Làng làm bánh chưng, bánh tét “chạy” hết công suất cho vụ tết

Những chiếc bánh chưng, bánh tét của người dân làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) khác biệt so với các loại bánh có mặt trên thị trường nên vào dịp giáp tết, các lò bánh phải cấp tập hoạt động hết công suất mới đủ hàng để phục vụ.

Để làm nên những chiếc bánh chưng, bánh tét thơm ngon nức tiếng, người dân ở làng Đại An Khê phải sử dụng nguyên liệu như gạo, thịt, đậu xanh có nguồn gốc và chất lượng. Đặc biệt, người dân nơi đây sử dụng lá rau ngót để tạo màu cho bánh, khi bánh nấu xong có màu xanh như ngọc bích.

Cứ mỗi dịp cận Tết Nguyên đán, làng Đại An Khê lại tất bật vào vụ gói bánh chưng, bánh tét

Cứ mỗi dịp cận Tết Nguyên đán, làng Đại An Khê lại tất bật vào vụ gói bánh chưng, bánh tét

Loại bánh nổi tiếng nhất ở làng Đại An Khê là bánh tét mặt trăng. Chiếc bánh có hình nửa vòng cung, gạo nếp được nhuộm với nước lá để có màu xanh như ngọc bích. Theo người dân nơi đây, với mong muốn sự thanh bình, yên ả của làng quê nên mượn màu xanh lá ngót để tượng trưng sự bình yên này, mượn hình bán nguyệt tượng trưng cho mảnh trăng treo trên lũy tre đầu làng, biểu hiện sự no ấm.

Gạo nếp được trộn với nước rau ngót để tạo nên màu xanh đặc trưng của bánh

Gạo nếp được trộn với nước rau ngót để tạo nên màu xanh đặc trưng của bánh

Là một trong những hộ gia đình có truyền thống làm bánh từ lâu đời, ông Đào Bá Vây (61 tuổi, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng) cho biết: “Tất cả những hộ làm bánh đều bảo tồn và duy trì cách làm bánh của cha ông, đặc trưng riêng đó là màu xanh lá của nước rau ngót trộn với nếp thơm và loại bánh được ưa chuộng nhất là bánh tét mặt trăng. Trong dịp tết này thì hộ nhà tôi nói riêng, các hộ làm bánh nói chung đều cấp tập ngày đêm gói bánh để kịp cung cấp cho thị trường khắp cả nước. Gia đình ngày thường sản xuất tầm 500 cái bánh chưng, bánh tét các loại nhưng dịp gần tết tăng lên gấp 2, 3 lần mới đủ đơn đặt hàng. Để tránh quá tải, gia đình đã ngưng nhận đơn từ giữa tháng 11 âm lịch đối với khách mua sỉ”.

Làng Đại An Khê có hàng chục hộ gia đình làm bánh quanh năm, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động lúc nông nhàn

Làng Đại An Khê có hàng chục hộ gia đình làm bánh quanh năm, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động lúc nông nhàn

Những chiếc bánh chưng được gói vuông vức

Những chiếc bánh chưng được gói vuông vức

Được biết, từ những hộ sản xuất riêng lẻ, đến nay người dân Đại An Khê đã thành lập tổ hợp tác sản xuất, hiện có hơn 20 hộ gia đình tham gia. Cuối năm 2021, sản phẩm bánh tét mặt trăng Đại An Khê được chứng nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh. Thời gian qua, sản phẩm bánh tét mặt trăng đã trở nên nổi tiếng bởi sự độc đáo, chất lượng thơm ngon. Không chỉ tiêu thụ tại địa phương trong mỗi dịp lễ tết, mà bánh tét mặt trăng đã có mặt tại nhiều địa phương trong tỉnh và trong nước, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các người dân nơi đây.

Nồi bánh hoạt động hết công suất để kịp phục vụ nhu cầu cho người dân trong dịp tết

Nồi bánh hoạt động hết công suất để kịp phục vụ nhu cầu cho người dân trong dịp tết

Những chiếc bánh được xếp vào nồi

Những chiếc bánh được xếp vào nồi

Bánh chưng và bánh tét mặt trăng làng Đại An Khê

Bánh chưng và bánh tét mặt trăng làng Đại An Khê

Chị Đào Thị Vân (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng) cho biết: “Sản phẩm bánh của gia đình ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến, việc tiêu thụ thuận lợi hơn, bánh làng Đại An Khê được xuất bán đi khắp các tỉnh thành trên cả nước và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình. Dịp tết gia đình mình làm từ 500 - 700 bánh chưng và bánh tét các loại mỗi ngày vì nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao”.

Các hộ dân đầu tư hệ thống nồi nấu bằng điện thay vì nấu bằng bếp củi truyền thống

Các hộ dân đầu tư hệ thống nồi nấu bằng điện thay vì nấu bằng bếp củi truyền thống

Những chiếc bánh tét mặt trăng vừa mới được nấu chín, chuẩn bị gửi đi cho khách hàng ở Bình Dương

Những chiếc bánh tét mặt trăng vừa mới được nấu chín, chuẩn bị gửi đi cho khách hàng ở Bình Dương

Bà Hoàng Thị Kim Cúc, Tổ trưởng Tổ hợp tác Bánh tét mặt trăng Đại An Khê cho biết: “Trung bình lượng bánh xuất ra thị trường hàng ngày đạt từ 1.000 - 2.000 bánh dày, 600 bánh tét và bánh chưng/hộ. Riêng trong dịp Tết Nguyên đán số lượng các đơn hàng đặt bánh của các hộ trong Tổ hợp tác rất cao với khoảng 100.000 bánh các loại và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động lúc nông nhàn. Tổ hợp tác cũng đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của các cấp, chính quyền địa phương như tem truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ kinh phí trong việc kiểm nghiệm chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ nồi nấu bánh bằng điện... Thời gian tới, Tổ sẽ triển khai mở rộng quy mô sản xuất của các hộ gia đình, qua đó vừa tăng thêm hiệu quả kinh tế đồng thời giữ gìn được ngành nghề truyền thống”.

Tin cùng chuyên mục