Lần đầu tiên nhìn thấy phía sau hố đen

Các nhà khoa học lần đầu tiên nhìn thấy mặt sau của một lỗ đen và điều này chứng minh một lý thuyết năm 1915 do Albert Einstein đưa ra là đúng.
Ảnh minh họa cách ánh sáng dội lại từ phía sau một lỗ đen
Ảnh minh họa cách ánh sáng dội lại từ phía sau một lỗ đen

Thuyết Tương đối rộng năm 1915 của Einstein đã tiên đoán rằng, lực hấp dẫn của các hố đen lớn đến mức lỗ đen làm cong cấu trúc không gian. Theo lý thuyết này, lực hấp dẫn đã làm xoắn từ trường và bẻ cong sóng ánh sáng gần các hố đen.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một kính thiên văn tia X công suất cao để quan sát và nghiên cứu các tia X phóng ra ngoài vũ trụ từ một hố đen siêu khối lượng ở trung tâm của thiên hà cách Trái đất 800 triệu năm ánh sáng. Họ quan sát được chuỗi các tia X sáng rực rỡ và tiếp tục nhận thấy những tia X lóe sáng bổ sung nhỏ hơn, muộn hơn và có màu sắc khác biệt với chuỗi tia trước đó.

Nhà vật lý thiên văn Dan Wilkins của Đại học Stanford, Mỹ cho biết: “Bất kỳ ánh sáng nào đi vào hố đen đều không thoát ra, nên sẽ không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì đằng sau hố đen. Sở dĩ chúng tôi có thể thấy được ánh sáng là bởi hố đen đó đang làm cong không gian, bẻ cong ánh sáng và làm xoắn các từ trường xung quanh chính nó”.

Nhiệm vụ xác định đặc điểm và hiểu về các quầng sáng hố đen vẫn tiếp tục và đòi hỏi nhiều quan sát hơn. Một phần của hoạt động này trong tương lai sẽ do đài quan sát tia X Athena của Cơ quan Vũ trụ châu Âu thực hiện.


Tin cùng chuyên mục