Ngày 7-6, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chính thức bàn giao một trẻ sinh non có cân nặng chỉ 500 gram về với gia đình sau một thời gian chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh.
Bé gái sinh non may mắn được nuôi sống thành công là con gái đầu lòng của vợ chồng chị V.T.D. (ở Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội). Chị V.T.D. mang thai sau nhiều năm điều trị hiếm muộn nhưng đến tuần thứ 26 của thai kỳ, chị V.T.D. có dấu hiệu chuyển dạ và sinh con vào ngày 26-1-2018.
Tuy nhiên, bé gái được chị V.T.D. sinh chỉ nặng 500 gram và trong tình trạng hệ thống hô hấp còn chưa hoàn thiện, rất yếu ớt. Bé thở thoi thóp, tin đập rời rạc và phản xạ yếu.
Ngay sau khi sinh, bé đã được các bác sĩ Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh tập trung nuôi dưỡng, điều trị tích cực. Đến nay, sau hơn 3 tháng nuôi dưỡng tại trung tâm, cân nặng của bé đạt 2.650 gram, bú tốt, vận động tốt và khi được xuất viện, cháu bé đã đạt trọng lượng 2.700 gram.
Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm, Trung tâm sơ sinh và điều trị sơ sinh của bệnh viện tiếp nhận và điều trị từ 25.000-26.000 ca sơ sinh. Trong đó, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non tháng khoảng 4.000 ca. Trong số này, 30% là có cân nặng dưới 1.500g, tuổi thai dưới 30 tuần. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh viện cũng đã nuôi sống thành công được 3 trẻ 500g, trong đó có 2 bé sinh đôi và một bé hôm nay được xuất viện.
Theo TS. BS Lê Hữu Trác, Giám đốc Trung tâm sơ sinh và điều trị sơ sinh, trẻ đặc biệt sinh non, nhẹ cân như những trẻ này, các cơ quan não, ruột, hệ miễn dịch rất non và yếu, nguy cơ cao dễ bị ngạt khi sinh, đặc biệt hệ hô hấp của trẻ rất yếu, chỉ 30-60 giây từ khi ra đời, nếu trẻ không được cấp cứu hô hấp kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc di chứng suốt đời. Đối với những trẻ này phải nuôi ăn qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, do trẻ quá nhỏ, rất khó tìm ven để nuôi qua tĩnh mạch.
PGS.TS Vũ Bá Quyết cho biết thêm, nuôi trẻ đẻ non và cân nặng 500g rất khó, so do Bệnh viện Phụ sản Trung ương có đặc thù là ngay sau khi đẻ, trẻ được điều trị và chăm sóc ngay trong khuôn viên bệnh viện, không phải di chuyển trẻ đến nơi khác mất thời gian vì đây là "thời gian vàng" để cứu trẻ sơ sinh, nên bệnh viện mới có được thành công này.
Bé gái sinh non may mắn được nuôi sống thành công là con gái đầu lòng của vợ chồng chị V.T.D. (ở Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội). Chị V.T.D. mang thai sau nhiều năm điều trị hiếm muộn nhưng đến tuần thứ 26 của thai kỳ, chị V.T.D. có dấu hiệu chuyển dạ và sinh con vào ngày 26-1-2018.
Tuy nhiên, bé gái được chị V.T.D. sinh chỉ nặng 500 gram và trong tình trạng hệ thống hô hấp còn chưa hoàn thiện, rất yếu ớt. Bé thở thoi thóp, tin đập rời rạc và phản xạ yếu.
Ngay sau khi sinh, bé đã được các bác sĩ Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh tập trung nuôi dưỡng, điều trị tích cực. Đến nay, sau hơn 3 tháng nuôi dưỡng tại trung tâm, cân nặng của bé đạt 2.650 gram, bú tốt, vận động tốt và khi được xuất viện, cháu bé đã đạt trọng lượng 2.700 gram.
Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm, Trung tâm sơ sinh và điều trị sơ sinh của bệnh viện tiếp nhận và điều trị từ 25.000-26.000 ca sơ sinh. Trong đó, trẻ sơ sinh nhẹ cân, sinh non tháng khoảng 4.000 ca. Trong số này, 30% là có cân nặng dưới 1.500g, tuổi thai dưới 30 tuần. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh viện cũng đã nuôi sống thành công được 3 trẻ 500g, trong đó có 2 bé sinh đôi và một bé hôm nay được xuất viện.
Theo TS. BS Lê Hữu Trác, Giám đốc Trung tâm sơ sinh và điều trị sơ sinh, trẻ đặc biệt sinh non, nhẹ cân như những trẻ này, các cơ quan não, ruột, hệ miễn dịch rất non và yếu, nguy cơ cao dễ bị ngạt khi sinh, đặc biệt hệ hô hấp của trẻ rất yếu, chỉ 30-60 giây từ khi ra đời, nếu trẻ không được cấp cứu hô hấp kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao hoặc di chứng suốt đời. Đối với những trẻ này phải nuôi ăn qua tĩnh mạch. Tuy nhiên, do trẻ quá nhỏ, rất khó tìm ven để nuôi qua tĩnh mạch.
PGS.TS Vũ Bá Quyết cho biết thêm, nuôi trẻ đẻ non và cân nặng 500g rất khó, so do Bệnh viện Phụ sản Trung ương có đặc thù là ngay sau khi đẻ, trẻ được điều trị và chăm sóc ngay trong khuôn viên bệnh viện, không phải di chuyển trẻ đến nơi khác mất thời gian vì đây là "thời gian vàng" để cứu trẻ sơ sinh, nên bệnh viện mới có được thành công này.