Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các đơn vị, cơ quan phải tập trung làm sạch nội bộ và sử dụng sức mạnh nhân dân để công tác đấu tranh, chống các loại tội phạm trên đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Các lực lượng chức năng tiêu hủy lô hàng buôn lậu tại TPHCM Ảnh: Thi Hồng
Manh động, nhiều thủ đoạn mới
Theo Bộ đội Biên phòng, 6 tháng đầu năm 2018, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại (GLTM), vận chuyển trái phép (VCTP) hàng hóa ở tuyến biên giới Tây Nam và vùng biển phía Nam tuy không xảy ra điểm nóng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp. Đáng chú ý nhất, hiện nay tội phạm buôn lậu, VCTP xăng dầu đang diễn biến rất phức tạp tại các tỉnh giáp biển như Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Trong khi đó, tại các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, tội phạm buôn lậu đường cát, thuốc lá điếu vẫn chưa có xu hướng giảm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Thị Minh Phụng cho biết, trong khi nhiều giải pháp ngăn chặn chưa thực sự phát huy hiệu quả thì hiện nay nạn buôn lậu, VCTP xăng dầu lại có nhiều biến tướng, xuất hiện nhiều thủ đoạn, phương thức hoạt động mới. “Không sử dụng tàu cải hoán hoặc tàu đánh cá để vận chuyển lén lút lượng nhỏ xăng dầu nhập lậu như trước; giờ đây, đầu nậu người Việt Nam trực tiếp điện thoại cho người nước ngoài, chủ yếu ở Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia để thỏa thuận giá, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán. Quá trình sang mạn hàng hóa, cả 2 phương tiện vẫn nổ máy và thả trôi trên biển. Khi lực lượng chức năng phát hiện, tiếp cận, bọn chúng tiêu hủy chứng cứ, bỏ chạy. Có doanh nghiệp lợi dụng hình thức gửi kho ngoại quan để nhập xuất xăng dầu, tìm cách móc nối, hợp đồng giao hàng cho đối tượng buôn lậu đưa vào bờ tiêu thụ, hoặc giao hàng cho các tàu đại lý xăng dầu trên biển (trái phép) để bán lại cho ngư dân ngay trên ngư trường”, bà Lê Thị Minh Phụng cho biết thủ đoạn mới này đã gây khó khăn rất lớn trong việc đấu tranh, trấn ấp tội phạm buôn lậu xăng dầu tại địa phương.
Quản lý thị trường TPHCM thu giữ lô hàng nhập lậu trên thị trường
Trong khi đó, đại diện lãnh đạo các tỉnh An Giang, Long An, Tây Ninh cho biết, để qua mắt lực lượng chức năng, hiện nay các đối tượng buôn lậu đường cát trong nước sử dụng bao bì, nhãn mác của các nhà máy sản xuất, công ty kinh doanh đường trong nước đưa sang Campuchia thay bao bì đường Thái Lan, kết hợp với thủ đoạn quay vòng hóa đơn để vận chuyển hàng qua biên giới, đưa về Việt Nam tiêu thụ. Đáng lo ngại nhất hiện nay là tội phạm buôn lậu thuốc lá điếu, các đối tượng vận chuyển loại hàng lậu này (đa số sử dụng ô tô) rất manh động, khi bị lực lượng chức năng truy đuổi, chúng bỏ chạy. Trường hợp bị bắt giữ, chúng sẵn sàng tông vào lực lượng làm nhiệm vụ, đốt cháy tang vật; thậm chí kích động, lôi kéo trẻ em, phụ nữ gây rối để cướp hàng.
Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình cho biết tội phạm buôn lậu, GLTM, VCTP hàng hóa đã tác động xấu đến môi trường đầu tư, làm tha hóa không ít cán bộ, công chức; một lượng lớn người dân vi phạm pháp luật phải vào tù; an ninh trật tự tại nhiều địa phương diễn biến phức tạp… Tất cả cán bộ, công nhân viên chức và cả người dân cần nhận thức rằng, công tác chống buôn lậu không chỉ của riêng ngành nào, đơn vị nào, địa phương nào mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Đồng chí Trương Hòa Bình yêu cầu các địa phương, bộ ngành chức năng cần đánh giá đúng và trúng các nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó có giải pháp khắc phục, xử lý hợp lý. Trước hết cần rà soát và cân đối lại nguồn cung và cầu của hàng hóa liên quan đến hàng lậu. Ngoài ra, lãnh đạo UBND các tỉnh thành, trưởng ban chỉ đạo 389 các địa phương, nhất là các địa phương giáp biển, giáp biên giới cần sáng tạo, linh động, chủ động hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các giải pháp đấu tranh, chống tội phạm buôn lậu, GLTM, VCTP hàng hóa. Đồng chí Trương Hòa Bình cũng lưu ý các lực lượng bộ đội biên phòng, công an, hải quan, quản lý thị trường…, ngoài việc nâng cao nghiệp vụ, trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện chống tội phạm, cấp ủy, thanh tra các đơn vị này cần tập trung làm sạch nội bộ, kiên quyết xử lý các cá nhân sai phạm, tiêu cực, bị đối tượng buôn lậu mua chuộc. Về giải pháp lâu dài, chính quyền địa phương phải có chính sách hỗ trợ tốt hơn cho người dân lao động, nhất là người dân vùng biên để họ ổn định công ăn việc làm, cải thiện đời sống. Qua đó vừa loại bỏ nguy cơ người dân trở thành đồng phạm của các đối tượng buôn lậu, vừa giúp người dân có thêm điều kiện góp phần tham gia, hỗ trợ địa phương chống tội phạm buôn lậu. Bộ đội biên phòng, công an, hải quan… cần chủ động và phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác theo dõi, nắm địa bàn, lĩnh vực; tập trung theo dõi, phát hiện, xác lập các chuyên án lớn, đấu tranh triệt để, đánh đúng và trúng các đối tượng đầu sỏ, cầm đầu các đường dây buôn lậu quy mô lớn; xử lý nghiêm các trường hợp người đứng đầu thiếu sót, buôn lỏng trong công tác quản lý, điều hành.
6 tháng đầu năm 2018, Bộ đội Biên phòng đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan bắt giữ, xử lý 293 vụ/176 đối tượng. Tang vật thu giữ gồm: gần 1,8 triệu lít xăng dầu, gần 300.000 bao thuốc lá điếu, 47.850kg đường, 1.106kg động vật hoang dã, gần 6.800kg vảy tê tê, 18 ô tô… Tổng trị giá hàng hóa tạm giữ khoảng 28,3 tỷ đồng. Qua đó, khởi tố hình sự 3 vụ/4 đối tượng, xử phạt hành chính 38 vụ/81 đối tượng. Bộ đội Biên phòng cũng đang phối hợp với lực lượng công an, cảnh sát biển điều tra 17 vụ/6 đối tượng.
Trung tướng HOÀNG XUÂN CHIẾN, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng: Các cấp, ngành
cần phối hợp chặt
Các hạn chế trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM hiện nay là một số đơn vị chưa chú trọng nắm tình hình từ xa, công tác phối hợp với các lực lượng chức năng chuyên trách (hải quan, công an, quản lý thị trường…) còn thiếu đồng bộ. Chính vì vậy, số vụ bị phát hiện, bắt giữ thực tế ở các địa bàn trọng điểm thấp hơn so với thực tế diễn ra… Do vậy, để công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM đạt hiệu quả, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đồng thời phải có những chế tài thật mạnh. Đối với mặt hàng buôn lậu, người buôn lậu, phương tiện tham gia buôn lậu cần phải bị xử lý thật nghiêm. Kế đến, cần có cơ chế khen thưởng thích đáng đối với những người thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu cũng như trích thưởng lực lượng chống buôn lậu. Từ đó góp phần kích thích, động viên cũng như góp phần tái đầu tư các trang thiết bị chống buôn lậu, gian lận thương mại…
Ông ĐÀM THANH THẾ, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia: Trách nhiệm của cơ quan chuyên trách?
Ở khu vực các tỉnh, nhất là khu vực biên giới phía Nam, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, từ khi có Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tình trạng đấu tranh, bắt giữ, xử lý các đối tượng buôn lậu, GLTM tăng mạnh. Thời gian gần đây, các địa phương đã phát hiện rất nhiều vụ buôn lậu, VCTP hàng hóa qua biên giới.
Vừa qua, chúng tôi đã có cuộc theo dõi, đeo bám trực tiếp bằng cách đưa máy quay lên một số địa phương biên giới phía Bắc để làm nhiệm vụ cùng với các nhóm công tác. Từ thực tế ghi nhận được cho thấy, các tuyến đường buôn lậu vẫn được trưng dụng, hoạt động ồ ạt, với số lượng hàng hóa đi qua tương đối lớn. Chính vì thế, chúng tôi đã có công văn báo cáo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về quá trình kiểm tra thực tế trên các tuyến đường “nóng”, biên giới trọng điểm, đồng thời kiến nghị xử lý hơn chục cán bộ, bộ đội biên phòng và hải quan vi phạm. Câu hỏi đặt ra là liệu lực lượng chức năng có thật sự nghiêm túc, gương mẫu trong quá trình thực thi nhiệm vụ hay chưa khi mà hàng loạt vụ vi phạm lớn, hoạt động rầm rộ nhưng cán bộ chuyên trách lại không hề hay biết?
cần phối hợp chặt
Các hạn chế trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM hiện nay là một số đơn vị chưa chú trọng nắm tình hình từ xa, công tác phối hợp với các lực lượng chức năng chuyên trách (hải quan, công an, quản lý thị trường…) còn thiếu đồng bộ. Chính vì vậy, số vụ bị phát hiện, bắt giữ thực tế ở các địa bàn trọng điểm thấp hơn so với thực tế diễn ra… Do vậy, để công tác đấu tranh chống buôn lậu, GLTM đạt hiệu quả, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, đồng thời phải có những chế tài thật mạnh. Đối với mặt hàng buôn lậu, người buôn lậu, phương tiện tham gia buôn lậu cần phải bị xử lý thật nghiêm. Kế đến, cần có cơ chế khen thưởng thích đáng đối với những người thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu cũng như trích thưởng lực lượng chống buôn lậu. Từ đó góp phần kích thích, động viên cũng như góp phần tái đầu tư các trang thiết bị chống buôn lậu, gian lận thương mại…
Ông ĐÀM THANH THẾ, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia: Trách nhiệm của cơ quan chuyên trách?
Ở khu vực các tỉnh, nhất là khu vực biên giới phía Nam, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, từ khi có Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tình trạng đấu tranh, bắt giữ, xử lý các đối tượng buôn lậu, GLTM tăng mạnh. Thời gian gần đây, các địa phương đã phát hiện rất nhiều vụ buôn lậu, VCTP hàng hóa qua biên giới.
Vừa qua, chúng tôi đã có cuộc theo dõi, đeo bám trực tiếp bằng cách đưa máy quay lên một số địa phương biên giới phía Bắc để làm nhiệm vụ cùng với các nhóm công tác. Từ thực tế ghi nhận được cho thấy, các tuyến đường buôn lậu vẫn được trưng dụng, hoạt động ồ ạt, với số lượng hàng hóa đi qua tương đối lớn. Chính vì thế, chúng tôi đã có công văn báo cáo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về quá trình kiểm tra thực tế trên các tuyến đường “nóng”, biên giới trọng điểm, đồng thời kiến nghị xử lý hơn chục cán bộ, bộ đội biên phòng và hải quan vi phạm. Câu hỏi đặt ra là liệu lực lượng chức năng có thật sự nghiêm túc, gương mẫu trong quá trình thực thi nhiệm vụ hay chưa khi mà hàng loạt vụ vi phạm lớn, hoạt động rầm rộ nhưng cán bộ chuyên trách lại không hề hay biết?