Trong đó, theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 (Điều 5) đã nghiêm cấm các hành vi: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Luật đồng thời nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tuy nhiên, trong 5 luật trên vẫn còn một số luật mà văn bản hướng dẫn chi tiết chưa được ban hành đúng quy định, Bộ Tư pháp cho biết.