Đồng thời, chỉ đạo các giải pháp ứng phó trước mắt cũng như lâu dài các tình huống thiên tai cũng như “nhân tai” gây nên.
Thời gian qua, liên tục các vụ sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông Tiền, sông Hậu và ven biển ĐBSCL đã xảy ra, tạo ra các cuộc “chạy lở” bất an. Chính quyền tỉnh An Giang phải dùng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ an toàn tính mạng người dân, còn lại chấp nhận để miệng hà bá nuốt chửng một góc thị tứ sung túc bên bờ sông Vàm Nao.
Liền sau đó, Đồng Tháp cũng phải ban bố tình trạng khẩn ứng phó sạt lở. Các đoàn công tác của các nhà khoa học, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương liên quan và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp khảo sát, chỉ đạo các giải pháp khắc phục trước mắt, lâu dài ứng phó căn cơ tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở vùng này.
Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, ĐBSCL hiện có 406 đoạn sạt lở, với tổng chiều dài 891km. Trong đó, An Giang có 51 đoạn bờ sông bị sạt lở với tổng chiều dài khoảng 162km, đe dọa an toàn hơn 20.000 hộ dân, hơn 5.380 hộ dân cần di dời khần cấp.
Nguyên nhân sạt lở được nhận diện từ tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đặc biệt là sự thiếu hụt lượng phù sa, cát sỏi lòng sông do việc xây đập thủy điện và chuyển nước dòng chính Mê Công của các quốc gia đầu nguồn, tạo ra các tác động tiêu cực xuyên biên giới làm thay đổi sự ổn định theo quy luật tự nhiên ngàn đời nay của sông Mê Công. Cùng với đó là những nguyên nhân nội tại do việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước trời cho của chúng ta, tình trạng cát tặc lộng hành và những lỗ hổng trách nhiệm trong quản lý. Trên hết là hệ quả của những tác động tích lũy, liên hoàn, cộng hưởng từ các tác động tiêu cực nêu trên.
Sạt lở bờ sông không phải đến bây giờ mới có. Nhưng cái đáng lo bây giờ là khai thác cát tràn lan, rồi lượng phù sa sông Mê Công không được về đồng bằng như các nhà khoa học đã đề cập. Các thị trấn, thị tứ đông đúc, mua bán sầm uất, cất nhà, xây dựng các công trình ngay bên bờ sông, kè lấn sông... lại “nện” thêm vào phần đất vốn yếu, mỏng do bị nước xâm thực, càng gia tăng nguy cơ sạt lở. Theo các nhà khoa học, 23 hố xoáy của ĐBSCL nằm trong khoảng 500 hố xoáy trên dòng Mê Công và đã có từ lâu. Nhưng một khi tính quy luật “thủy động lực” của dòng chảy con sông bị tác động, lượng phù sa giảm sút nghiêm trọng làm thay đổi dòng chảy, không chỉ làm cho các hố xoáy hung dữ hơn mà còn bào mòn lòng sông sâu hơn, sạt lở bờ sông nghiêm trọng hơn.
Rõ ràng, vấn đề sạt lở ở ĐBSCL cần được tiếp cận hệ thống chứ không thể quanh quẩn tại các điểm sạt lở hay trong ranh giới hành chính một tỉnh, một huyện. Với thực trạng “thiếu phối hợp, thừa chồng chéo” trong quản lý, liên kết vùng, rất cần giải pháp công trình khi cần thiết, nhưng quan trọng hơn đó là các giải pháp phi công trình. Cần một “bản đồ tư duy” ứng phó sạt lở trước khi vẽ ra bản đồ sạt lở. Bản đồ tư duy không chỉ vẽ ra chuỗi thông tin mà còn dựng lên cấu trúc tổng thể vấn đề với mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau; giúp liên kết các giải pháp kết nối để ứng phó trước các tác động tích lũy, liên hoàn, mà hiện tượng sạt lở chỉ là một chỉ dấu.
Rất cần một cuộc tổng khảo sát, điều tra, đánh giá tổng hợp khoa học cả về tình hình, nguyên nhân sạt lở bờ sông, bờ biển để đề ra giải pháp, lộ trình phù hợp. Trên cơ sở đó, huy động các nguồn lực phù hợp với điều kiện hoàn chỉnh các hệ thống quy chuẩn chống sạt lở bờ sông. Trước mắt, cần tận dụng nguồn vốn đầu tư Chương trình cụm tuyến dân cư ngập lũ ĐBSCL cũng như ổn định dân cư “chạy lở”. Giải pháp dài hạn là phải xây dựng kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu cho mỗi địa phương và cả vùng ĐBSCL; rà soát lại quy hoạch xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện để có những điều chỉnh hợp lý, đảm bảo sự an toàn về nhà ở cho người dân và các công trình xây dựng.
Thời gian qua, liên tục các vụ sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông Tiền, sông Hậu và ven biển ĐBSCL đã xảy ra, tạo ra các cuộc “chạy lở” bất an. Chính quyền tỉnh An Giang phải dùng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ an toàn tính mạng người dân, còn lại chấp nhận để miệng hà bá nuốt chửng một góc thị tứ sung túc bên bờ sông Vàm Nao.
Liền sau đó, Đồng Tháp cũng phải ban bố tình trạng khẩn ứng phó sạt lở. Các đoàn công tác của các nhà khoa học, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương liên quan và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp khảo sát, chỉ đạo các giải pháp khắc phục trước mắt, lâu dài ứng phó căn cơ tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ở vùng này.
Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, ĐBSCL hiện có 406 đoạn sạt lở, với tổng chiều dài 891km. Trong đó, An Giang có 51 đoạn bờ sông bị sạt lở với tổng chiều dài khoảng 162km, đe dọa an toàn hơn 20.000 hộ dân, hơn 5.380 hộ dân cần di dời khần cấp.
Nguyên nhân sạt lở được nhận diện từ tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; đặc biệt là sự thiếu hụt lượng phù sa, cát sỏi lòng sông do việc xây đập thủy điện và chuyển nước dòng chính Mê Công của các quốc gia đầu nguồn, tạo ra các tác động tiêu cực xuyên biên giới làm thay đổi sự ổn định theo quy luật tự nhiên ngàn đời nay của sông Mê Công. Cùng với đó là những nguyên nhân nội tại do việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước trời cho của chúng ta, tình trạng cát tặc lộng hành và những lỗ hổng trách nhiệm trong quản lý. Trên hết là hệ quả của những tác động tích lũy, liên hoàn, cộng hưởng từ các tác động tiêu cực nêu trên.
Sạt lở bờ sông không phải đến bây giờ mới có. Nhưng cái đáng lo bây giờ là khai thác cát tràn lan, rồi lượng phù sa sông Mê Công không được về đồng bằng như các nhà khoa học đã đề cập. Các thị trấn, thị tứ đông đúc, mua bán sầm uất, cất nhà, xây dựng các công trình ngay bên bờ sông, kè lấn sông... lại “nện” thêm vào phần đất vốn yếu, mỏng do bị nước xâm thực, càng gia tăng nguy cơ sạt lở. Theo các nhà khoa học, 23 hố xoáy của ĐBSCL nằm trong khoảng 500 hố xoáy trên dòng Mê Công và đã có từ lâu. Nhưng một khi tính quy luật “thủy động lực” của dòng chảy con sông bị tác động, lượng phù sa giảm sút nghiêm trọng làm thay đổi dòng chảy, không chỉ làm cho các hố xoáy hung dữ hơn mà còn bào mòn lòng sông sâu hơn, sạt lở bờ sông nghiêm trọng hơn.
Rõ ràng, vấn đề sạt lở ở ĐBSCL cần được tiếp cận hệ thống chứ không thể quanh quẩn tại các điểm sạt lở hay trong ranh giới hành chính một tỉnh, một huyện. Với thực trạng “thiếu phối hợp, thừa chồng chéo” trong quản lý, liên kết vùng, rất cần giải pháp công trình khi cần thiết, nhưng quan trọng hơn đó là các giải pháp phi công trình. Cần một “bản đồ tư duy” ứng phó sạt lở trước khi vẽ ra bản đồ sạt lở. Bản đồ tư duy không chỉ vẽ ra chuỗi thông tin mà còn dựng lên cấu trúc tổng thể vấn đề với mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau; giúp liên kết các giải pháp kết nối để ứng phó trước các tác động tích lũy, liên hoàn, mà hiện tượng sạt lở chỉ là một chỉ dấu.
Rất cần một cuộc tổng khảo sát, điều tra, đánh giá tổng hợp khoa học cả về tình hình, nguyên nhân sạt lở bờ sông, bờ biển để đề ra giải pháp, lộ trình phù hợp. Trên cơ sở đó, huy động các nguồn lực phù hợp với điều kiện hoàn chỉnh các hệ thống quy chuẩn chống sạt lở bờ sông. Trước mắt, cần tận dụng nguồn vốn đầu tư Chương trình cụm tuyến dân cư ngập lũ ĐBSCL cũng như ổn định dân cư “chạy lở”. Giải pháp dài hạn là phải xây dựng kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu cho mỗi địa phương và cả vùng ĐBSCL; rà soát lại quy hoạch xây dựng, giao thông, thủy lợi, thủy điện để có những điều chỉnh hợp lý, đảm bảo sự an toàn về nhà ở cho người dân và các công trình xây dựng.