Lễ hội Cầu ngư - bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa biển

Lễ hội Cầu ngư là nét đẹp truyền thống của người dân vùng biển, là dịp để bà con động viên nhau bám biển, duy trì nếp sinh hoạt văn hóa.

Sáng 17-2, tại Công viên biển Hà Khê (phường Hà Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) diễn ra Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê 2025
Sáng 17-2, tại Công viên biển Hà Khê (phường Hà Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) diễn ra Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê 2025

Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê (Đà Nẵng) năm 2025 được tổ chức từ ngày 14 đến 17-2 tại Công viên biển Hà Khê.

Phần lễ diễn ra trang nghiêm với Lễ nghinh thần, Lễ cúng tế rước ngài Nam Hải Thượng đẳng thần tại bãi biển và phần Lễ tế chính.

Trong khi đó, phần hội sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng vùng biển…

IMG_3940.JPG
Đây là hoạt động văn hóa tiêu biểu, được tổ chức thường niên cầu cho "trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang"

Theo UBND quận Thanh Khê, Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê được tổ chức thường niên, cầu cho "trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang", trở thành hoạt động văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của bà con cư dân miền biển.

IMG_3930.JPG
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 14 đến 17-2 với 2 phần lễ và hội

"Việc bảo tồn và phát huy Lễ hội Cầu ngư là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn các giá trị vốn có như giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật. Đồng thời, lễ hội cũng đề cao giá trị kết nối cộng đồng trong đời sống hiện đại, điểm hẹn văn hóa đặc sắc cho du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương", lãnh đạo UBND quận Thanh Khê cho biết.

z6324876289972_2809355c936f7f812f3a9055d599bac2.jpg
Lễ nghinh thần và Lễ cúng tế rước ngài Nam Hải Thượng đẳng thần tại bãi biển

Tại Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.

z6324876289924_062f88e22e9f60f01db7195184736773.jpg
Ông Hồ Thuyên, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê đánh trống khai hội
z6324876857581_d1d890f4f140a4698bfc572a53b8542e.jpg
Sau hiệu lệnh, những chiếc thuyền lần lượt hanh thông vượt sóng với mong ước những mẻ cá bội thu sẽ nườm nượp đổ về, một năm mưa thuận gió hòa, đời sống nhân dân được bình yên, no ấm
z6324858890716_7c77d830b28b4543b886a42b25d43465.jpg
Ở phần hội, phần thi kéo co thu hút nhiều người dân và du khách tham gia cổ vũ
z6324858891987_3bba102ec04fcf72b457d437fcb96d69.jpg
Người dân thể hiện sự khéo léo ở phần thi đan lưới
z6324859379750_342ad2312c35a36d094e0a932b44603e.jpg
Các hoạt động diễn ra hết sức sôi nổi, tạo không khí vui tươi, náo nức trước khi bước vào vụ đánh bắt mới
z6324876857514_d8156e752f3d38b7dfe6c4c0a195703e.jpg
Lễ hội Cầu ngư tại TP Đà Nẵng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa có tính truyền thống, tồn tại lâu dài trong tiềm thức của cư dân vùng biển, được trao truyền qua nhiều thế hệ
z6324876298775_a28d15d9f6d8a67507b2ff7d6dc81752.jpg
Lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cúng Thần Nam Hải lấy hình tượng cá Ông - vị thần biển hộ mệnh của ngư dân miền biển
z6325004832456_69c48f8216cb713779c6a0a69edef979.jpg
Việc bảo tồn và phát huy Lễ hội Cầu ngư là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn các giá trị vốn có như giá trị tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật

Tin cùng chuyên mục