Chuyện chú Út Gìn ở Đồng Tháp
Được vợ và các con đồng tình ủng hộ, động viên, ông Nguyễn Công Gìn (thường gọi Út Gìn, 80 tuổi, ở xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) rất hăng say làm việc thiện. Năm 2006, ông Út Gìn tham gia Hội Chữ thập đỏ xã Tân Bình. Ông đã tự nguyện hiến tặng 1 công đất vườn trị giá cả trăm triệu đồng, để lập trại cưa xẻ gỗ cất nhà từ thiện cho những hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Ông cũng là thành viên Tổ chẩn trị y học cổ truyền xã Tân Bình, với vai trò tổ phó, cùng đóng góp công sức, tài lực và vật lực góp phần cứu giúp người bệnh vượt qua cơn thập tử nhất sinh.
Trong nhiều năm qua, ông Út Gìn cùng các thành viên vận động trao tổng cộng 500 phần quà trị giá trên 170 triệu đồng tặng nhiều hộ dân nghèo ở địa phương; cất tặng hàng chục căn nhà tình thương và hỗ trợ nhiều bệnh nhân nghèo điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền… Gia đình bà Võ Thị Dự (62 tuổi, ngụ ấp Tân Phú A, xã Tân Bình) gặp nhiều khó khăn. Chồng bà Dự mất cách đây 12 năm, để lại cho bà nuôi 5 đứa con. Nhà không đất sản xuất, bản thân bà mắc nhiều chứng bệnh mà phải đi làm mướn kiếm sống. Bà Dự đã được xây tặng nhà tình thương và được Tổ chẩn trị y học cổ truyền xã Tân Bình khám bệnh, hốt thuốc điều trị miễn phí. Nhờ vậy, gia đình bà có chỗ ở ổn định để che mưa, tránh nắng; bệnh tình của bà cũng thuyên giảm…
Được vợ và các con đồng tình ủng hộ, động viên, ông Nguyễn Công Gìn (thường gọi Út Gìn, 80 tuổi, ở xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) rất hăng say làm việc thiện. Năm 2006, ông Út Gìn tham gia Hội Chữ thập đỏ xã Tân Bình. Ông đã tự nguyện hiến tặng 1 công đất vườn trị giá cả trăm triệu đồng, để lập trại cưa xẻ gỗ cất nhà từ thiện cho những hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Ông cũng là thành viên Tổ chẩn trị y học cổ truyền xã Tân Bình, với vai trò tổ phó, cùng đóng góp công sức, tài lực và vật lực góp phần cứu giúp người bệnh vượt qua cơn thập tử nhất sinh.
Trong nhiều năm qua, ông Út Gìn cùng các thành viên vận động trao tổng cộng 500 phần quà trị giá trên 170 triệu đồng tặng nhiều hộ dân nghèo ở địa phương; cất tặng hàng chục căn nhà tình thương và hỗ trợ nhiều bệnh nhân nghèo điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền… Gia đình bà Võ Thị Dự (62 tuổi, ngụ ấp Tân Phú A, xã Tân Bình) gặp nhiều khó khăn. Chồng bà Dự mất cách đây 12 năm, để lại cho bà nuôi 5 đứa con. Nhà không đất sản xuất, bản thân bà mắc nhiều chứng bệnh mà phải đi làm mướn kiếm sống. Bà Dự đã được xây tặng nhà tình thương và được Tổ chẩn trị y học cổ truyền xã Tân Bình khám bệnh, hốt thuốc điều trị miễn phí. Nhờ vậy, gia đình bà có chỗ ở ổn định để che mưa, tránh nắng; bệnh tình của bà cũng thuyên giảm…
Gia cảnh bà Nguyễn Thị Nhung (65 tuổi, ngụ ấp Hạ, xã Tân Bình) cũng tương tự. Chồng bà Nhung mất hơn 7 năm nay, gia đình là hộ nghèo ở địa phương, thường được ông Út Gìn giúp đỡ. Bà Nhung xúc động bày tỏ: “Bản thân tôi già nua, yếu đuối, không làm được gì. Cuộc sống khó khăn, vất vả dữ lắm. Gần đây, nhờ chú Út Gìn hỗ trợ quà và thuốc thang mỗi khi trái gió trở trời, tôi xin thành thật cám ơn chú Út”.
Ông Phạm Văn Bền, Tổ trưởng Tổ chẩn trị y học cổ truyền xã Tân Bình, nhận xét: “Với tinh thần đầy trách nhiệm, chú Út Gìn rất nhiệt tình, năng nổ đối với bệnh nhân và công tác xã hội. Bằng uy tín của mình, chú Út đã kêu gọi nhiều mạnh thường quân ở khắp nơi hỗ trợ hàng trăm phần quà giúp đỡ cho những hộ nghèo ở địa phương có điều kiện ăn tết”.
Niềm vui của má Tư ở Bình Thuận
Ở cái tuổi ngoài 80, vẫn minh mẫn và nhanh nhẹn, cụ bà Nguyễn Thị Bê (ngụ phường Tân An, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) luôn xem việc làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo là niềm vui sống, là hạnh phúc của cuộc đời mình. Cụ Bê dành dụm những đồng tiền báo hiếu của con cháu để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những phận đời bất hạnh, giúp họ có thêm ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều người yêu quý gọi cụ Bê với cái tên thân mật là “má Tư”. Năm nào, má Tư cũng chuẩn bị kế hoạch dành dụm tiền để đến gần tết mua hàng trăm phần quà tặng cho những gia đình nghèo. Má Tư luôn dành sự quan tâm sâu sắc đối với những con người không may bị khuyết tật, bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ mồ côi… Má thường xuyên đến thăm, tặng quà và động viên họ vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, mới đây, má Tư đã đóng góp hơn 110 triệu đồng để bê tông hóa một đoạn đường nằm trong nghĩa trang thị xã La Gi. Anh Lê Trọng Duy (ở khu phố 7, phường Phước Hội) bày tỏ: “Má Tư đã làm được một việc khiến nhiều người nể phục. Việc bê tông hóa tuyến đường ở nghĩa trang thị xã La Gi đã giúp mọi người đi tảo mộ vô cùng dễ dàng và thuận tiện”.
Má Tư chia sẻ: “Chừng nào còn sống thì tôi sẽ còn cố gắng làm những việc có ích cho cộng đồng và xã hội, để những năm tháng tuổi già thêm ý nghĩa”.
Ông Phạm Văn Bền, Tổ trưởng Tổ chẩn trị y học cổ truyền xã Tân Bình, nhận xét: “Với tinh thần đầy trách nhiệm, chú Út Gìn rất nhiệt tình, năng nổ đối với bệnh nhân và công tác xã hội. Bằng uy tín của mình, chú Út đã kêu gọi nhiều mạnh thường quân ở khắp nơi hỗ trợ hàng trăm phần quà giúp đỡ cho những hộ nghèo ở địa phương có điều kiện ăn tết”.
Niềm vui của má Tư ở Bình Thuận
Ở cái tuổi ngoài 80, vẫn minh mẫn và nhanh nhẹn, cụ bà Nguyễn Thị Bê (ngụ phường Tân An, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) luôn xem việc làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo là niềm vui sống, là hạnh phúc của cuộc đời mình. Cụ Bê dành dụm những đồng tiền báo hiếu của con cháu để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những phận đời bất hạnh, giúp họ có thêm ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều người yêu quý gọi cụ Bê với cái tên thân mật là “má Tư”. Năm nào, má Tư cũng chuẩn bị kế hoạch dành dụm tiền để đến gần tết mua hàng trăm phần quà tặng cho những gia đình nghèo. Má Tư luôn dành sự quan tâm sâu sắc đối với những con người không may bị khuyết tật, bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ mồ côi… Má thường xuyên đến thăm, tặng quà và động viên họ vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, mới đây, má Tư đã đóng góp hơn 110 triệu đồng để bê tông hóa một đoạn đường nằm trong nghĩa trang thị xã La Gi. Anh Lê Trọng Duy (ở khu phố 7, phường Phước Hội) bày tỏ: “Má Tư đã làm được một việc khiến nhiều người nể phục. Việc bê tông hóa tuyến đường ở nghĩa trang thị xã La Gi đã giúp mọi người đi tảo mộ vô cùng dễ dàng và thuận tiện”.
Má Tư chia sẻ: “Chừng nào còn sống thì tôi sẽ còn cố gắng làm những việc có ích cho cộng đồng và xã hội, để những năm tháng tuổi già thêm ý nghĩa”.