhưng thường gặp hơn, họ là những người dành cả đời mình cho văn chương.
Nhiều tác phẩm được công chúng thơ tìm đọc, trong khi không ít những tác giả là hội viên Hội Nhà văn, lại nằm ngoài sự quan tâm của bạn đọc. Tham gia Hội Nhà văn có thể để ghi nhận một dấu mốc nghề nghiệp chứ không bao giờ là cái đích của người cầm bút. Việc đầu tiên để làm văn chương chính là tìm hiểu về chính nó…
Thẩm định có tác động nhiều nhất đến bạn đọc chính là thẩm định của biên tập viên các tòa báo, các nhà xuất bản và cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Cơ chế thị trường đòi hỏi các cơ sở xuất bản tăng khối lượng sản phẩm để tăng lợi nhuận. Điều đó quả có thúc đẩy khâu biên tập bao dung hơn với chất lượng tác phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khá quan trọng làm thơ mất độc giả, báo chí mất bạn đọc. Luật pháp cấm ấn hành tác phẩm xấu chứ không cấm tác phẩm dở. Quyền viết dở là của mọi người chứ không thể dành riêng cho các nhà thơ nổi tiếng. Số tập thơ hay, cố nhiên phải lọt thỏm và rất khó tìm trong đống ấn phẩm khổng lồ hàng ngàn tập thơ ra đời mỗi năm kia là tất yếu. Không thể kêu gọi các doanh nhân giảm lợi nhuận để cứu nền thơ của chúng ta. Nhưng kinh nghiệm về định giá sách văn chương của nhiều nước có thể giúp chúng ta tìm ra cơ chế thích hợp. Có điều, quyền hạn hành chính cho việc này vượt qua chức năng Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ khi đất nước ta tiến hành đổi mới, số người làm thơ, in thơ, tham dự các sinh hoạt thơ tăng đột biến, Hội Nhà văn Việt Nam đã đưa được một ngày hội văn chương (Ngày thơ Việt Nam) vào hệ thống lễ hội truyền thống, được bạn đọc ủng hộ 15 năm nay. Đó là một thành tựu văn hóa, có tác động tốt trong xây dựng phẩm chất xã hội, nhân cách con người.
Chúng ta đã có được một mạng lưới câu lạc bộ thơ ca rộng lớn so với nhiều quốc gia nhưng chúng ta chưa tìm ra phương cách hoạt động hiệu quả cho nó. Sao thơ làm ra nhiều, in nhiều mà lại không có người đọc, kể cả người làm thơ cũng ít đọc? Không tự nguyện làm độc giả thì làm sao làm được tác giả? Không tìm vào đó, không làm giàu mình lên được, tiến sẽ chậm, rất chậm, có khi còn thui chột. Đọc, với chúng ta, không phải chỉ là thưởng thức, dù biết thưởng thức cái hay cái đẹp của thơ đã là một thành tựu, một hạnh phúc lớn. Mà đọc còn là khám phá. Đừng sa đà vào những ồn ào danh hiệu, những óng ánh ngỡ là thơ mà rất không thơ.
Chúng ta trân trọng với lao động sáng tạo của mọi người cầm bút. Nhưng đánh giá hoặc giới thiệu thành tựu văn chương của đất nước với bạn đọc thế giới thì trước hết, chúng ta cần tìm tới những tác phẩm - tác giả ở khu vực này. Tính chuyên nghiệp, tính hàn lâm của họ được quyết định chỉ do phẩm chất tác phẩm, không phải do các yếu tố thuộc tổ chức như lĩnh lương từ một cơ quan văn chương, hay là thành viên một hội đoàn nghệ thuật. Họ buộc phải là người dẫn đầu, phải tiên phong trong sáng tạo, phải đại diện cho dân tộc đóng góp vào văn chương thế giới, làm nên văn chương nhân loại. Nhưng thường gặp hơn, họ là những người dành cả đời mình cho văn chương.
Nhiều tác phẩm được công chúng thơ tìm đọc, trong khi không ít những tác giả là hội viên Hội Nhà văn, lại nằm ngoài sự quan tâm của bạn đọc. Tham gia Hội Nhà văn có thể để ghi nhận một dấu mốc nghề nghiệp chứ không bao giờ là cái đích của người cầm bút. Việc đầu tiên để làm văn chương chính là tìm hiểu về chính nó…