Lập nhiều phương án cách ly người nhập cảnh từ vùng dịch

Ngày 3-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, vừa có văn bản khẩn gửi UBND quận, huyện; Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP; Trung tâm y tế quận, huyện; Bệnh viện công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP về việc hướng dẫn cách ly đối với người đến từ vùng dịch Covid-19.
Bác sĩ Lê Quang Nhựt hỏi thăm sức khỏe người cách ly tại Khu cách ly quận 3. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bác sĩ Lê Quang Nhựt hỏi thăm sức khỏe người cách ly tại Khu cách ly quận 3. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Theo đó, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế áp dụng khai báo y tế, kiểm dịch y tế tại cửa khẩu đối với tất cả người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thực hiện các biện pháp quản lý, kiểm soát phòng chống dịch bệnh ngay tại cửa khẩu, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tại cửa khẩu để chuyển cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Tất cả những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được chuyển ngay đến cơ sở y tế để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm.

Tổ chức việc tiếp nhận, sàng lọc đối với tất cả người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran), đối với người vừa nhập cảnh, nếu đã xác định được là người đến từ/đi qua vùng có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người có biểu hiện (sốt, ho, khó thở): Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP chuyển về các khu cách ly tập trung của TP.

Lập nhiều phương án cách ly người nhập cảnh từ vùng dịch ảnh 1 Người cách ly đang cùng vận động thể thao dưới nắng tại Khu cách ly quận 3. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Đối với người vừa nhập cảnh, nếu chưa xác định rõ ràng nơi từng lưu trú tại các quốc gia đang có dịch và có địa chỉ lưu trú tại TPHCM, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP chuyển về các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện để tiếp tục sàng lọc.

Đối với người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích chính thức sử dụng hộ chiếu ngoại giao, công vụ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế và các đơn vị liên quan, điều phối trung tâm y tế quận, huyện tham gia giám sát, kiểm tra sức khỏe và áp dụng cách ly y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với thành viên tổ bay, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP yêu cầu các hãng hàng không áp dụng biện pháp phòng hộ cá nhân và hướng dẫn thực hiện tự theo dõi sức khỏe tại nơi làm việc hoặc nơi lưu trú với sự giám sát của y tế địa phương, nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay các cơ sở y tế để cách ly, khám, xét nghiệm theo quy định.

Đối với những trường hợp không phải cách ly tập trung và có địa chỉ cư trú, lưu trú tại các tỉnh, thành phố khác, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP thực hiện quy trình thông báo đến các địa phương để đón người, cần cách ly y tế và tiếp tục thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú đến khi đủ 14 ngày theo quy định.

Lập nhiều phương án cách ly người nhập cảnh từ vùng dịch ảnh 2 Người cách ly đang dùng cơm trưa tại Khu cách ly quận 3. Ảnh: HOÀNG HÙNG


Sở Y tế TPHCM
cũng đề nghị UBND quận, huyện chỉ đạo công an quận, huyện, UBND phường, xã rà soát, cập nhật tình hình dân cư trên địa bàn, lập danh sách tất cả những người nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran) trong vòng 14 ngày để tổ chức sàng lọc và áp dụng cách ly y tế kịp thời.Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế phối hợp Công an cửa khẩu rà soát các trường hợp nhập cảnh từ các quốc gia đang có dịch (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran), lập danh sách chuyển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để tổ chức sàng lọc và giám sát, cách ly theo hướng dẫn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP liên hệ Viện Pasteur TPHCM cập nhật thông tin vùng có dịch của các quốc gia, lãnh thổ để áp dụng vào việc xác định biện pháp cách ly y tế phù hợp; chỉ đạo, hướng dẫn trung tâm y tế quận, huyện triển khai thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe và cách ly y tế theo đúng quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Tính đến chiều ngày 3-3 đã có 274 trường hợp đang được cách ly tại Khu cách ly tập trung của thành phố, gồm (219 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Củ Chi, 43 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Nhà Bè và 12 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại quận 7).

Tổng số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 257 trường hợp (hiện đã có 60 người kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày, còn 197 người đang tiếp tục được theo dõi).

Tổng số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 3.329 trường hợp (hiện đã có 2.977 trường hợp hết thời gian theo dõi, còn 352 trường hợp đang tiếp tục được theo dõi).

Đưa vào hoạt động khu cách ly tập trung thứ hai tại Nhà Bè

Theo Sở Y tế TPHCM, hiện Khu cách ly tập trung thứ hai của TP đã được thành lập và đi vào hoạt động tại địa chỉ số 25, đường Phạm Thị Quy, ấp 1 xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè với quy mô 108 giường bệnh.
Lập nhiều phương án cách ly người nhập cảnh từ vùng dịch ảnh 3 Khu cách ly huyện Nhà Bè
Hiện Khu cách ly này đang tiếp nhận cách ly cho 43 trường hợp, hàng ngày nhân viên y tế sẽ tiến hành đo nhiệt độ, ghi chú tình trạng sức khỏe vào phiếu theo dõi. Những trường hợp có vấn đề sức khỏe sẽ báo cáo ngay cho nhân viên y tế để được thăm khám ban đầu. Những trường hợp có triệu chứng sốt, ho, khó thở sẽ được cách ly tại phòng riêng trong khi chờ được vận chuyển đến Bệnh viện Dã chiến tại huyện Củ Chi. 
Hiện Bệnh viện Dã chiến tại huyện Củ Chi đã trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch Covid-19 và chính thức hoàn thiện phòng cách ly áp lực âm điều trị cho bệnh nhân trong trường hợp TP phát hiện ca nhiễm mới.
Bên cạnh đó, người cách ly được truyền thông để thực hiện đúng các quy định cách ly, đặc biệt là việc thực hiện.    

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm bệnh sởi tại một điểm xét nghiệm lưu động ở Seminole, Texas. Ảnh: Los Angeles Times

Mỹ đối mặt đợt bùng phát sởi nghiêm trọng

Số liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết tính đến ngày 28-3, Mỹ đã ghi nhận 483 ca sởi xác nhận tại 20 bang, với ít nhất 2 trường hợp tử vong và 70 ca nhập viện. Đây là đợt bùng phát sởi nghiêm trọng nhất trong nhiều năm.

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ứng phó với dịch sởi gia tăng

Ngày 27-3, trước tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai).

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Dịch sởi ở trẻ em và người lớn đang có nhiều bất thường

Qua công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sởi cho thấy, dịch sởi năm nay ở trẻ em không chỉ gia tăng số ca mắc mà biểu hiện lâm sàng thường không điển hình, khó nhận định. Trong khi đó, đối với người lớn mắc sởi, số ca bị biến chứng nặng tăng cao hơn so với các năm trước. 

TS-BS Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đang phẫu thuật cho bệnh nhân

Hồi phục chức năng tim cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nặng

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân 83 tuổi mắc bệnh tim nặng kèm theo nhồi máu não, tình trạng suy tim cấp tiến triển và phù phổi cấp tính do hở van hai lá nặng sau nhồi máu cơ tim cấp. Đây là một ca bệnh phức tạp, đòi hỏi chiến lược điều trị tối ưu để đảm bảo an toàn.

Trẻ tiêm vaccine sởi tại một trung tâm tiêm chủng

TPHCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

“Xiên bẩn” tung hoành, Bộ Y tế cảnh báo về nguy cơ ngộ độc

Ngày 26-3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có cảnh báo về nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP) và ngộ độc thực phẩm đối với các món đồ ăn nhanh, như: thịt nướng, thịt xiên que, nem chua, thanh cua, tôm viên, gà viên… đang thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên tại Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Uống "nước kiềm" chữa bệnh, một phụ nữ nguy kịch, hôn mê sâu

Uống "nước kiềm" chữa bệnh, một phụ nữ nguy kịch, hôn mê sâu

Chỉ 2 ngày sau khi uống “nước kiềm”, nữ bệnh nhân đã bất tỉnh, được đưa vào Bệnh viện huyện Thanh Oai (Hà Nội) trong tình trạng lơ mơ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng ý thức giảm, phải đặt ống nội khí quản, hạ đường máu nặng. 

Nhân viên công tác xã hội bệnh viện: Điểm tựa của người bệnh yếu thế

Nhân viên công tác xã hội bệnh viện: Điểm tựa của người bệnh yếu thế

Năm 2016, Chính phủ ban hành Quyết định số 1791/QĐ-TTg về việc lấy ngày 25-3 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” nhằm tôn vinh giá trị cao quý của nghề và những người làm công tác này. Riêng trong lĩnh vực y tế, phòng công tác xã hội (CTXH) ở các bệnh viện như “tấm phao cứu sinh” của người bệnh nghèo, là cầu nối giữa nhà hảo tâm với những hoàn cảnh cần giúp đỡ.

TPHCM phấn đấu kiểm soát dịch sởi trong năm 2025

TPHCM phấn đấu kiểm soát dịch sởi trong năm 2025

UBND TPHCM vừa ban hành Kế hoạch Phòng chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn năm 2025, nhằm thực hiện mục tiêu kiểm soát hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, không để bùng phát thành dịch; phấn đấu kết thúc dịch sởi trên địa bàn thành phố trong năm 2025.

Thông báo cảnh báo về địa điểm phát hiện cúm gia cầm. Ảnh: THE MIRROR

Anh: Lần đầu tiên phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 ở cừu

Ngày 24-3, Chính phủ Anh thông báo lần đầu tiên phát hiện cừu nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Ca nhiễm được xác định trong hoạt động giám sát thường xuyên ở một con cừu ở Yorkshire, vùng England, nơi H5N1 đã được tìm thấy ở các loài chim nuôi.