Du khách tham quan "thủ phủ" làm đầu lân Huế

Lạc vào “thủ phủ” làm đầu lân xứ Huế trước Tết Trung thu

Nét khác biệt của đầu lân xứ Huế theo lời kể các nghệ nhân làm đầu lân chính là họa tiết trang trí ở đôi mắt con lân. Công việc này khá vất vả, qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đảm nhận công đoạn này thường là thợ cả lành nghề mới có thể tạo ra đôi mắt lân "thần thái" uy nghi và dũng mãnh.

Tết Trung thu, từ các con ngõ nhỏ đến mỗi tuyến phố lớn ở cố đô Huế, cũng như các đô thị khác ở miền Trung, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng trống và từng đoàn múa lân biểu diễn phục vụ du khách, người dân địa phương thưởng lãm.

l2.JPG
l5.JPG
l4.JPG
z5781963980648_c37b59f1c0a7391a08e1be38ecea5761.jpg
z5781964000085_63217b42f8a5ee6035bebf80cdfac7fd.jpg
v9.JPG
Đặc trưng của lân Huế vẫn nằm ở đôi mắt và bộ râu thể hiện sự uy quyền

Để có được những chiếc đầu lân uy nghiêm, oai vũ giương cao dũng mãnh trong đêm vui Trung Thu phải kể đến sự miệt mài không mệt mỏi của các nghệ nhân làm đầu lân – những con người của mảnh đất Thần Kinh đã bao đời “giữ lửa” cho một ngành nghề truyền thống đặc sắc, thấm đượm tâm hồn cố đô.

Ghé thăm con hẻm 11 đường Trần Hưng Đạo, TP Huế - “thủ phủ” làm đầu lân xứ Huế những ngày cận kề tháng 8 âm lịch, không khí tại các xưởng làm lân truyền thống ở TP Huế càng thêm nhộn nhịp. Người thợ ở đây đều tất bật từ sáng sớm đến tối muộn để kịp phục vụ thị trường Tết Trung thu.

Bà Nguyễn Thị Rớt (78 tuổi) có thâm niên 50 năm làm và bán đầu lân với con cháu ở phố này chia sẻ, lân Huế không chỉ nổi tiếng vì sự tỉ mỉ, tinh tế, mà còn bởi nhiều chi tiết sáng tạo và đẹp mắt. Để có những đầu lân dũng mãnh, uy vũ, nhất là đôi mắt lân phải khác biệt, người thợ ở đây sau khi tạo hình bằng những thanh tre lồ ô, mây rừng, dán vải, giấy rồi đem phơi nắng thì phải tỉ mẩn theo từng nét cọ tô màu làm sao cho tròng mắt một chú lân đủ sắc, với hình thái uy nghiêm và mang nét đặc trưng của đầu lân xứ Huế.

Ban đầu, lân Huế chỉ có hai màu đỏ và vàng tượng trưng cho may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Tuy nhiên, thị trường lân ngày nay đã đa dạng hơn với nhiều sắc màu từ xanh lá, xanh dương, cam, hồng cho đến tím. Thậm chí, màu đen thường được coi điềm xui theo quan niệm dân gian cũng bắt đầu xuất hiện trên những chiếc đầu lân.

Qua bao năm, đặc trưng của lân cố đô vẫn nằm ở đôi mắt và bộ râu thể hiện sự uy quyền. Lân Huế cầu kỳ trong cách trang trí. Nếu không vẽ những hoa văn mô phỏng ngọn lửa cháy bập bùng, thì đầu lân cũng được đính kết nhiều kim sa lấp lánh.

l6.JPG
l8.JPG
l11.JPG
l16.JPG
l18.JPG
l15.JPG
Đầu lân tràn ra con hẻm 11 đường Trần Hưng Đạo, TP Huế

Lân Huế ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả nước. Không chỉ xuất đi Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Trị, Đắk Lắk, TPHCM, mà lân Huế đã xuất khẩu ra nước ngoài, phục vụ bà con Việt kiều trong mỗi dịp lễ lớn.

Giá thành các sản phẩm dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng, đáp ứng nhiều đối tượng khách hàng. Đối với những sản phẩm được khách đặt làm riêng, có yêu cầu cao, thì giá thành có thể lên đến vài chục triệu đồng. Mùa Trung thu, trung bình mỗi cơ sở tại đây làm hơn 3.000 đầu lân cả lớn lẫn nhỏ.

z5781953371968_f504cdb564d7064d3cb2064cacfb9c44.jpg
z5781963960485_079fbcf6607ce19bc82005e5cb2b90d8.jpg
v10.JPG
l13.JPG
l22.JPG
z5781963868840_742a1d17305320f3cf6a74d4b18bc293.jpg
z5781964075334_69115ec30a7e489a0ca0ba5e3c7c480a.jpg
l21.JPG
l20.JPG
Du khách tham quan "thủ phủ" làm đầu lân Huế

Ngoài làm đầu lân, các cơ sở ở đây còn cung cấp các mặt hàng đạo cụ đi kèm như trống, chũm chọe, thanh la, bộ đồ ông địa, chú tễu...

Tin cùng chuyên mục