Làng khô cá đồng ở vùng biên

Vị ngọt thơm của các loại cá đồng đã tạo nên danh tiếng cho làng cá khô ở các huyện biên giới tỉnh Long An: Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hoá, thị xã Kiến Tường… Cá khô vùng này được sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm nên được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

3.jpg
Khô cá lóc một nắng

Làng khô cá ở vùng biên có tới hàng trăm hộ gắn bó nghề. Các loại khô cá đồng ở đây được làm từ các loại cá đồng đặc trưng của vùng như cá lóc, cá trê, cá chốt, cá lau kiếng, cá trèn, cá chạch,... Cá được sơ chế từ cá tươi, tẩm ướp gia vị qua nhiều công đoạn và phơi trực tiếp dưới ánh nắng trời. Các công đoạn đều được làm thủ công với mỗi hộ gia đình là một công thức chế biến riêng tạo nên sự đa dạng hương vị cho món thực phẩm quê. Sản phẩm cá khô ở đây giữ được vị ngọt, dai, thơm tự nhiên của cá đồng.

11..jpg
Phơi cá lóc khô tại khu vực kênh gần chợ Bàu Sậy

Đến làng cá khô, chỉ cần chạy dọc kênh 79 hay các chợ Bình Hiệp (thị xã Kiến Tường), Bàu Sậy, Gò Châu Mai (huyện Vĩnh Hưng), khu phố Rọc Chanh, chợ Tân Hưng (huyện Tân Hưng)…, sẽ thấy các kệ phơi cá được bày dày đặc.

9.jpg
Cá đồng được làm sạch, sơ chế tẩm ướp và phơi 1 nắng

Mỗi người một việc, người làm cá, người cắt tỉa vây, xẻ cá, người sơ chế tẩm ướt, trong đó người phơi cá thường kiêm luôn việc vệ sinh đẩy đuổi các loại côn trùng đậu lên sản phẩm…

8..jpg
Người dân vùng biên chỉ phơi cá dưới trời nắng to, mùa mưa sẽ được bảo quản trong tủ lạnh

Xung quanh các điểm phơi cá là các sạp cá khô chất cao, người dân tất bật cân đóng gói, dán nhãn để vận chuyển theo đơn hàng.

14.jpg
12.jpg
Cá đồng tự nhiên vùng biên giới rất được người dân lựa chọn

Chị Út Lệ (tiểu thương tại chợ Bàu Sậy) cho biết, cá đồng có quanh năm, mùa lũ về cá còn nhiều hơn, người dân thường làm dự trữ để ngày lễ, tết bán làm quà biếu.

Mặc dù trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm khô cá đến từ những địa phương khác mang tính cạnh tranh nhưng các loại khô cá đồng của vùng biên giới Long An vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi nguyên liệu được làm từ cá đồng được chọn lọc kỹ để giữ vị ngon ngọt. Hơn nữa, cá được làm thủ công tỉ mỉ cũng là một ưu điểm mà người tiêu dùng ưa thích.

15.jpg
Nghề làm cá đồng khô giúp người dân địa phương có cuộc sống ổn định

Còn bà Mười Tuyến (quê Đồng Tháp) cũng theo nghề cá khô mà đến Tân Hưng lập cơ sở sản xuất và sơ chế hơn chục năm qua. Bà kể: cá lóc, trê, sặt cứ 4 kg tươi sẽ được 1 kg khô với giá bán từ 200.000-500.000 đồng/kg tùy loại. Cá chạch, trèn khoảng 5kg cho ra 1 kg cá khô có giá từ 300.000-450.000 đồng/kg.

5.jpg
4.jpg

"Sản phẩm cá vùng biên được chọn lọc từ những con cá tươi, được phơi khô tự nhiên không qua máy sấy hay chất bảo quản… Ai ngang qua đây cũng có thể quan sát chúng tôi làm cá, chế biến phơi khô nên người tiêu dùng mới tin tưởng lựa chọn. Người làm cá khô cũng vì vậy mà có cuộc sống ngày càng ổn định hơn", bà Mười Tuyến nói.

6.jpg
Khô cá sặc được xem là đặc sản của miền Tây

Nghề làm cá khô không chỉ giúp người dân vùng biên giới Long An ngày càng khấm khá mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi có nguồn thu nhập ổn định.

1.jpg
Người dân vùng biên phơi cá dứa

Các mặt hàng khô của các huyện Đồng Tháp Mười, Long An theo thương lái đã có mặt ở nhiều nơi trong, ngoài tỉnh, thậm chí có một số loại được xuất ngoại. Riêng huyện Tân Hưng có 9 sản phẩm cá khô được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

CA KHO8.png
CA KHO7.png

Ông Lê Thành Yên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng đề nghị, chủ các cơ sở khô cá cần kiểm soát nguồn nước thải trong quá trình chế biến; bao bì cần thiết để có đặc điểm nhận dạng thương hiệu từng loại khô; trên bao bì cần bổ sung tem truy xuất nguồn gốc. Đồng thời, trang bị thêm một số thiết bị, máy móc hiện đại để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần tăng chất lượng sản phẩm.

CA KHO6.png
CA KHO5.png
CA KHO3.png
Đa dạng các loại khô được bày bán tại các chợ và cơ sở chế biến ở các huyện biên giới vùng Đồng Tháp Mười

Tin cùng chuyên mục