Lắp camera tại nơi cán bộ tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp

Ngày 17-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký công điện số 724/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

Theo đó, để chủ động phòng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu bộ ngành, địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng. Nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại đơn vị, cơ quan mình thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu ban hành quy chế làm việc rõ ràng, minh bạch, cụ thể và có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, thi hành án, hải quan, thuế, quản lý thị trường… bảo đảm ngăn chặn cho được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, “vòi vĩnh”, “chung chi”, phục vụ động cơ cá nhân, vụ lợi trong thực thi công vụ. Từng cơ quan, đơn vị phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc; triển khai rộng rãi hệ thống ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa điểm có tiếp xúc trực tiếp với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực để theo dõi, giám sát thường xuyên.

Công điện cũng nêu rõ cần kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật; định kỳ luân chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo đúng quy định. Đồng thời, lựa chọn, bố trí người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, nhất là đối với các trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra viên…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Nguyễn Đăng
Đề nghị lắp nhiều camera hơn nữa nhất là những khu vực khu công nghiệp, vắng người qua lại, đổ rác, xả rác bừa bãi...

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến còn khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 1-4, đại diện Bộ Nội vụ cho biết, đã hoàn thiện dự thảo mới nhất Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Theo đó, các tiêu chí mới được đề xuất nhằm đưa tổng số đơn vị hành chính cấp xã còn khoảng 5.000.

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Tìm lời giải quản lý cho chính quyền địa phương 2 cấp

Trước việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, người dân nêu băn khoăn về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là cấp xã sẽ được tổ chức ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Hoàng Văn Tú (ảnh), Học viện Cán bộ TPHCM, đã nêu một số khuyến nghị trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tại các đô thị lớn.

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Cải cách thủ tục hành chính: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trở thành một nhiệm vụ liên tục và đến nay vẫn là nhiệm vụ cấp bách. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Ngọc Thủy (ảnh), Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ).

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận số 134-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Phương Thảo trao đổi tại hội thảo.

Cấp cơ sở nên là một cấp chính quyền hoàn chỉnh, có đầy đủ HĐND, UBND

Tham luận và thảo luận tại hội thảo "Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: từ thực tiễn TPHCM" chiều 28-3, các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý để vận hành bộ máy chính quyền hai cấp.

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thảo luận giải pháp để chính quyền hai cấp hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Ban Tổ chức hội thảo mong muốn tiếp nhận được các đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn để vừa thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương trên tại TPHCM, vừa đảm bảo tính phù hợp, bền vững, để thành phố thực hiện vai trò, sứ mệnh “TPHCM vì cả nước, cả nước vì TPHCM”.

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Quận 12 đề xuất 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Ngày 27-3, Quận ủy Quận 12 tổ chức Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ quận, nhiệm kỳ 2020-2025. Tại hội nghị, lãnh đạo Quận 12 thông tin về đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương. Theo đó, quận đề xuất hai phương án sắp xếp nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.

TP Thủ Đức đề xuất 2 phương án trong sắp xếp tinh gọn bộ máy

TP Thủ Đức đề xuất 2 phương án trong sắp xếp tinh gọn bộ máy

Ngày 26-3, Thành ủy TP Thủ Đức tổ chức hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thủ Đức. Tại hội nghị, lãnh đạo TP Thủ Đức đã thông tin về các phương án sắp xếp tổ chức bộ máy theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chỉ đạo của TPHCM. Theo đó, TP Thủ Đức đề xuất hai phương án sắp xếp.