Lễ trao học bổng và Giải thưởng Trần Văn Khê: Trang trọng và ấm cúng

Sáng 23-7, tại Nhà hát TPHCM, Quỹ học bổng Trần Văn Khê tổ chức Lễ trao học bổng và Giải thưởng Trần Văn Khê lần thứ 1 năm 2023.

Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TPHCM.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên tặng hoa cho Ban tổ chức Lễ trao học bổng và Giải thưởng Trần Văn Khê. Ảnh: THÚY BÌNH

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên tặng hoa cho Ban tổ chức Lễ trao học bổng và Giải thưởng Trần Văn Khê. Ảnh: THÚY BÌNH

Đại diện gia đình Giáo sư (GS) Trần Văn Khê tham dự chương trình là con trai của ông, kiến trúc sư Trần Quang Minh. Ngoài ra, buổi lễ còn có sự tham dự của đông đảo nhạc sĩ, nghệ sĩ, đạo diễn, các nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa dân gian dân tộc, các thành viên ban sáng lập Quỹ học bổng Trần Văn Khê…

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao Giải thưởng Trần Văn Khê đến NSƯT - TS Cồ Huy Hùng và nhà nghiên cứu - nhạc sĩ Bùi Trọng Hiền. Ảnh: THÚY BÌNH

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao Giải thưởng Trần Văn Khê đến NSƯT - TS Cồ Huy Hùng và nhà nghiên cứu - nhạc sĩ Bùi Trọng Hiền. Ảnh: THÚY BÌNH

GS Trần Văn Khê (1921-2015) đã dành trọn một đời theo đuổi việc nghiên cứu, giảng dạy, viết sách, quảng bá âm nhạc dân tộc Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.

Ông là người Việt Nam đầu tiên vào năm 1958 được nhận bằng tiến sĩ văn chương ngành Nhạc học hạng tối ưu tại Đại học Sorbonne (Pháp) với bản luận văn Âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Suốt 50 năm sau đó, GS Trần Văn Khê đã tự nhận lấy trách nhiệm nghiên cứu và giới thiệu nền âm nhạc dân tộc Việt Nam mà ông cho là “rất hay, rất đẹp” với bạn bè trên thế giới và trao truyền cho các thế hệ người Việt.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê trao Giải thưởng Trần Văn Khê đến NSƯT - TS Nguyễn Thị Hải Phượng và thạc sĩ - nhạc sĩ Phan Nhứt Dũng. Ảnh: THÚY BÌNH

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM Phan Nguyễn Như Khuê trao Giải thưởng Trần Văn Khê đến NSƯT - TS Nguyễn Thị Hải Phượng và thạc sĩ - nhạc sĩ Phan Nhứt Dũng. Ảnh: THÚY BÌNH

Các chuyên đề nghiên cứu và đào tạo của ông về đờn ca tài tử, cải lương Việt Nam trong đối sánh với các loại hình âm nhạc, kịch nghệ của các quốc gia châu Á (pansori của Triều Tiên, kinh kịch của Trung Quốc, noh và kabuki của Nhật Bản) đã được giới âm nhạc quốc tế đánh giá rất cao. Sự đánh giá đó đã góp phần quan trọng đưa đến sự công nhận và vinh danh của UNESCO ở tầm mức thế giới đối với các loại hình nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù, đờn ca tài tử.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức trao học bổng cho các em học sinh, sinh viên ưu tú, có nhiều triển vọng trong thực hành âm nhạc dân tộc. Ảnh: THÚY BÌNH

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức trao học bổng cho các em học sinh, sinh viên ưu tú, có nhiều triển vọng trong thực hành âm nhạc dân tộc. Ảnh: THÚY BÌNH

CLB Tiếng hát Quê Hương của NGƯT Thúy Hoan trình diễn chào mừng tại Lễ trao học bổng và Giải thưởng Trần Văn Khê. Ảnh: THÚY BÌNH

CLB Tiếng hát Quê Hương của NGƯT Thúy Hoan trình diễn chào mừng tại Lễ trao học bổng và Giải thưởng Trần Văn Khê. Ảnh: THÚY BÌNH

Ba em sinh viên Nhạc viện TPHCM đàn Lưu Thuỷ Hành vân và hai câu vọng cổ. Ảnh: THÚY BÌNH

Ba em sinh viên Nhạc viện TPHCM đàn Lưu Thuỷ Hành vân và hai câu vọng cổ. Ảnh: THÚY BÌNH

Năm 2015, trước khi mất, GS-TS Trần Văn Khê đã lập vi bằng về di nguyện của ông, trong đó có việc thành lập quỹ học bổng và giải thưởng mang tên ông.

Sau 6 năm, di nguyện của GS Trần Văn Khê đã được thực hiện với sự kiện ra mắt Quỹ học bổng Trần Văn Khê vào năm 2021, theo Quyết định 680/QĐ – UB của UBND TPHCM.

Quỹ học bổng Trần Văn Khê thực hiện mục tiêu lớn nhất là trao giải thưởng và học bổng định kỳ, nhằm tôn vinh, khuyến khích những học sinh, những nhà nghiên cứu và những nghệ sĩ có thành tựu xuất sắc trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy, trình diễn, góp phần quảng bá, phát huy giá trị các loại hình âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Tiết mục biểu diễn hát xẩm "Thập ân". Ảnh: THÚY BÌNH

Tiết mục biểu diễn hát xẩm "Thập ân". Ảnh: THÚY BÌNH

Trong danh sách đề cử cho lần trao giải thưởng và học bổng lần đầu tiên, có những bậc trí thức – nghệ sĩ gần 90 tuổi, có em học sinh mới 11 tuổi, có sinh viên khiếm thị tài năng và những người thuộc thế hệ cầu nối thực tài, thực tâm trong nghiên cứu, giảng dạy và biểu diễn âm nhạc dân tộc.

Giải thưởng Trần Văn Khê lần thứ nhất được trao cho: NSƯT - nhà giáo - nhạc sĩ Nguyễn Văn Đời (nguyên Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc Nhạc viện TPHCM); nhà nghiên cứu, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan; nhà nghiên cứu, nhạc sĩ Bùi Trọng Hiền; NSƯT - tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng (Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc Nhạc viện TPHCM); NSƯT - TS Cồ Huy Hùng (Trưởng khoa Âm nhạc Dân tộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); thạc sĩ - nhạc sĩ Âm nhạc Dân tộc Phan Nhứt Dũng.

Học bổng Trần Văn Khê lần thứ nhất cũng đã trao cho 9 học sinh, sinh viên của Nhạc viện TPHCM, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Học viện Âm nhạc Huế.

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, tiến sĩ Lê Hồng Phước cùng các thầy, cô giảng viên âm nhạc, học sinh, sinh viên Nhạc viện TPHCM, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế hòa đờn ca bài "Dạ cổ hoài lang". Ảnh: THÚY BÌNH

Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, tiến sĩ Lê Hồng Phước cùng các thầy, cô giảng viên âm nhạc, học sinh, sinh viên Nhạc viện TPHCM, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Học viện Âm nhạc Huế hòa đờn ca bài "Dạ cổ hoài lang". Ảnh: THÚY BÌNH

NSƯT Hải Phượng biểu diễn độc tấu đờn tranh "Tình ca đất Bắc". Ảnh: THÚY BÌNH

NSƯT Hải Phượng biểu diễn độc tấu đờn tranh "Tình ca đất Bắc". Ảnh: THÚY BÌNH

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Giới thiệu ấn phẩm "Hà Giang - Miền đá nở hoa"

Sáng 4-4, tại Đường sách TPHCM, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chương trình giao lưu giới thiệu ấn phẩm Hà Giang - Miền đá nở hoa. Ấn phẩm nằm trong series Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về văn hóa, cảnh sắc và con người ở mỗi địa phương trên cả nước.

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Lỗ hổng trong văn hóa mạng

Sự bùng nổ của các cuộc “bóc phốt”, công khai đời tư... khiến mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành một “chiến trường” - khi ai cũng tự cho mình có quyền và có thể dễ dàng lên tiếng chỉ trích người khác. Điều này phản ánh một lỗ hổng văn hóa mạng nghiêm trọng.

Các đại biểu tham quan Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5. Ảnh: MINH DIỄM

Triển lãm TPHCM và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5

Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng.

Cuốn sách do tập thể tác giả công tác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II biên soạn

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Góc nhìn từ lịch sử

Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau một thời gian dài kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Dịp này, NXB Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục tái bản cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" và "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng".

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Ngày 3-4 (mùng 6-3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Phim "Địa đạo" khiến khán giả thủ đô nức lòng

Buổi ra mắt phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối"  tổ chức tại Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ xúc động và cả thán phục của đông đảo khán giả, các nghệ sĩ và những người yêu điện ảnh.

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Ranh giới mong manh giữa cá tính và công kích

Rap diss (viết tắt của “disrespect” - công kích, thiếu tôn trọng) không phải là hiện tượng mới, nhưng mỗi lần xuất hiện, nó lại khơi dậy tranh luận. Khi ranh giới giữa cá tính và công kích trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ được sự hấp dẫn mà không trượt dài thành đối đầu, tiêu cực?

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Đừng “bỏ quên” sách dành cho trẻ yếu thế

Sự ra đời của ấn phẩm Đi tìm ánh sáng do tổ chức Room to Read Việt Nam kết hợp NXB Văn học ấn hành, nêu lên một thực tế: trong khi thị trường sách thiếu nhi vô cùng sôi động, thì dòng sách cho trẻ nhỏ yếu thế lại gần như bị “bỏ quên”.

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Những giá trị trường tồn từ thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này, giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc.

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối - Khúc tráng ca từ trong lòng đất

Trong bộ phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, nhân vật chú Sáu (NSƯT Cao Minh) đã thốt lên câu nói thấm thía khi đối mặt với quân địch: “Địa đạo là chiến tranh nhân dân, tụi bây không thể nào thắng được”. Dưới lòng đất chật chội và tối tăm, địa đạo trở thành chiến trường khốc liệt nhưng vẫn luôn bừng sáng ngọn lửa kiên trung từ những trái tim yêu nước.

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Phù điêu Kala hơn 700 năm tuổi ở Phú Yên trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 1-4, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia phù điêu Kala - Núi Bà (ảnh), có niên đại trên 700 năm tuổi. Phù điêu Kala được phát hiện vào năm 1993 tại hố khai quật di tích Núi Bà (thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên).

24 năm một câu chuyện - Nhớ Trịnh Công Sơn

24 năm một câu chuyện - Nhớ Trịnh Công Sơn

24 năm sau ngày cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ra đi (1-4-2001), người yêu âm nhạc của ông vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ. Khi ngoài kia phố phường tấp nập, từ chiều 1-4, tại sân khấu Đường Sách TPHCM, hàng trăm khán giả đã đến, ngồi lại với "Đồng dao hòa bình 2025" để nghe những ca khúc và cùng nhớ thương người nhạc sĩ tài năng.