Cách đây khoảng 2 tháng, giá trái thanh long nghịch vụ ở tỉnh Bình Thuận liên tục sụt giảm. Có thời điểm, giá của loại trái cây này chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg khiến các nhà vườn bị thua lỗ nặng. Chính việc bị thất thu này khiến người dân ở “xứ sở rồng xanh” càng kỳ vọng hơn vào vụ thanh long phục vụ Tết Nguyên đán 2018 sắp tới.
Có mặt tại một số vùng trồng thanh long trọng điểm ở tỉnh Bình Thuận, chúng tôi chứng kiến không khí đang rất rộn ràng. Đang chăm chút kỹ lưỡng cho hơn 500 trụ thanh long thời kỳ cho trái, ông Trần Văn Đức (ngụ xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam) cho biết: “Giá thanh long loại đẹp đã tăng lên từ 18.000 - 20.000 đồng. Hy vọng đợt hàng cận tết giá sẽ tiếp tục tăng cao, bà con sẽ có cái tết no đủ”. Với 500 trụ thanh long chong đèn, dự kiến gia đình ông Đức sẽ thu hoạch từ ngày 17 - 20 tháng Chạp, đây là thời điểm nhu cầu thị trường tết sôi sôi động nhất.
Còn hộ bà Lê Thị Lan (ngụ xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) cũng đang có gần 500 trụ thanh long chong đèn để cung ứng cho thị trường vào dịp tết. “Nếu giá vẫn tiếp tục giữ ở mức 20.000 đồng/kg hoặc tăng cao hơn nữa thì gia đình chúng tôi sẽ trúng lớn”, bà Lan phấn khởi.
Ngoài những nhà vườn tập trung cho vụ tết, nhiều hộ khác lại chọn cách sản xuất kiểu cầm chừng để thu hoạch theo nhiều đợt, tránh tình trạng “cung vượt cầu” thì giá lại giảm, người dân lại bị thua lỗ. “Đã có nhiều năm, bà con cứ tập trung hết vào vụ tết, đến khi thanh long dư thừa, giá sụt giảm thê thảm, bà con bị thua lỗ nặng. Do vậy, tôi chọn cách làm này để an toàn hơn”, bà Nguyễn Thị Phú (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) cho biết.
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, với hơn 27.000ha, tỉnh Bình Thuận đang là địa phương có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Vào dịp cận Tết Nguyên đán, người dân thường tập trung sản xuất để cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước, nhất là Trung Quốc. Hiện nay, hơn 80% sản lượng thanh long của Bình Thuận được xuất khẩu qua Trung Quốc, chủ yếu theo đường tiểu ngạch.
Cũng theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, để vụ chong đèn thanh long hiệu quả cao, bà con cần chăm sóc thanh long có đủ sức để ra nụ, ra hoa. Cần kiểm tra độ chắc, khỏe của cành thanh long; nếu cành còn suy yếu thì phải chờ hồi phục; tùy theo thời tiết, để quyết định thời gian chong đèn, cũng như kỹ thuật mắc bóng đèn. Đồng thời, người dân cũng không nên tập trung sản xuất quá nhiều vào vụ tết mà nên chọn cách chia thành nhiều đợt, tránh tình trạng hàng hóa bị dư thừa, giá xuống thấp.
Có mặt tại một số vùng trồng thanh long trọng điểm ở tỉnh Bình Thuận, chúng tôi chứng kiến không khí đang rất rộn ràng. Đang chăm chút kỹ lưỡng cho hơn 500 trụ thanh long thời kỳ cho trái, ông Trần Văn Đức (ngụ xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam) cho biết: “Giá thanh long loại đẹp đã tăng lên từ 18.000 - 20.000 đồng. Hy vọng đợt hàng cận tết giá sẽ tiếp tục tăng cao, bà con sẽ có cái tết no đủ”. Với 500 trụ thanh long chong đèn, dự kiến gia đình ông Đức sẽ thu hoạch từ ngày 17 - 20 tháng Chạp, đây là thời điểm nhu cầu thị trường tết sôi sôi động nhất.
Còn hộ bà Lê Thị Lan (ngụ xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) cũng đang có gần 500 trụ thanh long chong đèn để cung ứng cho thị trường vào dịp tết. “Nếu giá vẫn tiếp tục giữ ở mức 20.000 đồng/kg hoặc tăng cao hơn nữa thì gia đình chúng tôi sẽ trúng lớn”, bà Lan phấn khởi.
Ngoài những nhà vườn tập trung cho vụ tết, nhiều hộ khác lại chọn cách sản xuất kiểu cầm chừng để thu hoạch theo nhiều đợt, tránh tình trạng “cung vượt cầu” thì giá lại giảm, người dân lại bị thua lỗ. “Đã có nhiều năm, bà con cứ tập trung hết vào vụ tết, đến khi thanh long dư thừa, giá sụt giảm thê thảm, bà con bị thua lỗ nặng. Do vậy, tôi chọn cách làm này để an toàn hơn”, bà Nguyễn Thị Phú (xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc) cho biết.
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, với hơn 27.000ha, tỉnh Bình Thuận đang là địa phương có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất cả nước. Vào dịp cận Tết Nguyên đán, người dân thường tập trung sản xuất để cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước, nhất là Trung Quốc. Hiện nay, hơn 80% sản lượng thanh long của Bình Thuận được xuất khẩu qua Trung Quốc, chủ yếu theo đường tiểu ngạch.
Cũng theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, để vụ chong đèn thanh long hiệu quả cao, bà con cần chăm sóc thanh long có đủ sức để ra nụ, ra hoa. Cần kiểm tra độ chắc, khỏe của cành thanh long; nếu cành còn suy yếu thì phải chờ hồi phục; tùy theo thời tiết, để quyết định thời gian chong đèn, cũng như kỹ thuật mắc bóng đèn. Đồng thời, người dân cũng không nên tập trung sản xuất quá nhiều vào vụ tết mà nên chọn cách chia thành nhiều đợt, tránh tình trạng hàng hóa bị dư thừa, giá xuống thấp.