Sau khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có thư gửi tới các Chủ tịch Quốc hội của các nước EU tham dự Hội nghị các chủ tịch quốc hội thế giới vừa tổ chức tại Áo vào tháng 9-2021 về việc hỗ trợ, chia sẻ vaccine với Việt Nam, Quốc hội Latvia vừa có thông báo việc dự kiến sẽ nhượng lại 200.000 liều AstraZeneca cho Việt Nam.
Trước nghĩa cử này của Quốc hội Latvia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi thư cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Cộng hoà Latvia Inara Murniece và các nghị sĩ Quốc hội Cộng hòa Latvia về việc phía Latvia dự kiến nhượng hơn 200.000 liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam.
Trong thư, Chủ tịch Quốc hội cho biết Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan của Việt Nam đang triển khai các thủ tục cần thiết để mua và tiếp nhận số vaccine nói trên trong thời gian sớm nhất.
Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Latvia, giữa Quốc hội hai nước không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp những năm qua. Việc Quốc hội Latvia thúc đẩy để Chính phủ quyết định nhượng số vaccine nói trên cho Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này là nghĩa cử cao đẹp mà Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Latvia dành cho Việt Nam.
Đây là nguồn tài trợ bổ sung cho Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Australia và Nhóm Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (ABP) được thiết kế để hỗ trợ chương trình phát triển của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau.
Nhân dịp này, bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, nhận định: "Đại dịch Covid-19 tiếp tục có tác động đáng kể đến nghị trình cải cách của Việt Nam và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng, vốn ngày càng rõ rệt và khó giải quyết ở nhóm đối tượng dân tộc thiểu số, phụ nữ và các nhóm yếu thế khác. Để ứng phó với điều này, sự hợp tác mở rộng giữa Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ Việt Nam nhanh chóng phục hồi kinh tế và đạt được các mục tiêu phát triển”.
Chương trình ABP sẽ tiếp tục các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, chương trình cũng triển khai các hoạt động mới nhằm đáp ứng tốt hơn với những ưu tiên mới được đặt ra trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, bao gồm quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, công bằng và hòa nhập xã hội, và tăng trưởng dựa trên đổi mới - sáng tạo.
Chương trình ABP ra đời năm 2017 với số tiền tài trợ ban đầu là 25 triệu đô la Australia.
Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, chương trình ABP đã cung cấp thêm 5 triệu đô la Australia để hỗ trợ Việt Nam ứng phó và khắc phục đại dịch.