Lý giải nguyên nhân, cơ quan này cho biết, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với không ít các yếu tố bất lợi, tình hình sản xuất kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, lãi suất vay tăng cao.
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các doanh nghiệp nợ thuế lớn có thể kể đến như: Công ty CP Thủy điện Trung Nam, Công ty CP Thủy điện Trung Nam Krông Nô, Công ty TNHH Bảo Nghi, Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Công ty TNHH tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, Công ty CP TMDV Lâm Đồng, Công ty CP xe khách Phương Trang, Công ty TNHH Thành Thành Công Lâm Đồng, Công ty Sữa Đà Lạt, Công ty CP Xây dựng thương mại Vạn Xuân…
Trong bối cảnh như vậy, cơ quan thuế Lâm Đồng tính đến các giải pháp cưỡng chế các doanh nghiệp cố tình chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, tránh trường hợp để phát sinh số nợ thuế quá lớn mới thực hiện cưỡng chế thì người nộp thuế đã tẩu tán tài sản, cao chạy xa bay.
Đối với các doanh nghiệp khó khăn về tài chính tạm thời chưa thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế sẽ được tạo điều kiện, nếu không thực hiện theo cam kết sẽ cưỡng chế. Đây cũng là một biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có số nợ cao nhưng là đơn vị sản xuất hoặc có số lượng lớn người lao động.
Trường hợp người nộp thuế đã được UBND các cấp giao đất, cho thuê đất, có các hợp đồng thuê đất, khai thác mỏ, trong quá trình sản xuất, kinh doanh phát sinh nợ thuế, khi đã thực hiện cưỡng chế nhưng chưa thu được tiền vào NSNN sẽ bị thu hồi dự án.
Ông Ngô Việt Hồng, Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Lâm Đồng, cho biết, để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023, song song với việc nuôi dưỡng và quản lý nguồn thu, ngành thuế tỉnh sẽ tập trung thực hiện các giải pháp tăng cường thu hồi nợ đọng, không để phát sinh nợ mới.