Trả lời ý kiến của ĐB, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thừa nhận, trong quá trình triển khai hỗ trợ người lao động, do điều kiện giãn cách, “đối tượng rộng, yêu cầu gấp”, nên việc thực hiện còn có khiếm khuyết. "Tiếp thu ý kiến đại biểu, chúng tôi sẽ chỉ đạo các địa phương tiếp tục rà soát để những người chưa nhận hoặc chậm nhận, sớm được tiếp cận chính sách", ông Dung khẳng định.
ĐB Hoà cũng rất băn khoăn về tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng mô hình "ba tại chỗ".
Về mô hình “3 tại chỗ”, trước Việt Nam thì Singapore và Indonesia từng áp dụng. Bắc Ninh, Bắc Giang là các địa phương trong nước đầu tiên áp dụng mô hình này, sau đó đến một số địa phương khác.
“Trung ương không áp đặt mô hình nào với các địa phương mà chỉ đưa ra nguyên tắc "an toàn thì mới sản xuất, sản xuất phải an toàn". Nghĩa là việc này do địa phương, doanh nghiệp xem xét quyết định dựa trên thực tế, lựa chọn mô hình phù hợp – Bộ trưởng giải thích.
"Tôi rất đồng cảm là quả thực mô hình ba tại chỗ chỉ đúng với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trong thời gian ngắn. Bởi chi phí mô hình này quá lớn", ông Dung nói.
Ông Đào Ngọc Dung bày tỏ đồng tình và cho biết trong chương trình phục hồi của ngành lao động sẽ đề nghị tăng cường vốn vay cho người lao động. Theo Bộ trưởng, việc tiếp cận vốn vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội để giải quyết việc làm rất có hiệu quả, hiện nợ đọng rất thấp.
Quyết định 2086 của Thủ tướng về giải quyết đất ở, nước sinh hoạt… cũng có thể được áp dụng để hỗ trợ - người đứng đầu ngành LĐTB-XH nói thêm. Đồng thời ông cũng cho biết có thể căn cứ vào Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo để hỗ trợ thêm nguồn lực cho các trường hợp đủ điều kiện.