Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể vẫn đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến toàn xã hội để hoàn thiện (thời gian lấy ý kiến đến ngày 20-5). Hiện vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận, thậm chí là trái chiều về dự thảo, trong đó có vấn đề mục tiêu của chương trình GDPT.
Chưa rõ dấu ấn xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực
Theo TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, dự thảo đã có nhiều cố gắng trong việc làm rõ mục tiêu của chương trình GDPT, nhưng cách thể hiện vẫn mang dấu ấn của việc xây dựng chương trình theo tiếp cận nội dung. Với việc chuyển sang xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực thì mục tiêu của chương trình phải được thể hiện bằng cách chỉ ra những kết quả học tập đầu ra mà chương trình hướng tới. Nghĩa là phải chỉ ra những cái mà người học biết, hiểu và có thể thực hiện khi kết thúc chương trình GDPT. Trong dự thảo có đưa ra yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên cũng chỉ giới hạn ở việc đưa ra các biểu hiện về phẩm chất và năng lực. Tuyệt nhiên dự thảo chưa đưa ra được một cách ít nhiều tường minh về các yêu cầu cần đạt. “Cần xem xét, bổ sung để định hướng cho việc lựa chọn nội dung, mức độ và phạm vi trong việc xây dựng các chương trình môn học”, TS Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất.
PGS-TS Phạm Đức Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GDPT, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nhận xét, dự thảo đã giúp hình dung khá rõ nét bức tranh chung về GDPT mới ở nước ta với các nội dung chính như quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu của chương trình GDPT mới, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục, định hướng về nội dung giáo dục… Đặc biệt, một nỗ lực rất lớn là dự thảo chương trình đã đề xuất được bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở tiểu học, THCS, THPT. Qua đó, bước đầu làm rõ được các môn học, thời lượng dành cho mỗi môn học, cách triển khai qua các lớp, giúp cho học sinh và phụ huynh hình dung được học sinh sẽ học thế nào, học những môn nào. Dự thảo cũng đã đề xuất được định hướng về nội dung, qua đó giúp người học hình dung được các môn học sẽ đóng góp như thế nào vào việc hình thành nhân cách cho học sinh qua các giai đoạn giáo dục…
Tuy nhiên, theo PGS-TS Phạm Đức Quang, dự thảo chưa thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của chương trình GDPT mới. Ở nhiều quốc gia, họ đề cập tầm nhìn quốc gia đến một thời điểm nào đó, dựa vào đó mà đề xuất mô hình nguồn nhân lực cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi đó, mục tiêu giáo dục và đào tạo gắn chặt hơn với mục tiêu phát triển quốc gia. Ngoài ra, dự thảo cũng cần gắn hơn với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là trong vấn đề liên thông, phân luồng, cơ hội học tập tiếp theo của học sinh. “Chẳng hạn cần nói rõ sau lớp 9, học sinh có những cơ hội nào, từ đó chương trình GDPT mới cần và có thể đáp ứng ra sao”, PGS-TS Phạm Đức Quang nhận xét. Ông cũng cho rằng, cần làm rõ hơn cơ sở phân luồng học sinh từ kết quả học tập, nghĩa là phải nói rõ cách thức đánh giá kết quả học tập để gắn kết hơn với việc phân luồng. Chẳng hạn ở Đức, họ xác định chuẩn môn học và 5 bậc trình độ nhận thức, hỗ trợ đánh giá và xếp loại học sinh. Họ dựa trên đó để phân luồng học sinh, sau tiểu học và lớp 10. Theo đó, nếu học sinh đạt mức 1 xem như mới xóa mù chữ, đạt mức 2 là đủ khả năng theo học nghề, đạt mức 5 là đủ khả năng học THPT để thi vào đại học.
Chương trình chỉ là bản thiết kế?
Ông Nguyễn Anh Dũng (Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam) cũng cho rằng, dự thảo đã trình bày mục tiêu chung và mục tiêu từng cấp học khá rõ ràng, tuy nhiên, mục tiêu chung không chỉ đề ra học sinh có ý thức lựa chọn nghề nghiệp mà nên có khả năng lựa chọn nghề nghiệp. Tương tự, mục tiêu cấp THCS cũng nên có ý thức và khả năng lựa chọn hướng tiếp tục học lên THPT, trung học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất. Còn ông Bùi Gia Thịnh (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) góp ý, về mục tiêu giáo dục, sau khi học hết bậc THCS học sinh phải lựa chọn 1 trong 3 hướng: học lên THPT, học lên trung học chuyên nghiệp hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Do đó cần đưa vào mục tiêu giáo dục THCS nhiệm vụ giúp học sinh có khả năng lựa chọn hướng đi thích hợp cho mình sau khi học xong THCS giống như trong mục tiêu THPT có mục tiêu “giúp học sinh phát triển khả năng lựa chọn nghề nghiệp”.
Trước những băn khoăn này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới cho rằng, chương trình đã xác định 6 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho học sinh. Đó là mục tiêu cụ thể của chương trình, đồng thời cũng là “chân dung” người học sinh mới. “Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng chương trình chỉ là bản thiết kế. Để hiện thực hóa chương trình, cần quan tâm đến việc biên soạn và lựa chọn SGK, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng gíáo viên, bảo đảm cơ sở vật chất trường học, đổi mới phương pháp giáo dục, phối hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, trong đó có việc xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói. Theo ông, nếu không đổi mới nội dung và hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ thì giáo viên và học sinh sẽ không thay đổi cách dạy, cách học. Nếu không có đủ phòng học bộ môn, sân chơi, chỗ thực hành ngoài trời thì giáo viên khó có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu, thực hành. Nếu mỗi lớp ở đô thị vẫn “nhồi nhét” tới 50 - 60 học sinh thì giáo viên khó có cách gì đổi mới phương pháp giáo dục được. “Người dân cần quan tâm đến những vấn đề này và đòi hỏi chính quyền địa phương bảo đảm cho con em người dân được học trong điều kiện không kém hơn các địa phương khác”, GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.
Chưa rõ dấu ấn xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực
Theo TS Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, dự thảo đã có nhiều cố gắng trong việc làm rõ mục tiêu của chương trình GDPT, nhưng cách thể hiện vẫn mang dấu ấn của việc xây dựng chương trình theo tiếp cận nội dung. Với việc chuyển sang xây dựng chương trình theo tiếp cận năng lực thì mục tiêu của chương trình phải được thể hiện bằng cách chỉ ra những kết quả học tập đầu ra mà chương trình hướng tới. Nghĩa là phải chỉ ra những cái mà người học biết, hiểu và có thể thực hiện khi kết thúc chương trình GDPT. Trong dự thảo có đưa ra yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực. Tuy nhiên cũng chỉ giới hạn ở việc đưa ra các biểu hiện về phẩm chất và năng lực. Tuyệt nhiên dự thảo chưa đưa ra được một cách ít nhiều tường minh về các yêu cầu cần đạt. “Cần xem xét, bổ sung để định hướng cho việc lựa chọn nội dung, mức độ và phạm vi trong việc xây dựng các chương trình môn học”, TS Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất.
PGS-TS Phạm Đức Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu GDPT, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam nhận xét, dự thảo đã giúp hình dung khá rõ nét bức tranh chung về GDPT mới ở nước ta với các nội dung chính như quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu của chương trình GDPT mới, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, kế hoạch giáo dục, định hướng về nội dung giáo dục… Đặc biệt, một nỗ lực rất lớn là dự thảo chương trình đã đề xuất được bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục ở tiểu học, THCS, THPT. Qua đó, bước đầu làm rõ được các môn học, thời lượng dành cho mỗi môn học, cách triển khai qua các lớp, giúp cho học sinh và phụ huynh hình dung được học sinh sẽ học thế nào, học những môn nào. Dự thảo cũng đã đề xuất được định hướng về nội dung, qua đó giúp người học hình dung được các môn học sẽ đóng góp như thế nào vào việc hình thành nhân cách cho học sinh qua các giai đoạn giáo dục…
Tuy nhiên, theo PGS-TS Phạm Đức Quang, dự thảo chưa thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh của chương trình GDPT mới. Ở nhiều quốc gia, họ đề cập tầm nhìn quốc gia đến một thời điểm nào đó, dựa vào đó mà đề xuất mô hình nguồn nhân lực cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi đó, mục tiêu giáo dục và đào tạo gắn chặt hơn với mục tiêu phát triển quốc gia. Ngoài ra, dự thảo cũng cần gắn hơn với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là trong vấn đề liên thông, phân luồng, cơ hội học tập tiếp theo của học sinh. “Chẳng hạn cần nói rõ sau lớp 9, học sinh có những cơ hội nào, từ đó chương trình GDPT mới cần và có thể đáp ứng ra sao”, PGS-TS Phạm Đức Quang nhận xét. Ông cũng cho rằng, cần làm rõ hơn cơ sở phân luồng học sinh từ kết quả học tập, nghĩa là phải nói rõ cách thức đánh giá kết quả học tập để gắn kết hơn với việc phân luồng. Chẳng hạn ở Đức, họ xác định chuẩn môn học và 5 bậc trình độ nhận thức, hỗ trợ đánh giá và xếp loại học sinh. Họ dựa trên đó để phân luồng học sinh, sau tiểu học và lớp 10. Theo đó, nếu học sinh đạt mức 1 xem như mới xóa mù chữ, đạt mức 2 là đủ khả năng theo học nghề, đạt mức 5 là đủ khả năng học THPT để thi vào đại học.
Chương trình chỉ là bản thiết kế?
Ông Nguyễn Anh Dũng (Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam) cũng cho rằng, dự thảo đã trình bày mục tiêu chung và mục tiêu từng cấp học khá rõ ràng, tuy nhiên, mục tiêu chung không chỉ đề ra học sinh có ý thức lựa chọn nghề nghiệp mà nên có khả năng lựa chọn nghề nghiệp. Tương tự, mục tiêu cấp THCS cũng nên có ý thức và khả năng lựa chọn hướng tiếp tục học lên THPT, trung học nghề hoặc tham gia lao động sản xuất. Còn ông Bùi Gia Thịnh (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) góp ý, về mục tiêu giáo dục, sau khi học hết bậc THCS học sinh phải lựa chọn 1 trong 3 hướng: học lên THPT, học lên trung học chuyên nghiệp hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Do đó cần đưa vào mục tiêu giáo dục THCS nhiệm vụ giúp học sinh có khả năng lựa chọn hướng đi thích hợp cho mình sau khi học xong THCS giống như trong mục tiêu THPT có mục tiêu “giúp học sinh phát triển khả năng lựa chọn nghề nghiệp”.
Trước những băn khoăn này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới cho rằng, chương trình đã xác định 6 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho học sinh. Đó là mục tiêu cụ thể của chương trình, đồng thời cũng là “chân dung” người học sinh mới. “Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu rằng chương trình chỉ là bản thiết kế. Để hiện thực hóa chương trình, cần quan tâm đến việc biên soạn và lựa chọn SGK, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng gíáo viên, bảo đảm cơ sở vật chất trường học, đổi mới phương pháp giáo dục, phối hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, trong đó có việc xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói. Theo ông, nếu không đổi mới nội dung và hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ thì giáo viên và học sinh sẽ không thay đổi cách dạy, cách học. Nếu không có đủ phòng học bộ môn, sân chơi, chỗ thực hành ngoài trời thì giáo viên khó có thể hướng dẫn học sinh nghiên cứu, thực hành. Nếu mỗi lớp ở đô thị vẫn “nhồi nhét” tới 50 - 60 học sinh thì giáo viên khó có cách gì đổi mới phương pháp giáo dục được. “Người dân cần quan tâm đến những vấn đề này và đòi hỏi chính quyền địa phương bảo đảm cho con em người dân được học trong điều kiện không kém hơn các địa phương khác”, GS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.
Ông Phạm Văn Khanh, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục tỉnh Tiền Giang kiến nghị, nên đưa thêm 2 phần tự chọn cho học sinh lớp 11 và lớp 12 là học phần “giá trị học” và nhân cách học. Đây là những nội dung giúp học sinh nhận thức và thực hành về giá trị sống và hình thành con người văn hóa, hình thành tư cách con người.