Với chủ đề “Học sinh thành phố phát triển toàn diện Đức – Trí- Thể - Mỹ”, rất nhiều trăn trở, ý kiến đóng góp của các bạn học sinh đã được gởi đến lãnh đạo ngành giáo dục TP.
Mở đầu buổi đối thoại, So Qua Ni, Bí thư Đoàn trường THPT Mạc Đĩnh Chi cho biết, khối lượng kiến thức mỗi ngày các em phải dung nạp rất nhiều nhưng chưa thể áp dụng nhiều trong cuộc sống. Tương tự, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống hiện nay được tổ chức khá nhiều nhưng nội dung na ná nhau, khi gặp tình huống cụ thể các em thường lúng túng không biết xử lý thế nào cho phù hợp.
Từ đó, So Qua Ni đề xuất, ngoài bộ sách giáo khoa hàn lâm theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, TPHCM nên có thêm những chương trình, sách bổ trợ đi sâu vào việc ứng dụng kiến thức trong thực tiễn.
Nguyễn Tú Uyên Vy, học sinh Trường THPT Võ Trường Toản băn khoăn về những khác biệt trong giáo dục đạo đức giữa gia đình và nhà trường.
Theo Nguyễn Tú Uyên Vy, nhiều gia đình hiện nay không cho con cái làm việc nhà, không muốn con tham gia các hoạt động xã hội ngoài nhà trường vì muốn con tập trung thời gian cho việc học. Trong khi đó, trường học lại khuyến khích các em tham gia nhiều các hoạt động phong trào, lấy đó làm một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hạnh kiểm.
Em Hoàng Hạnh Nhi, học sinh lớp 11 Chuyên Anh, Trường THPT Trần Đại Nghĩa cho biết, em buồn vì mối quan hệ ngày càng xa cách giữa giáo viên và học sinh.
Mở đầu buổi đối thoại, So Qua Ni, Bí thư Đoàn trường THPT Mạc Đĩnh Chi cho biết, khối lượng kiến thức mỗi ngày các em phải dung nạp rất nhiều nhưng chưa thể áp dụng nhiều trong cuộc sống. Tương tự, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống hiện nay được tổ chức khá nhiều nhưng nội dung na ná nhau, khi gặp tình huống cụ thể các em thường lúng túng không biết xử lý thế nào cho phù hợp.
Từ đó, So Qua Ni đề xuất, ngoài bộ sách giáo khoa hàn lâm theo chương trình khung của Bộ GD-ĐT, TPHCM nên có thêm những chương trình, sách bổ trợ đi sâu vào việc ứng dụng kiến thức trong thực tiễn.
Nguyễn Tú Uyên Vy, học sinh Trường THPT Võ Trường Toản băn khoăn về những khác biệt trong giáo dục đạo đức giữa gia đình và nhà trường.
Theo Nguyễn Tú Uyên Vy, nhiều gia đình hiện nay không cho con cái làm việc nhà, không muốn con tham gia các hoạt động xã hội ngoài nhà trường vì muốn con tập trung thời gian cho việc học. Trong khi đó, trường học lại khuyến khích các em tham gia nhiều các hoạt động phong trào, lấy đó làm một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hạnh kiểm.
Em Hoàng Hạnh Nhi, học sinh lớp 11 Chuyên Anh, Trường THPT Trần Đại Nghĩa cho biết, em buồn vì mối quan hệ ngày càng xa cách giữa giáo viên và học sinh.
Hoàng Hạnh Nhi, học sinh lớp 11 Chuyên Anh, Trường THPT Trần Đại Nghĩa buồn vì mối quan hệ ngày càng xa cách giữa giáo viên và học sinh
Hoàng Hạnh Nhi bày tỏ, thầy cô vừa vào lớp đã cầm phấn viết bảng ngay. Thậm chí nhiều nơi giáo viên còn “tranh thủ” tiết sinh hoạt chủ nhiệm để chạy giáo án hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra khiến cả học sinh lẫn giáo viên không có thời gian lắng nghe nhau và thấu hiểu. Đồng quan điểm, nữ sinh Phạm Song Toàn, Trường THPT Long Thới kể trong nước mắt về việc một giáo viên bộ môn “mỗi ngày vào lớp nhưng không nói gì với học sinh". “Cô không dạy, cô chỉ viết bài khiến tụi con phải tự học, tự làm bài tập mà không biết nói với ai. Con chỉ muốn được cô dạy dỗ bình thường như các bạn ở lớp khác…”, Toàn chia sẻ. Ở góc độ khác, Trần Long Nữ, học sinh Trường THPT Bình Phú bày tỏ, chương trình học hiện nay quá nặng, nhiều kiến thức hàn lâm khiến các em không còn thời gian tham gia vào các hoạt động khác. Áp lực điểm số, thi cử khiến các em học ngày học đêm, không còn tâm trí tham gia các hoạt động phong trào.
Trần Long Nữ, học sinh Trường THPT Bình Phú lo lắng về áp lực học hành khiến các em không còn thời gian tham gia hoạt động phong trào
Ngoài ra, nhiều học sinh cũng lo ngại trước tình hình một bộ phận giới trẻ hiện nay đang lười vận động, chìm đắm trong thế giới ảo khiến sức khỏe và kết quả học tập tuột dốc, phương pháp dạy môn giáo dục công dân ở trường phổ thông còn khô khan khiến học sinh khó tiếp nhận, hoạt động hướng nghiệp dù được tổ chức nhiều nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về từng ngành nghề cụ thể của các em... Đáp lại tất cả băn khoăn, trăn trở của học sinh, Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn thừa nhận hoạt động hướng nghiệp hiện nay ở một số trường chưa làm tốt, nội dung còn khô khan, thiếu thu hút học sinh. Lãnh đạo Sở cho biết sẽ ghi nhận, tiếp thu tất cả ý kiến đóng góp của các em để tìm biện pháp tháo gỡ. Tuy nhiên, vị lãnh đạo ngành giáo dục bày tỏ mong muốn mỗi học sinh hãy là một “hạt nhân ý thức”, vừa nỗ lực trong học tập vừa có ý thức tham gia các hoạt động đoàn thể, giữ gìn vệ sinh môi trường và chấp hành luật giao thông để từ đó lan tỏa ra bạn bè, gia đình và những người xung quanh các em để cùng tạo ra một xã hội có ý thức, xây dựng một thành phố văn minh mà UBND thành phố đang hướng đến. Được tổ chức từ năm 2009 đến nay, chương trình đã tạo được cầu nối giữa học sinh và lãnh đạo thành phố để qua đó, học sinh có thể nói lên tiếng nói, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình và hiến kế giúp các thầy cô tìm ra những giải pháp tháo gỡ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và rèn luyện của các em.