Liên kết để chăm lo sinh viên
Khu vực KTX được chia làm 2 khu A và B với tổng diện tích 39ha, công suất thiết kế 6.657 phòng. Đơn vị thi công đã bàn giao 5.060 phòng, còn hơn 1.000 phòng sẽ giao trong năm 2018. Sinh viên đã vào ở khoảng 97% số phòng. Từ năm 2000, ĐHQG TPHCM chú tâm kêu gọi xã hội hóa xây dựng KTX. Và sau khi hoàn thành tòa nhà dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, ĐHQG tiếp tục liên kết với các tỉnh kêu gọi tạo sự đồng thuận trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên; trong đó các tỉnh hỗ trợ về trang trí nội thất, bàn ghế, đồ dùng học tập. Hiện khu vực KTX đã có 20 tòa nhà 5 tầng chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho hơn 22.000 sinh viên.
Để đáp ứng việc phục vụ ngày càng tốt hơn, KTX ĐHQG có bộ máy hoạt động gồm: Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Dịch vụ, văn hóa; Phòng An ninh; Trạm y tế… với khoảng 150 cán bộ, công nhân viên. Riêng Trạm y tế có 10 y - bác sĩ, 1 xe cứu thương và 18 giường bệnh.
“Trước đây do cơ chế quản lý cũ, nhiều người vẫn nghĩ KTX là cái gì đó để ban ơn cho sinh viên. Nhưng cơ chế bây giờ không cho phép như vậy. 5 năm qua, chúng tôi luôn thực hiện theo tư duy, chuyển từ văn hóa quản lý sang văn hóa phục vụ, thay đổi cách làm việc của mỗi cá nhân. Bây giờ chúng tôi xem sinh viên là khách hàng. Tuy nhiên, vẫn giữ vững nội quy, kỷ cương của KTX để sinh viên tự sống với nhau trong phạm vi văn hóa trường học”, ông Trần Thanh An nói. Vẫn theo ông Trần Thanh An, KTX không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi sinh viên tự rèn luyện. Muốn tự rèn luyện thì phải có môi trường sinh hoạt. Cái khó của KTX vẫn là thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, quy trình quản lý mới đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, sinh hoạt của sinh viên.
Để thu hút sinh viên
Trong điều kiện thiếu thốn và để thu hút sinh viên vào KTX, Trung tâm Quản lý KTX đã có nhiều thay đổi, chấp nhận nhu cầu ở ghép của sinh viên như ở 4, 6 hay 8 người/phòng. Tổ chức nhiều căn tin để sinh viên có sự lựa chọn; trong đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được đặt lên hàng đầu. Tại KTX có 3 chuyên viên về ATVSTP kiểm tra các bếp ăn hàng ngày. Thức ăn khi vào KTX, từ ngoài cổng đã được kiểm tra giấy kiểm dịch, sau đó vào bếp có chuyên viên kiểm tra ngày 2 lần (sáng, tối).
Chuyên viên ATTP tại KTX, chị Đặng Thị Hải Lam cho biết, hàng ngày chị có nhiệm vụ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, rau củ phải đảm bảo các yếu tố về mặt cảm quan như độ tươi ngon, không dập nát; hàng hóa phải có xuất xứ rõ ràng. Với những món tươi sống như thịt, cá thì kiểm tra độ tươi, ấn vào phải có độ đàn hồi. Sau đó kiểm tra hóa đơn xuất hàng của ngày hôm đó. Nếu thấy có bất thường thì sử dụng bộ test kỹ thuật; nếu phát hiện không đảm bảo ATTP thì lập biên bản và thu hồi để tiêu hủy. Nếu lần sau còn tái phạm sẽ đình chỉ hoạt động căn tin. Một tuần có 7 ngày, mỗi ngày bếp ăn ra 12 món và đến ngày thứ tư thì làm lại những món của ngày đầu tiên. Các món ăn này được khảo sát theo nhu cầu của sinh viên.
Trong khuôn viên KTX có đầy đủ dịch vụ như phòng tập gym, cửa hàng tiện lợi, phòng chiếu phim, nhà ăn… với quy trình an toàn, đảm bảo đầy đủ nhu cầu cho sinh viên. Trung tâm Quản lý KTX còn tạo ra những sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Mới đây nhất là lễ hội “Chào năm mới 2018”, do trung tâm và Nhà văn hóa Sinh viên TPHCM phối hợp tổ chức, diễn ra tại Khu B và kéo dài từ chiều 31-12 đến tận giao thừa. Hoạt động này nhằm tạo sân chơi văn hóa tinh thần, giao lưu giữa sinh viên. Sân chơi với hơn 100 gian hàng ẩm thực, thời trang hấp dẫn, bán với giá mang tính tri ân những “khách hàng” đã chọn KTX ĐHQG làm nơi ở.
Em Huỳnh Phạm Ngọc Ánh Linh, quê Tiền Giang, sinh viên năm nhất Trường ĐH Nông Lâm, chia sẻ: “Lúc lên nhập học, em được các anh, chị ở Trường ĐH Nông Lâm giới thiệu đến KTX ĐHQG. Sau khi ở đây một thời gian, em thấy rất thoải mái với những quy định, nội quy của KTX. Việc đi học cũng rất thuận tiện, xe buýt đón ở cổng sau KTX và đến trường chỉ mất 15 phút”. Còn với nữ sinh viên năm nhất Trường ĐH KHXH - NV TPHCM Trương Hoàng Lan, quê Vĩnh Long, thích thú nhất ở KTX là có nhiều sân chơi thể thao, thể hình, thoáng mát, đường đi được tráng nhựa rất thuận lợi để chạy bộ, an ninh đảm bảo so với ở bên ngoài. Hoàng Lan kể, mới đây có bạn cùng phòng trình báo mất bóp lúc 1 giờ đêm với bảo vệ trực; mặc dù khuya nhưng đội bảo vệ vẫn đến lấy thông tin. Sáng hôm sau, bạn cùng phòng đã nhận lại bóp, còn nguyên nhân là do bạn đánh rơi trên đường về KTX.
Các sinh viên còn cho biết, những bức xúc, ý kiến góp ý của các bạn chỉ cần đưa lên mạng xã hội là có thành viên của Trung tâm Quản lý KTX nắm bắt và gặp gỡ, giải quyết nhanh, kịp thời; tạo niềm tin cho các bạn sống ở khu vực KTX ĐHQG.
Khu vực KTX được chia làm 2 khu A và B với tổng diện tích 39ha, công suất thiết kế 6.657 phòng. Đơn vị thi công đã bàn giao 5.060 phòng, còn hơn 1.000 phòng sẽ giao trong năm 2018. Sinh viên đã vào ở khoảng 97% số phòng. Từ năm 2000, ĐHQG TPHCM chú tâm kêu gọi xã hội hóa xây dựng KTX. Và sau khi hoàn thành tòa nhà dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, ĐHQG tiếp tục liên kết với các tỉnh kêu gọi tạo sự đồng thuận trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên; trong đó các tỉnh hỗ trợ về trang trí nội thất, bàn ghế, đồ dùng học tập. Hiện khu vực KTX đã có 20 tòa nhà 5 tầng chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho hơn 22.000 sinh viên.
Để đáp ứng việc phục vụ ngày càng tốt hơn, KTX ĐHQG có bộ máy hoạt động gồm: Phòng Công tác học sinh - sinh viên; Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Dịch vụ, văn hóa; Phòng An ninh; Trạm y tế… với khoảng 150 cán bộ, công nhân viên. Riêng Trạm y tế có 10 y - bác sĩ, 1 xe cứu thương và 18 giường bệnh.
“Trước đây do cơ chế quản lý cũ, nhiều người vẫn nghĩ KTX là cái gì đó để ban ơn cho sinh viên. Nhưng cơ chế bây giờ không cho phép như vậy. 5 năm qua, chúng tôi luôn thực hiện theo tư duy, chuyển từ văn hóa quản lý sang văn hóa phục vụ, thay đổi cách làm việc của mỗi cá nhân. Bây giờ chúng tôi xem sinh viên là khách hàng. Tuy nhiên, vẫn giữ vững nội quy, kỷ cương của KTX để sinh viên tự sống với nhau trong phạm vi văn hóa trường học”, ông Trần Thanh An nói. Vẫn theo ông Trần Thanh An, KTX không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi sinh viên tự rèn luyện. Muốn tự rèn luyện thì phải có môi trường sinh hoạt. Cái khó của KTX vẫn là thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, quy trình quản lý mới đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, sinh hoạt của sinh viên.
Để thu hút sinh viên
Trong điều kiện thiếu thốn và để thu hút sinh viên vào KTX, Trung tâm Quản lý KTX đã có nhiều thay đổi, chấp nhận nhu cầu ở ghép của sinh viên như ở 4, 6 hay 8 người/phòng. Tổ chức nhiều căn tin để sinh viên có sự lựa chọn; trong đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được đặt lên hàng đầu. Tại KTX có 3 chuyên viên về ATVSTP kiểm tra các bếp ăn hàng ngày. Thức ăn khi vào KTX, từ ngoài cổng đã được kiểm tra giấy kiểm dịch, sau đó vào bếp có chuyên viên kiểm tra ngày 2 lần (sáng, tối).
Chuyên viên ATTP tại KTX, chị Đặng Thị Hải Lam cho biết, hàng ngày chị có nhiệm vụ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, rau củ phải đảm bảo các yếu tố về mặt cảm quan như độ tươi ngon, không dập nát; hàng hóa phải có xuất xứ rõ ràng. Với những món tươi sống như thịt, cá thì kiểm tra độ tươi, ấn vào phải có độ đàn hồi. Sau đó kiểm tra hóa đơn xuất hàng của ngày hôm đó. Nếu thấy có bất thường thì sử dụng bộ test kỹ thuật; nếu phát hiện không đảm bảo ATTP thì lập biên bản và thu hồi để tiêu hủy. Nếu lần sau còn tái phạm sẽ đình chỉ hoạt động căn tin. Một tuần có 7 ngày, mỗi ngày bếp ăn ra 12 món và đến ngày thứ tư thì làm lại những món của ngày đầu tiên. Các món ăn này được khảo sát theo nhu cầu của sinh viên.
Trong khuôn viên KTX có đầy đủ dịch vụ như phòng tập gym, cửa hàng tiện lợi, phòng chiếu phim, nhà ăn… với quy trình an toàn, đảm bảo đầy đủ nhu cầu cho sinh viên. Trung tâm Quản lý KTX còn tạo ra những sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Mới đây nhất là lễ hội “Chào năm mới 2018”, do trung tâm và Nhà văn hóa Sinh viên TPHCM phối hợp tổ chức, diễn ra tại Khu B và kéo dài từ chiều 31-12 đến tận giao thừa. Hoạt động này nhằm tạo sân chơi văn hóa tinh thần, giao lưu giữa sinh viên. Sân chơi với hơn 100 gian hàng ẩm thực, thời trang hấp dẫn, bán với giá mang tính tri ân những “khách hàng” đã chọn KTX ĐHQG làm nơi ở.
Em Huỳnh Phạm Ngọc Ánh Linh, quê Tiền Giang, sinh viên năm nhất Trường ĐH Nông Lâm, chia sẻ: “Lúc lên nhập học, em được các anh, chị ở Trường ĐH Nông Lâm giới thiệu đến KTX ĐHQG. Sau khi ở đây một thời gian, em thấy rất thoải mái với những quy định, nội quy của KTX. Việc đi học cũng rất thuận tiện, xe buýt đón ở cổng sau KTX và đến trường chỉ mất 15 phút”. Còn với nữ sinh viên năm nhất Trường ĐH KHXH - NV TPHCM Trương Hoàng Lan, quê Vĩnh Long, thích thú nhất ở KTX là có nhiều sân chơi thể thao, thể hình, thoáng mát, đường đi được tráng nhựa rất thuận lợi để chạy bộ, an ninh đảm bảo so với ở bên ngoài. Hoàng Lan kể, mới đây có bạn cùng phòng trình báo mất bóp lúc 1 giờ đêm với bảo vệ trực; mặc dù khuya nhưng đội bảo vệ vẫn đến lấy thông tin. Sáng hôm sau, bạn cùng phòng đã nhận lại bóp, còn nguyên nhân là do bạn đánh rơi trên đường về KTX.
Các sinh viên còn cho biết, những bức xúc, ý kiến góp ý của các bạn chỉ cần đưa lên mạng xã hội là có thành viên của Trung tâm Quản lý KTX nắm bắt và gặp gỡ, giải quyết nhanh, kịp thời; tạo niềm tin cho các bạn sống ở khu vực KTX ĐHQG.