Lấy ý kiến người dân TPHCM về việc hạn chế xe cá nhân

Đợt khảo sát này nhằm thu thập thông tin kinh tế, xã hội, thói quen đi lại và quan điểm của người dân về các chính sách, giải pháp trong quản lý giao thông tại TPHCM.
Lấy ý kiến người dân TPHCM về việc hạn chế xe cá nhân

Ngày 27-6, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đề nghị một số quận, huyện tạo điều kiện và hỗ trợ cho đơn vị tư vấn tổ chức khảo sát, phỏng vấn một số hộ gia đình trên địa bàn về đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp với việc kiểm soát sử dụng xe cá nhân.

Theo đó, đơn vị tư vấn sẽ ghi nhận thông tin của các hộ gia đình (tính những người trên 10 tuổi), mức thu nhập, số lượng phương tiện thuộc sở hữu của các hộ gia đình… Cạnh đó, các thông tin về thói quen đi lại bằng xe cá nhân, xe buýt, thời gian đi lại, chi phí có thể chi trả khi sử dụng xe buýt cùng các nhận xét, đánh giá đối với hoạt động của xe buýt và yêu cầu về xe buýt (chất lượng phục vụ, thời gian di chuyển, dịch vụ tiếp cận…) để người dân sử dụng xe buýt nhiều hơn trong tương lai.

Lấy ý kiến người dân TPHCM về việc hạn chế xe cá nhân ảnh 1 Xe buýt ở TPHCM bị bao vây bởi xe ô tô và xe gắn máy
Một nội dung quan trọng khác của việc khảo sát này là lấy ý kiến của người dân về quan điểm hạn chế xe cá nhân. Nếu đồng ý thì gợi ý về thời gian hạn chế hoạt động của xe ô tô con, xe máy.
Trong nội dung này, đơn vị tư vấn cũng đưa ra các khu vực quận 1, quận 3 hay một số tuyến đường chính, khu vực khác để tham khảo ý kiến người dân nhằm phục vụ việc đề xuất phạm vi hạn chế xe ô tô con, xe máy.
Tương tự, đơn vị tư vấn còn tham vấn một loạt các nội dung khác như việc đồng ý/không đồng ý (cùng điều kiện đi kèm khi đồng ý hoặc lý do khi không đồng ý) cho việc mở rộng phố đi bộ ở trung tâm; điều chỉnh, sắp xếp giờ học, làm việc lệch ca; cấm xe máy trên một số tuyến đường hay khu vực nhất định, cấm ô tô hoạt động theo biển số chẵn/lẽ hay theo tuyến đường/khu vực.
Đơn vị được Sở GTVT thuê làm tư vấn xây dựng đề án phát triển giao thông công cộng, hạn chế xe cá nhân là Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (ở Hà Nội).

Đại diện Sở GTVT cho biết, mục đích của đợt khảo sát này là thu thập thông tin kinh tế, xã hội, thói quen đi lại và quan điểm của người dân về các chính sách, giải pháp trong quản lý giao thông để xây dựng đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tại TPHCM.

Việc xây dựng đề án này là thực hiện quyết định của UBND TP về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X về chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông giai đoạn 2016-2020.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, tính đến giữa tháng 5-2017, TPHCM quản lý hơn 8.032.000 phương tiện, gồm gần 646.400 xe ô tô và hơn 7.386.000 xe gắn máy, tăng 5,8% so với cùng kỳ.

Số phương tiện giao thông không ngừng tăng lên và các tuyến đường đã trở nên quá tải nên chỉ cần một sự cố nhỏ mà không kịp thời xử lý sẽ gây ùn ứ cho khu vực.

Trong khi đó, hoạt động xe buýt đã có các tín hiệu tốt khi trong sáu tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ nhưng xe buýt vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong việc giải quyết nhu cầu đi lại của người dân TPHCM.

Hà Nội dự kiến năm 2030 sẽ cấm xe cá nhân vào nội thành

Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải cũng tư vấn cho Hà Nội xây dựng đề án kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân. Hiện Hà Nội đã hoàn chỉnh dự thảo và dự kiến sẽ trình cho HĐND TP bàn thảo tạo kỳ họp diễn ra vào tháng 7-2017.

Theo dự thảo, Hà Nội sẽ đưa ra lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân, tiến tới dừng hoạt động xe cá nhân trong nội thành vào năm 2030.

Trước mắt, Hà Nội đề xuất lộ trình từ 1-7-2018 đến 31-12-2019, Hà Nội sẽ thu hồi, loại bỏ xe máy cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Một góc TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: HIẾU GIANG

Khánh Hòa yêu cầu TP Nha Trang cấp phép xây dựng

Ngày 4-4, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản khẩn gửi UBND TP Nha Trang yêu cầu giải quyết việc cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn thành phố. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh Quy chế quản lý kiến trúc TP Nha Trang vẫn chưa được phê duyệt, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và cuộc sống của người dân.

Đốn hạ cây dầu cổ thụ trên đường Hùng Vương, quận 10

Đốn hạ cây dầu cổ thụ trên đường Hùng Vương, quận 10

Trưa 3-4, Công ty TNHH MTV Cây xanh TPHCM thực hiện đốn hạ cây dầu cổ thụ (đánh số 6) trên đường Hùng Vương (thuộc phường 1, quận 10, TPHCM). Theo ghi nhận của PV SGGP, cây dầu có đường kính gốc và thân to khoảng hai người ôm, cao hơn 40m; thân và cành lá đang xanh tươi bình thường nhưng thân cây bị cong. Khoảng 2 tháng trước, cây dầu này đã bị cắt hạ hai nhánh lớn nhất.

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Cây đang xanh tốt, vì sao lại đốn?

Khoảng 12 giờ trưa 3-4, các công nhân Công ty TNHH MTV Cây xanh TPHCM đang cắt trụi cành, sau đó đốn hạ một cây dầu (đánh số 6) trên đường Hùng Vương thuộc phường 1, quận 10, TPHCM.

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Cần cơ chế thu hồi vốn cho Quỹ Nhà ở quốc gia

Để hoàn thành mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan quản lý cần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Nhà ở quốc gia và thu hút doanh nghiệp đầu tư hợp lý hơn.

Nạo vét bùn đất, làm sạch sông Tô Lịch

Làm việc xuyên đêm, “hồi sinh” sông Tô Lịch

Thực hiện kế hoạch thoát nước năm 2025 và góp phần cải tạo sông Tô Lịch, những ngày này, nhiều công nhân, cán bộ của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang nỗ lực, khẩn trương nạo vét bùn đất để khơi thông dòng chảy lòng sông Tô Lịch.

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Cải tạo công viên đốn hạ 31 cây xanh

Sau khi đăng bài “Làm mới vỉa hè, "bức tử" cây xanh”, Báo SGGP đã nhận được phản ánh của người dân ở phường 13, quận 5, TPHCM về việc đơn vị thi công cải tạo Công viên Thăng Long đã đốn hạ nhiều cây xanh.

Dự án 39-39B Bến Vân Đồn (quận 4, TPHCM) là một trong những dự án được gỡ vướng theo Nghị quyết 170. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Kiến nghị cách xác định tiền sử dụng đất theo Nghị quyết 170

Góp ý dự thảo nghị định hướng dẫn Nghị quyết 170/2024/QH15 của Quốc hội, doanh nghiệp đề xuất sửa đổi nội dung đối với trường hợp tiền sử dụng đất xác định lại nhỏ hơn tiền sử dụng đất đã tạm nộp, không hoàn trả khoản tiền chênh lệch.

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Đốn hạ 17 cây lim xẹt do thi công vỉa hè

Liên quan việc đốn hạ 17 cây lim xẹt trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn trước Công viên Tao Đàn quận 1), chiều 24-3, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Giao thông Công chánh (GTCC) cho biết, việc thi công đào vỉa hè đã làm đứt rễ ảnh hưởng đến sinh trưởng và khả năng bám đất của cây. Nền đất bị hư hỏng làm mất kết cấu dẫn đến tình trạng cây bị nghiêng, cùng với đó một số cây bị sâu bệnh, mục gốc, tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ vào mùa mưa, gây nguy hiểm cho người đi đường.