Theo THX, các nhà khoa học đã xây dựng khung phát sinh loài của Lobaria xanh Đông Á và tiến hành nghiên cứu bằng cách áp dụng cả phương pháp tiếp cận hình thái và phát sinh loài.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 11 loài tảo xanh Lobaria mới, trong đó có 10 loài mới được tìm thấy ở dãy núi Himalaya và Hoành Đoạn. Nghiên cứu trên cũng chứng minh rằng, các loài trên thuộc một chi có 21 loài ở khu vực Đông Á, trong đó dãy núi Himalaya và Hoành Đoạn có 15 loài, chiếm hơn 2/3 tổng số loài ở khu vực Đông Á.
Với mật độ này, khu vực 2 dãy núi trên được coi là nơi tập trung phân bố của tảo xanh ở Đông Á. Bằng việc vẽ một sơ đồ hình cây thể hiện sự phát sinh loài của tảo xanh Lobaria, các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng, nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ kỷ nguyên Miocen (là kỷ nguyên đầu tiên của kỷ Neogen từ 23-2,5 triệu năm trước) ở Đông Á.
Tảo xanh Lobaria là đại diện cho các loài địa y lá lớn, được con người sử dụng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Loài tảo này cũng nhạy cảm với môi trường sống và những thay đổi của khí hậu, nhất là trong bối cảnh có nhiều loài đã giảm và thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng ở nhiều vùng đất thấp.