Theo đó, các đội thợ lặn đã tiến hành làm sạch rác tại 3 bãi rạn san hô gồm Trố Hòn, bãi lăng và bãi phía Nam rạn gò An Vĩnh, mỗi bãi rạn san hô, các đội thợ lặn vớt rác theo chiều dài 100m.
Thợ lặn vớt được chủ yếu là vải quần áo, tấm chăn mền, vỏ lon, cước dây câu, lưới, dây thừng… từ các hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản, sinh hoạt.
Thợ lặn vớt rác dưới các rạn san hô đáy biển Khu Bảo tồn biển Lý Sơn. Ảnh: Khu Bảo tồn biển Lý Sơn |
Đánh giá sơ bộ, sau các đợt giám sát rác thải ngầm trên hệ sinh thái rạn san hô Khu bảo tồn biển Lý Sơn từ năm 2021 đến nay, lượng rác ít hơn so các năm, đợt này thợ lặn vớt được 21kg (đã để khô) rác thải ngầm.
Chương trình giám sát năm 2023 có sự hỗ trợ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), là tiền đề, cơ sở dữ liệu để xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động bảo vệ môi trường sống cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. Qua đó nhằm tuyên truyền ngư dân, các thuyền viên đi biển ý thức hơn trong sinh hoạt, khai thác, đánh bắt, để môi trường biển không bị ô nhiễm.
>>> Thợ lặn vớt rác thải ngầm dưới rạn san hô (Ảnh: Khu Bảo tồn biển Lý Sơn)
Các thợ lặn vớt những tấm mền do người dân vứt xuống biển |
Rác thải mắc lại tại các rạn san hô được thu gom |
Các vỏ chai nhựa ở dưới đáy biển |
"Giám sát rác thải ngầm trên hệ sinh thái rạn san hô" được thực hiện mỗi năm 1 lần |
Qua đó, đánh giá mức độ rác thải ngầm trên rạn san hô, tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ môi trường biển |