Đặc biệt, đây là kỳ họp mà Quốc hội đã bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có cơ chế, chính sách đặc thù đối với TPHCM; luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; dự án sân bay Long Thành, cao tốc Bắc - Nam... Đây đều là những vấn đề lớn, được cử tri quan tâm và đã được Quốc hội bàn thảo, quyết định với trách nhiệm cao. Trong đó, cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM được thông qua với tỷ lệ tán thành cao của ĐBQH được hứa hẹn sẽ tạo đột phá cho đầu tàu trong thời gian tới, từ đó ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển chung của cả nước.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã thảo luận sâu vấn đề quản lý nợ công, thông qua Luật Quản lý nợ công. Nợ công quốc gia luôn là vấn đề khiến cử tri và ĐBQH lo lắng. Dù thời gian qua, Chính phủ đã điều hành rất quyết liệt và mang lại hiệu quả nhất định trong lĩnh vực này nhưng nỗi lo vượt trần nợ công luôn hiện hữu trong xã hội. Vì thế, lần này Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công với quyết định không đưa vay nợ của doanh nghiệp vào nợ quốc gia, mà doanh nghiệp phải tự chịu, tự quyết định… nhận được sự tán thành cao của cử tri, nhân dân.
Nhiều cử tri cho rằng, dù biết nợ doanh nghiệp hay nợ quốc gia cũng là nợ chung của nền kinh tế, nhưng không thể lấy tiền thuế của dân đóng góp cho sự tăng trưởng phát triển của đất nước để bảo lãnh phần nợ của doanh nghiệp, vì thế phải tách ra. Nhân dân mong với sự ra đời của luật này, tới đây Chính phủ sẽ quản lý hiệu quả hơn trong việc sử dụng thuế của dân, trong công tác đầu tư, phát triển dự án. Điều mà nhân dân mong mỏi trong quá trình phát triển đất nước là quản lý từng đồng tiền của dân phải minh bạch và có hiệu quả, đồng thời phải có trách nhiệm cụ thể trong sử dụng đồng vốn đó.
Vừa qua cử tri rất quan tâm đến thông tin tuyến đường sắt đô thị số 2 Hà Nội chẳng hạn, chỉ có tổng chiều dài 5,9km đi ngầm dưới lòng đất, ước tính chi phí đầu tư trung bình gần 6.000 tỷ đồng/km. Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo của các bộ ngành, tổng mức đầu tư dự án giảm từ 34.743 tỷ đồng đã được rút xuống còn 28.918 tỷ đồng. Như vậy, trung bình 1km đường sắt đô thị được điều chỉnh giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Chỉ rà soát có 6km đường sắt đô thị nhưng chúng ta giảm được gần 6.000 tỷ đồng, đó là vấn đề đặt ra trong quản lý nợ công. Phải xem xét lại trong công tác quản lý lập dự án, giám sát điều hành dự án, rõ ràng có những vấn đề mà chúng ta không thể né tránh. Với 1.000 tỷ đồng cho 1km đường sắt đô thị được tiết kiệm đó có thể giải quyết được bao nhiêu trường học cho các cháu ở vùng sâu vùng xa, làm được bao nhiêu cầu cống cho dân ở vùng khó khăn. Phải nhìn thấy sự xót xa qua con số giảm 1.000 tỷ đồng/km đường sắt đô thị đó. Từng đồng tiền của dân phải được quản lý và tiêu đúng, vì đó là mồ hôi của dân, nước mắt của dân. Dân chỉ mong công sức đóng góp của mình được quản lý hiệu quả và đầu tư đúng mục đích.
Một vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm, bức xúc nhất, đó chính là công tác phòng chống tham nhũng (PCTN). Dù là vấn đề toàn cầu, nhưng ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của đất nước, nạn tham nhũng đang gây bức xúc, gay gắt nhất và được cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Cử tri, nhân dân mong muốn một Chính phủ kiến tạo, luôn năng động và phát triển, do đó cần phải xây dựng sự liêm chính, ngăn chặn cho được, xử lý được những tài sản từ tham nhũng mà có. Lần này Quốc hội đã bàn về Luật PCTN và cử tri mong Luật PCTN khi Quốc hội biểu quyết và có hiệu lực sẽ góp phần làm lành mạnh xã hội. Với luật này, Quốc hội đã tranh luận thấu đáo và quyết định tiếp tục phải thêm thời gian cân nhắc mới thông qua. Các ĐBQH đã kiến nghị tài sản tham nhũng phải trả lại hết, vì đó là tài sản bất minh. Đầu tiên là phải trả lại hết tài sản anh đã chiếm đoạt; còn sau đó, nếu tội phạm tham nhũng khắc phục hậu quả tối đa, tức trả lại hết tài sản đã tham nhũng thì có thể không phải chịu án tử hình. Làm như vậy thì gia đình, người thân của tội phạm cũng sẽ phải tìm cách tham gia trả hết tài sản. Với nhiều ĐBQH, thu hồi được tài sản phải là mục tiêu của công cuộc chống tham nhũng, và khó mấy cũng phải làm…
Một kỳ họp khép lại, có những vấn đề đã quyết định. Nhưng cũng còn những vấn đề cần tiếp tục thảo luận thêm như dự án Luật PCTN, Luật Tố cáo sửa đổi... Sau kỳ họp cử tri kỳ vọng những lời hứa mà các tư lệnh ngành đã nói trước Quốc hội sẽ được thực thi, để tình hình có thể chuyển biến tốt hơn, thậm chí có những đột phá mới.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã thảo luận sâu vấn đề quản lý nợ công, thông qua Luật Quản lý nợ công. Nợ công quốc gia luôn là vấn đề khiến cử tri và ĐBQH lo lắng. Dù thời gian qua, Chính phủ đã điều hành rất quyết liệt và mang lại hiệu quả nhất định trong lĩnh vực này nhưng nỗi lo vượt trần nợ công luôn hiện hữu trong xã hội. Vì thế, lần này Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công với quyết định không đưa vay nợ của doanh nghiệp vào nợ quốc gia, mà doanh nghiệp phải tự chịu, tự quyết định… nhận được sự tán thành cao của cử tri, nhân dân.
Nhiều cử tri cho rằng, dù biết nợ doanh nghiệp hay nợ quốc gia cũng là nợ chung của nền kinh tế, nhưng không thể lấy tiền thuế của dân đóng góp cho sự tăng trưởng phát triển của đất nước để bảo lãnh phần nợ của doanh nghiệp, vì thế phải tách ra. Nhân dân mong với sự ra đời của luật này, tới đây Chính phủ sẽ quản lý hiệu quả hơn trong việc sử dụng thuế của dân, trong công tác đầu tư, phát triển dự án. Điều mà nhân dân mong mỏi trong quá trình phát triển đất nước là quản lý từng đồng tiền của dân phải minh bạch và có hiệu quả, đồng thời phải có trách nhiệm cụ thể trong sử dụng đồng vốn đó.
Vừa qua cử tri rất quan tâm đến thông tin tuyến đường sắt đô thị số 2 Hà Nội chẳng hạn, chỉ có tổng chiều dài 5,9km đi ngầm dưới lòng đất, ước tính chi phí đầu tư trung bình gần 6.000 tỷ đồng/km. Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo của các bộ ngành, tổng mức đầu tư dự án giảm từ 34.743 tỷ đồng đã được rút xuống còn 28.918 tỷ đồng. Như vậy, trung bình 1km đường sắt đô thị được điều chỉnh giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Chỉ rà soát có 6km đường sắt đô thị nhưng chúng ta giảm được gần 6.000 tỷ đồng, đó là vấn đề đặt ra trong quản lý nợ công. Phải xem xét lại trong công tác quản lý lập dự án, giám sát điều hành dự án, rõ ràng có những vấn đề mà chúng ta không thể né tránh. Với 1.000 tỷ đồng cho 1km đường sắt đô thị được tiết kiệm đó có thể giải quyết được bao nhiêu trường học cho các cháu ở vùng sâu vùng xa, làm được bao nhiêu cầu cống cho dân ở vùng khó khăn. Phải nhìn thấy sự xót xa qua con số giảm 1.000 tỷ đồng/km đường sắt đô thị đó. Từng đồng tiền của dân phải được quản lý và tiêu đúng, vì đó là mồ hôi của dân, nước mắt của dân. Dân chỉ mong công sức đóng góp của mình được quản lý hiệu quả và đầu tư đúng mục đích.
Một vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm, bức xúc nhất, đó chính là công tác phòng chống tham nhũng (PCTN). Dù là vấn đề toàn cầu, nhưng ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của đất nước, nạn tham nhũng đang gây bức xúc, gay gắt nhất và được cử tri, nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm. Cử tri, nhân dân mong muốn một Chính phủ kiến tạo, luôn năng động và phát triển, do đó cần phải xây dựng sự liêm chính, ngăn chặn cho được, xử lý được những tài sản từ tham nhũng mà có. Lần này Quốc hội đã bàn về Luật PCTN và cử tri mong Luật PCTN khi Quốc hội biểu quyết và có hiệu lực sẽ góp phần làm lành mạnh xã hội. Với luật này, Quốc hội đã tranh luận thấu đáo và quyết định tiếp tục phải thêm thời gian cân nhắc mới thông qua. Các ĐBQH đã kiến nghị tài sản tham nhũng phải trả lại hết, vì đó là tài sản bất minh. Đầu tiên là phải trả lại hết tài sản anh đã chiếm đoạt; còn sau đó, nếu tội phạm tham nhũng khắc phục hậu quả tối đa, tức trả lại hết tài sản đã tham nhũng thì có thể không phải chịu án tử hình. Làm như vậy thì gia đình, người thân của tội phạm cũng sẽ phải tìm cách tham gia trả hết tài sản. Với nhiều ĐBQH, thu hồi được tài sản phải là mục tiêu của công cuộc chống tham nhũng, và khó mấy cũng phải làm…
Một kỳ họp khép lại, có những vấn đề đã quyết định. Nhưng cũng còn những vấn đề cần tiếp tục thảo luận thêm như dự án Luật PCTN, Luật Tố cáo sửa đổi... Sau kỳ họp cử tri kỳ vọng những lời hứa mà các tư lệnh ngành đã nói trước Quốc hội sẽ được thực thi, để tình hình có thể chuyển biến tốt hơn, thậm chí có những đột phá mới.